Xem Nhiều 3/2023 #️ Mẫu Đơn Xin Xét Xử Ly Hôn Vắng Mặt Tại Tòa # Top 9 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Mẫu Đơn Xin Xét Xử Ly Hôn Vắng Mặt Tại Tòa # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Đơn Xin Xét Xử Ly Hôn Vắng Mặt Tại Tòa mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi biết không thể tới phiên tòa xét xử ly hôn, đương sự có thể nộp đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt tới tòa án trước ngày xét xử

Hỏi: Tôi là của đơn yêu cầu xin đơn phương với vợ của mình. Tòa án đã có quyết định sẽ xét xử vụ án ly hôn của tôi vào thứ năm tuần tới. Tuy nhiên tôi có lịch công tác rất quan trọng vào ngày hôm đó tôi sợ sẽ không thể có mặt được ở phiên tòa. Tôi được biết có thể làm đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt tại tòa. Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi về mẫu đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt. (Nguyễn Hoàng – Bắc Ninh)

Luật gia Đoàn Thị Bích – Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Khi biết không thể tới phiên tòa xét xử ly hôn, đương sự có thể nộp đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt tới trước ngày xét xử.

Mẫu đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt tại tòa như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN……………………………………

Dân tộc: ………………………………………………………………………………………………

Có vợ (chồng) là: chúng tôi năm……………………….

Dân tộc: ……………………………………………………………………………………

Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày ……tháng ……..năm………. tại UBND ……………………

………………………………………………………………………………………………………..

hoặc (Chúng tôi chung sống với nhau từ năm ………………….. đến nay chưa đăng kí kết hôn).

Lý do xin xử ly hôn vắng mặt:

* Về con: Chúng tôi có ………………. con chung là: (Có nguyện vọng về con)

* Về tài sản chung của vợ chồng (Có những tài sản chung gì? Nếu yêu cầu tòa án giải quyết thì kê khai cụ thể)

* Về nhà ở: (Có những nhà ở chung nào? Nếu yêu cầu tòa án giải quyết thì kê khai cụ thể)

Vì lý do công tác/học tập/sức khỏe/lý do chính đáng khác (nêu trên): Tôi kính mong Quý Tòa chấp thuận sự vắng mặt của tôi trong quá trình giải quyết thủ tục Ly hôn với chồng/vợ tôi là: …………………………

Tôi xin cam kết không có khiếu nại, khiếu kiện gì với những nội dung về tài sản chung, về con chung và nợ chung mà tôi đã ghi nhận trong đơn.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.

Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Mẫu Đơn Đề Nghị Xét Xử Ly Hôn Vắng Mặt

Mẫu Đơn đề nghị giải quyết ly hôn vắng mặt

Mẫu đơn ly hôn đề nghị xét xử vắng mặt được sử dụng trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng yêu cầu tòa án, cơ quan có thẩm quyền giải quyết vắng mặt theo quy định. Mời các bạn tham khảo mẫu đơn tại đây.

Mẫu đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt 2020

1. Có được ly hôn vắng mặt không?

Căn cứ Điều 227 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa. 2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật; b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ; c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật; d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật; đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Như vậy khi giải quyết ly hôn, vợ hoặc chồng vắng mặt vì lý do chính đáng hoặc nếu một bên cố tình gây khó dễ cho bên kia khi tiến hành thủ tục ly hôn thì không nhất thiết cần sự có mặt của cả hai vợ chồng mới giải quyết được ly hôn. Khi một bên không thể có mặt hoặc cố tình không có mặt tại Tòa án mặc dù đã được Tòa triệu tập hợp lệ, Tòa án sẽ có cách giải quyết trong từng trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự. Tuy nhiên trong từng trường hợp, bên vắng mặt là nguyên đơn hay bị đơn thì cách xử lý sẽ khác nhau.

Với trường hợp nguyên đơn vắng mặt: Lần thứ nhất triệu tập nếu nguyên đơn vắng mặt, Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Lần thứ hai vắng mặt mà không có người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên tòa, trong từng trường hợp có cách giải quyết sau:

Vắng mặt và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, Tòa án xét xử vắng mặt nguyên đơn;

Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan Tòa sẽ hoãn phiên tòa;

Vắng mặt không có lý do chính đáng, không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó. Trong trường hợp nếu vụ án đó, bị đơn có yêu cầu phản tố; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ giải quyết phần vụ án có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong trường hợp này sẽ thay đổi.

Với trường hợp bị đơn vắng mặt: Lần thứ nhất bị đơn vắng mặt, Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Lần thứ hai vắng mặt, xét tới có các trường hợp sau:

Bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

Bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì giải quyết như sau: Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt, không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, nếu bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì xét xử vắng mặt bị đơn.

2. Đơn ly hôn đề nghị xét xử vắng mặt

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——–o0o——– ………………, ngày……tháng……năm ……… ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT

Tôi là: …………………………………, sinh năm …………………………..

