Xem Nhiều 6/2023 #️ Mẫu Đơn Xin Việc Và Những Lưu Ý Khi Viết Đơn Xin Việc # Top 10 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Mẫu Đơn Xin Việc Và Những Lưu Ý Khi Viết Đơn Xin Việc # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Đơn Xin Việc Và Những Lưu Ý Khi Viết Đơn Xin Việc mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

10 điều cần lưu ý khi viết đơn xin việc

Đơn xin việc (hay thư xin việc) là cơ hội tuyệt vời để bạn gây ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng. Đây là cái khiến cho nhà tuyển dụng xem đến CV của bạn,cho họ thấy tại sao bạn muốn làm công việc này và nhấn mạnh sự phù hợp của bạn với công việc đó. CV của bạn có thể cung cấp các thông tin về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp nhưng chính thư xin mới sẽ lôi kéo sự chú ý của nhà tuyển dụng.

1. Bạn có thực sự cần một lá thư xin việc? 2.Thể hiện suy nghĩ, tính cách bản thân Các CV thường chỉ liệt kê danh sách những nơi ứng viên từng làm việc và theo học, trong khi thư xin việc sẽ cho nhà tuyển dụng cái nhìn sâu hơn vào cách họ suy nghĩ và thể hiện bản thân. Nhiều nhà tuyển dụng có thể nói nhiều điều về phong cách, sự hài hước và cá tính của một ứng viên thông qua thư xin việc, văn bản mẫu hơn là sơ yếu lí lịch. 3. Đơn xin việc khác với CV Nhiều người hay nhầm lẫn giữa CV và thư xin việc, đôi khi họ cho rằng chỉ cần gửi CV là đủ. Nếu CV là một bản mô tả ngắn gọn về năng lực, khả năng của bạn thì thư xin việc lại là cách bạn kể cho nhà tuyển dụng về suy nghĩ cũng như mối quan tâm của bạn tới công ty. Hãy thể hiện bản thân qua cả 2 hình thức để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 4. Nêu bật những điểm mạnh của bạn Hãy nêu khái quát những điểm mạnh của bản thân, lý do nhà tuyển dụng nên chú ý tới bạn. Bạn có thể đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong thư xin việc để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc   5. Nêu rõ lí do bạn gửi hồ sơ xin việc Nếu bạn mong đợi nhà tuyển dụng chú ý đến hồ sơ của bạn, hãy trình bày lý do tại sao bạn chú ý đến vị trí công việc này và sự quan tâm của bạn đến công ty. Đó là điểm sáng giúp bạn đi tiếp vào vòng sau. 6. Điều gì khiến bạn khác biệt? 7. Không chứa thông tin tiêu cực Đừng bao giờ đề cập đến những mâu thuẫn với công ty cũ hoặc nhận xét châm biếm trong thư xin việc của bạn. Nếu bạn đang nói xấu công ty cũ thì người phỏng vấn sẽ lo sợ điều đó xảy ra trong tương lai nếu tuyển bạn vào làm việc. 8. Ghi các thông tin về mức lương Nguyên tắc hàng đầu là phải luôn luôn ghi mức lương bạn mong muốn và mức bạn đã được trả trong thư xin việc nếu nhà tuyển dụng yêu cầu.

Ví dụ: mức lương yêu cầu của tôi là 5.000.000đ (thương lượng). Hoặc mức lương hiện tại của tôi là 5.000.000 ở công ty XYZ. Việc loại bỏ thông tin này có thể khiến hồ sơ của bạn lập tức bị loại bỏ.

Chú ý không bao giờ đưa thông tin tiền lương và các chế độ phúc lợi vào CV mà chỉ đề cập đến điều này trong thư xin việc của bạn. 9. Cung cấp thông tin liên lạc Hãy thể hiện sự chủ động trong thư xin việc của bạn bằng cách đề nghị một cuộc phỏng vấn cá nhân; cung cấp đầy đủ thông tin số điện thoại, e-mail của bạn để liên lạc khi cần thiết. Hãy lưu ý điện thoại và email để cung cấp bất kỳ thông tin bổ sung khi cần thiết. 10. Gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng Lời cảm ơn là cơ hội cho các ứng viên thực sự giỏi có khả năng khiến mình khác biệt với đám đông. Một lá thư xin việc sẽ được kết thúc một cách chuyên nghiệp với những từ ngữ lịch sự nhằm bày tỏ mong muốn làm việc cho công ty, và cũng đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng đã bỏ thời gian đọc thư của bạn. Điều này sẽ mở ra cơ hội bước vào vòng phỏng vấn cho bạn.