CMND số:…………… do Công an ………….. cấp ngày ………

Hộ khẩu: ………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………….

Tôi là ………….. trong vụ án ly hôn mà nguyên đơn là…………. bị đơn là ………….. Vụ án đang được TAND ……… thụ lý, giải quyết.

Tôi xin trình bày với Quý Toà một việc như sau:

Tôi đã nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa tôi và………………… vào ngày…. tháng……..năm. Hiện nay do sức khỏe không tốt (hoặc do công việc bận rộn hoặc…lý do khác) nên tôi không thể trực tiếp tham gia vụ án được.

Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị được vắng mặt trong tất các các buổi làm việc của Tòa án và xin được vắng mặt trong tất cả các phiên xét xử của Tòa án các cấp. Đề nghị Tòa án xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Tôi xin gửi kèm tất cả giấy tờ có liên quan đến vụ án mà tôi có cũng như trình bày quan điểm của tôi về việc phân chia tài sản chung và quyền nuôi con như sau:

………………………………………………………………………………………………..

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Mẫu đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt

3. Cách viết mẫu đơn xin ly hôn vắng mặt

Thông tin Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

Người làm đơn xin ly hôn vắng mặt ghi rõ tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn:

Với trường hợp là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc….

Với trường hợp là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình,…

Thông tin người làm đơn:

Trình bày rõ thông tin cơ bản của cả vợ và chồng trong mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn, bao gồm các thông tin như sau:

Thông tin họ và tên người làm đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt (viết bằng chữ in hoa, có dấu);

Thông tin ngày tháng năm sinh của người làm đơn;

Thông tin dân tộc, nghề nghiệp;

Thông tin số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp);

Thông tin nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

Thông tin nơi ở hiện tại,… của người làm đơn xin ly hôn vắng mặt;

Thông tin vợ/ chồng của người làm đơn xin ly hôn vắng mặt.

Thông tin đăng ký kết hôn của vợ chồng:

Người viết đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt ghi rõ địa điểm kết hôn, thời gian kết hôn, thời gian hai người chung sống với nhau theo đúng giấy chứng nhận kết hôn đã được cấp.

Thông tin lý do xin ly hôn

Người làm đơn trình bày rõ lý do vợ chồng ly hôn, một số lý do có thể trình bày trong mẫu đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt như:

Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được hoà giải nhiều lần nhưng không có kết quả;

Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Vợ/chồng vô tâm không thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau đã cố gắng hòa giải nhưng hai bên vợ chồng vẫn không làm tròn bổn phận của nhau, bỏ mặt vợ/chồng muốn sống sao thì sống;

Vợ/chồng có hành vi ngoại tình đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

……..

Thông tin lý do xin xử ly hôn vắng mặt

Người xin ly hôn vắng mặt trình bày rõ lý do chính đáng xin ly hôn vắng mặt không thể có mặt tại Tòa án như:

Hiện tại đang sinh sống hoặc làm việc ở nước ngoài không thể về hoặc là khoảng cách địa lý khó khăn đi lại;

Thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất, dịch bệnh… có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn không thể đến trực tiếp Tòa để tiến hành thủ tục ly hôn;

Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận không đủ sức khỏe để có mặt tại Tòa án tiến hành ly hôn;

Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

Đang chấp hành hình phạt tù;

…….

Thông tin con chung

Nếu vợ chồng chưa có con chung, thì ghi “Không có”.

Nếu có con chung thì ghi rõ thông tin con cái bao gồm: số lượng con chung, họ và tên con, giới tính, ngày/tháng/năm sinh….và trình bày rõ nguyện vọng của mình đối với con cái. Nếu vợ chồng thỏa thuận được với nhau người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng thì ghi rõ sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp chưa thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì ghi rõ nguyện vọng nuôi con hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện vật chất, điều kiện về tinh thần và tư cách đạo đức của vợ/chồng để quyết định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn.

Thông tin tài sản chung vợ chồng

Trường hợp không có tài sản chung thì ghi Vợ chồng chúng tôi không có tài sản chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết

Trường hợp vợ chồng có tài sản chung và đã thỏa thuận được phân chia toàn bộ tài sản chung thì nêu rõ sự thỏa thuận của vợ chồng. Hoặc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau và không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợp vợ chồng chưa đi tới thống nhất phân chia tài sản chung thì nếu có tài sản chung, phải thống kê chi tiết số tài sản chung của vợ chồng, yêu cầu nguyện vọng trong việc phân chia tài sản đó.

Thông tin về những vấn đề khác

Thông tin nợ chung và các nghĩa vụ tài chính khác trong thời kỳ hôn nhân,…

Mẫu Đơn Đề Nghị Xét Xử Vắng Mặt Của Đương Sự Tại Phiên Tòa Bản Mới Nhất

Tham khảo nội dung đơn đề nghị vắng mặt của đương sự trong buổi xét xử tại Tòa án. Tải mẫu đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt cùng các phân tích pháp lý của Luật sư về quy định xét xử vắng mặt theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Nguyên đơn có quyền xin vắng mặt tại phiên toà không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

Như vậy nếu nguyên đơn vắng mặt thì phải gửi đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt nếu không Tòa án sẽ tạm hoãn việc xét sử.