Ghi chú: Nhà tuyển dụng sẽ thiếu thiện cảm nếu lá đơn trình bày xấu, viết sai chính tả và văn phạm. Lá đơn dù ngắn, song bạn cũng phải chứng minh là mình có hiểu biết về tổ chức, doanh nghiệp mà mình xin việc. Lá thư xin việc tốt và chu đáo chính là chìa khóa đáng tin cậy nhất để tạo cho nhà tuyển dụng sự chú ý nhất định mà bạn có và sắp xếp cho bạn một cuộc phỏng vấn. Hãy thể hiện bản thân mình một cách tốt nhất để tự tin có được công việc mơ ước.

ĐƠN XIN VIỆC MẪU

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Viết Cv Và Phỏng Vấn Xin Việc

Tổng hợp những chia sẻ về cách viết CV ấn tượng và phỏng vấn xin việc của bên tuyển dụng KPMG.

Theo chia sẻ của chị tuyển dụng KPMG thì CV của ứng viên không nên chèn ảnh; vì có nhiều nhà tuyển dụng khi nhìn vào bức ảnh của bạn có thể họ có những cảm nhận riêng của họ về bạn. Đối với cá nhân bạn thì bạn thấy bức ảnh đó đẹp; nhưng đối với nhà tuyển dụng họ có thể thấy không thích bức ảnh; hay có những cảm nhận khác mà không hẳn là vẻ xinh hay xấu. Chuyện hợp với người này nhưng không hợp với người kia là điều hết sức bình thường. Giống như bạn đi mua một chiếc váy, bạn của bạn không thích chiếc váy đó; nhưng bạn lại thấy thích và hợp với mình.

Nếu như bạn muốn chèn ảnh của mình thì hãy chèn bức ảnh trang trọng và có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn trực diện. Trang trọng ở đây không có nghĩa là phải quá nghiêm túc. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc vị trí bạn ứng tuyển để chèn một bức ảnh của bạn sao cho thật phù hợp. Tránh những bức ảnh chụp mà bạn quay lưng lại, nhà tuyển dụng không hề nhìn thấy mặt bạn. Việc quay lưng như vậy có thể mang hàm nghĩa là bạn không tôn trọng nhà tuyển dung. Hơn nữa là người xem CV của bạn sẽ thấy bức ảnh đó không hề có ý nghĩa gì; vì chẳng thể hiện được điều gì khi họ không nhìn thấy khuôn mặt bạn.

Chú ý đến cách viết tên của bạn

Có nhiều bạn vì nghĩ mình có tên không đẹp. Ví dụ bạn ấy tên là Nguyễn Thị Lan, bạn ấy không thích chữ lót là “Thị” thế là bạn viết là Nguyen Lan hoặc Lan Nguyen; hoặc thay vào đó một tên lót thật hay. Điều này hoàn toàn không nên khi viết ở CV. Bạn được bố mẹ đặt tên như thế nào thì hãy giữ nguyên tên của bạn; cái tên không quan trọng mà quan trọng là bạn có làm được việc hay không. Ngay cả CV tiếng Anh thì bạn hãy viết tên của bạn đầy đủ đúng như thế; chỉ khác là không dấu. Như ví dụ trên bạn sẽ viết là NGUYEN THI LAN. Bạn không cần thiết đổi thứ tự họ sau, tên trước…

Ngày/ tháng/năm sinh, giới tính

Bạn có thể không viết ngày tháng năm sinh của bạn ở CV. Đặc biệt là đối với công ty nước ngoài như các nước Châu Âu thì nhà tuyển dụng càng không quan tâm đến điều này. Tuy nhiên giới tính bạn có thể viết ở CV; mặc dù nhìn tên bạn người tuyển dụng có thể biết bạn là nam hay nữ nhưng việc viết giới tính của mình trong CV để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra hơn; vì có nhiều vị trí họ có thể có nhu cầu tuyển một trong hai giới tính nhiều hơn chẳng hạn.

Các đề mục trong CV

Các điều mục như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng,…bạn không nên để tiêu đề này căn ở giữa trang vì khi đó người xem CV của bạn có thể cảm giác CV của bạn rất là chênh vênh, trống vắng. Vì vậy việc căn lề trái ở những mục này là một sự lựa chọn tốt hơn cho bạn.

Trình bày cấu trúc CV và định dạng khi viết CV

CV bạn nên trình bày gọn gàng, sạch sẽ, cấu trúc rõ ràng. Điều này là điều vô cùng cần thiết trong CV của bạn bởi vì đó là điều mà nhà tuyển dụng nhìn vào đầu tiên; và quyết định họ có tiếp tục đọc CV của bạn hay không.

Định dạng CV phải chuẩn như một văn bản có tính học thuật. Ví dụ như các bullet phải thẳng nhau; khi liệt kê mô tả công việc, kinh nghiệm bạn đã làm, các ý với ý nghĩa tương tự nhau thì bạn nên để bullet giống nhau; thẳng hàng nhau, không viết quá dài cho mỗi bullet vì làm thế cảm giác rất rối mắt. Nhà tuyển dụng không dành quá nhiều thời gian để đọc CV của bạn nên hãy làm sao cho đầy đủ nhưng thật súc tích.

Font chữ và cỡ chữ phải thật dễ nhìn, các đề mục hay những phần ví dụ như ngày/tháng/năm ở mục kinh nghiệm làm việc; công ty bạn đã làm thì bạn nên viết in hoa và bôi đậm. Ngoài ra những phần bạn nghĩ quan trọng và là điểm nhấn đặc biệt cho CV của bạn; thì bạn cũng nên làm thật sự nổi bật bằng việc bôi đậm để gây sự chú ý cho người đọc CV.

Cách viết phần kinh nghiệm làm việc

Đối với một công việc bạn đã từng làm, bạn không nên liệt kê quá nhiều nhiệm vụ bạn làm; mà chỉ nên liệt kê những trách nhiệm chính và sự đạt được cho bạn và tổ chức nơi bạn đã làm việc. Ví dụ, một trong những nhiệm vụ của bạn đã từng làm là in văn bản cho người quản lý trên của bạn; thì bạn có thể không nên đề cập ở đây.

Phần thông tin tham khảo (References) là cần thiết khi viết CV

Những công ty rất có thể check reference của bạn, đặc biệt những công ty lớn thì việc check reference là càng chắc chắn hơn. Bạn nên điền reference cụ thể thay vì bạn điền là ” References available upon request”. Vì việc điền đầy đủ sẽ giúp nhà tuyển dụng check ngay khi xem hồ sơ của bạn. Họ sẽ không mất thời gian liên lạc lại với bạn để hỏi về thông tin reference.

Phần reference bạn chỉ cần nêu tên người tham khảo, chức danh, công ty, số điện thoại, email. Có những bạn vì là người bạn đề cập ở phần References có tiếng tăm, thế là bạn ấy tóm tắt cả tiểu sử của người đó vào CV. Điều này là dài dòng, không cần thiết. Nhà tuyển dụng không quan tâm đến chuyện này; mà điều họ quan tâm là có thông tin cơ bản của người tham chiếu; như tên, số điện thoại, email để kiểm tra thông tin bạn viết trong CV.

Dành thời gian chuẩn bị câu trả lời phỏng vấn bằng việc dựa vào CV

Đảm bảo tất cả nhưng thông tin bạn đưa ra là chính xác và bạn có thể giải thích; lấy ví dụ minh họa được vì người phỏng vấn dựa vào đó để kiểm chứng xem bạn có nói thật hay không bằng việc sẽ hỏi bạn từng thông tin trong đó ở buổi phỏng vấn. Vì vậy, hãy đảm bảo từng thông tin bạn viết ra thật chính xác; hoàn toàn không được bịa đặt hay make up quá nhiều. Ví dụ bạn nói sở thích của bạn là đọc sách; nhưng khi hỏi bạn đã đọc những cuốn sách nào, nội dung ra sao bạn không hề nói được. Chắc chắn người phỏng vấn sẽ nhận ra là bạn đang bịa đặt và rất có thể bạn sẽ bị đánh trượt vòng này; và đồng nghĩa với việc bạn không có cơ hội cho vị trí công việc bạn mong muốn.