Trường hợp dù được triệu tập hợp lệ nhưng nguyên đơn vẫn vắng mặt lần hai và không nộp đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Lưu ý là sau khi vụ án bị đình chỉ nếu vẫn còn thời hạn khởi kiện thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định pháp luật.

Như đã trích dẫn ở trên quy định tại khoản 1 Điều 227 bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nếu lệnh triệu tập hợp lệ lần một mà bị đơn vắng mặt thì tòa án sẽ hoàn phiên tòa trừ trường hợp bị đơn nộp đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt.

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

Như vậy vai trò của lá đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt rất quan trọng trong trường hợp này. Nếu không có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt thì Tòa án sẽ hoàn việc xét xử vụ án.

Trường hợp bị đơn vắng mặt nhưng không có lý do thì sau khi hoãn phiên tòa, Tòa án sẽ gửi triệu tập lần hai và nếu bị đơn vẫn tiếp tục vắng mặt thì nguyên đơn được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn.

Lưu ý trước khi xét xử vắng mặt Tòa án sẽ tiến hành niêm yết tại nơi cư trú của bị đơn theo bộ luật tố tụng dân sự trước khi xét xử vắng mặt, do vậy khi thực hiện thủ tục khởi kiện bạn phải chú ý nội dung địa chỉ cư trú của bị đơn trong đơn khởi kiện để tránh các vướng mắc trong quá trình tố tụng.

Trường hợp việc xác định nơi cư trú gặp khó khăn do bị đơn cố tình che giấu nơi cứ trú thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án xác định đây là trường hợp cố tình che dấu nơi cư trú nhằm chốn tránh trách nhiệm dân sự.

Quy định về các trường hợp phải hoãn phiên tòa

Căn cứ điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 thì: Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Cụ thể

– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ (Điều 227 BLTTDS 2015).

– Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.

Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó.

Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án (Khoản 2 Điều 229 BLTTDS 2015).

– Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa (Khoản 2 Điều 230 BLTTDS 2015).

– Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa (Khoản 2 Điều 231 BLTTDS 2015).

– Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ toạ phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do (Điều 241 BLTTDS 2015)

Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Vắng Mặt

Các trường hợp xét xử vắng mặt

Việc ly hôn đôi lúc gặp khó khăn khi giải quyết nếu:

Một trong các bên không tham gia phiên hòa giải, phiên tòa để giải quyết việc ly hôn;

Việc rời khỏi nơi cư trú;

Mất tích mất liên lạc;

Bất khả kháng: bệnh tật, tai nạn.

Việc ly hôn không thể ủy quyền nhưng khi có đơn yêu cầu xử ly hôn vắng mặt thì Tòa vẫn giải quyết theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

Vợ hoặc chồng của bên gửi yêu cầu ly có đơn đề nghị Tòa xét xử vắng mặt;

Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

Nếu sự vắng mặt do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Tuy nhiên căn cứ Điều 227 Bộ luật này, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa án thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Đồng thời, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương.

Trường hợp, bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì sẽ hoãn phiên tòa, đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

Nội dung mẫu đơn

Tên đơn (Đơn xin ly hôn vắng mặt);

Tên cơ quan thẩm quyền giải quyết (Tòa án nhân dân…);

Thông tin cá nhân người gửi đơn (Họ tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại);

Nêu tư cách người làm đơn (vợ/chồng);

Nêu lý do vắng mặt tại buổi xét xử ly hôn;

Trình bày những yêu cầu cần Tòa giải quyết về việc thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn (quan hệ hôn nhân, việc nuôi con, nợ chung, tài sản chung);

Lời đề nghị cơ quan nhận đơn xem xét;

Chữ ký người viết đơn.

Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn

Hồ sơ bao gồm:

Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

Bản sao y giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân của vợ và chồng;

Bản sao y khai sinh của con chung (nếu có);

Bản sao y Sổ hộ khẩu;

Bản sao y các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung trong lúc kết hôn (nếu có).

Hồ sơ xin phép nộp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết nơi bị đơn cư trú, làm việc (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành). Người giử yêu cầu nộp đơn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa nơi bị đơn cư trú.

Tòa án thụ lý và xét xử theo quy định tại:

Khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu không nhận đơn, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao từ chối gửi văn bản trả lời lý do từ chối. (Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Sau khi ra quyết định thụ lý, Tòa án tiến hành hòa giải. Việc bị đơn cố tình vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ thì xem như hòa giải không thành theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung;

Khi đủ điều kiện để giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

Bạn đang xem bài viết Mẫu Đơn Xin Xét Xử Ly Hôn Vắng Mặt Tại Tòa trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!