Kỹ năng Technical skill vô cùng cần thiết

Thời gian trước khi xin việc, hãy dành thời gian ôn lại các kỹ năng máy tính như Word, Excel… Bạn viết trong CV là ban thành thạo kỹ năng đó nhưng khi sờ đến một tài liệu nào đó bạn không biết soạn thảo văn bản thế nào cho đúng chuẩn; bạn loay hoay, search google để tìm cách…như vậy sẽ rất mất thời gian, hiệu quả công việc sẽ không cao. Và hơn nữa bạn sẽ bị mất điểm trong mắt người quản lý của bạn.

Đặc biệt những công việc cần những kỹ năng này người phỏng vấn sẽ check bạn ở buổi phỏng vấn xin việc. Vì vậy hãy đảm bảo bạn thành thạo kỹ năng này trước khi xin việc. Dành thời gian 3-5 buổi là bạn có thể học đươc những kỹ năng cơ bản nhất của Word, Excel rồi. Mua sách tin học, download tài liệu ebook trên mạng cho mình; hay xem những video hướng dẫn chắc chắn sẽ là những cách rất hữu ích cho bạn để cải thiện kỹ năng máy tính.

Phỏng vấn nhóm

Chú ý lời nói của bạn

Hầu hết các công ty có lắp đặt camera ở nhiều khu vực trong công ty; thậm chí ngay cả ở thang máy, nhà vệ sinh… Vì vậy, chú ý lời nói của mình ở bất kỳ mọi nơi đặc biệt trong khu vực của công ty. Bạn nghĩ là không ai nghe thấy những điều bạn nói, nhìn thấy những việc bạn làm; nhưng với những chiếc camera có thể ghi lại mọi khoảnh khắc lời ăn tiếng nói của bạn. Có những bạn nói xấu nhân viên trong công ty với bạn khác khi ở trong thang máy thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được truyền tới người quản lý. Và như vậy bạn sẽ mất điểm trong mắt họ và có thể dẫn đến nhiều hậu quả xa hơn; như bị loại khỏi vòng phỏng vấn hay bị sa thải khỏi công ty.

Điều khác nữa cần chú ý là nhà tuyển dụng có thể test bạn; ngay khi bạn chưa bước vào phòng. Họ nhìn được tác phong, lời nói của bạn khi bạn bắt đầu bước chân vào công ty; vì vậy hãy thật tự tin, nhanh nhẹn và gặp mọi người trong ty bạn nhớ là phải chào hỏi và nở nụ cười với họ.

Tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp ngay: https://www.topcv.vn/viec-lam

6 Lưu Ý Khi Viết Mẫu Cv Xin Việc Đơn Giản, Chuyên Nghiệp

Có rất nhiều bạn trẻ khi đi xin việc lại sử dụng những mẫu CV đã quá cũ. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ lướt qua CV của bạn khoảng 6 giây để đánh giá CV và quyết định có nên chọn CV của bạn không. Do đó, sử dụng CV cũ làm mất điểm với nhà tuyển dụng.

Hiện nay có rất nhiều mẫu CV xin việc đơn giản phù hợp với từng ngành nghề cho các bạn lựa chọn. Có những mẫu CV thanh lịch nhưng vẫn đảm bảo mẫu CV thể hiện sự chỉn chu, đầy đủ.

Ngoài ra, bạn lưu ý là các thông tin quan trọng phải được đưa lên đầu tiên, bạn không nên dành cả một danh sách dài để liệt kê tên, tuổi, giới tính… bởi nhà tuyển dụng không quan tâm đến các thông tin cá nhân của bạn. Nhà tuyển dụng cần bạn có kinh nghiệm làm việc và kỹ năngmà bạn có được.

Hãy tự tạo một bản CV mới để ghi điểm cho nhà tuyển dụng

2. Biến tấu CV cho phù hợp

Bạn dành thời gian xem xét, phân tích để chọn ra một danh sách dài các công việc để đi ứng tuyển. Tuy nhiên, mỗi lần gửi CV bạn đều phải thay đổi nhưng cũng không nên gửi một CV cho tất cả các công việc. Bí quyết để bạn có mẫu CV xin việc đơn giản mà không tốn nhiều thời gian đó là hãy tạo một khung lý lịch liệt kê các kinh nghiệm làm việc, bằng cấp và những thành tích đạt được rồi chỉ cần chỉnh sửa nhanh để phù hợp với từng công việc mà bạn ứng tuyển.

Ngoài ra, bạn hãy thay đổi thứ tự các kỹ năng hoặc những thành tích đạt được để cho nhà tuyển dụng nhìn thấy ngay những thành tích, kỹ năng nổi bật này khi nhìn vào CV của bạn.

3. Thể hiện CV của bạn thực sự nổi bật

Lưu ý tiếp theo Canavi chia sẻ bạn đọc là bạn hãy liệt kê kinh nghiệm làm việc trước tiên sau đó đến phần học vấn.

Bạn hãy trình bày phần kinh nghiệm làm việc và học vấn với tiêu đề rõ ràng. Đồng thời, một mẫu CV xin việc đơn giản nhưng vẫn thể hiện sự chỉn chu là có các tiêu đề và gạch đầu dòng được trình bày khoa học sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ đọc và dễ được nhà tuyển dụng gọi bạn đi phỏng vấn.

4. Chọn Font chữ, cỡ chữ dễ nhìn

Để có mẫu CV xin việc đơn giản nhưng vẫn đảm bảo các thông tin nội dung của bản CV được đầy đủ và hoàn chỉnh cả về hình thức thì bạn làm như sau:

Để một số khoảng trắng giúp tăng độ dễ nhìn, hình thức CV của bạn trông đơn giản nhưng vẫn thể hiện sự chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra để tiết kiệm thời gian bạn có thể sử dụng công cụ viết Cv đơn giản tại các website để làm Cv cho bản thân mình.

Lựa chọn Font chữ dễ nhìn trong bản CV xin việc tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

5. Tránh sử dụng các từ ngữ sáo rỗng trong bản CV

Lựa chọn các từ ngữ ở thế chủ động tránh các từ ngữ sáo rỗng. Bạn không nên sử dụng các từ ngữ “chịu trách nhiệm”, “thành công rực rỡ”; thay vào đó là bạn nên sử dụng các động từ chủ động như “đã quản lý”, “đã thực hiện”.

Kiểm tra chính tả, ngữ pháp trong bản CV để có mẫu CV xin việc hoàn chỉnh nhưng vẫn đảm bảo sự chuyên nghiệp.

Nên tránh sử dụng những từ ngữ sáo rỗng trong bản CV xin việc

6. Cung cấp các thông tin chính xác, đúng sự thật

Một điều lưu ý cho bạn để có mẫu CV xin việc đơn giản nhưng vẫn lọt vào mắt của nhà tuyển dụng đó là bạn phải cung cấp các thông tin chính xác, đúng sự thật, không được cung cấp sai thông tin trong bản CV. Nếu nhà tuyển dụng biết bạn khai thông tin không đúng sự thật chắc chắn bản CV của bạn sẽ bị loại.

About the Author: Lan Ánh

Chuyên viên Tư vấn tuyển dụng

Sáng tạo nội dung là một trong những nghề mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống của tôi. Hy vọng rằng, những nội dung mà tôi truyền tải sẽ giúp các bạn trẻ mau chóng tìm kiếm được việc làm mong muốn, giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng tìm được người phù hợp nhất.

Nộp Hồ Sơ Xin Việc Qua Email Gồm Những Gì? Những Lưu Ý Khi Viết Email

Ứng tuyển việc làm online đang trở thành xu hướng chung hiện nay. Hình thức ứng tuyển này giúp người ứng tuyển tiết kiệm thời gian và nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong khâu tổng hợp và lọc hồ sơ. Thế nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm ứng tuyển qua email. Nộp hồ sơ xin việc qua email gồm những gì? Gửi hồ sơ xin việc qua email cần chú ý điều gì? Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên.

Nộp hồ sơ xin việc qua email gồm những gì?

Đa phần các ứng viên hiện nay khi nộp hồ sơ xin việc qua email đều chỉ đính kèm CV xin việc mà thôi. Trên thực tế, một bộ hồ sơ ứng tuyển trực tuyến đầy đủ cần nhiều hơn thế.

CV xin việc

Đây là file quan trọng khi ứng tuyển qua email mà các bạn tuyệt đối không thể bỏ qua. Có một số công việc như nhân viên bán hàng siêu thị thì nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn điền theo form mẫu rồi gửi. Nhưng về cơ bản thì các bạn vẫn nên đính kèm CV.

Tìm việc làm part time tại TPHCM nhanh chóng trên Chợ Tốt Việc Làm

Cover Letter

Bạn có thể hiểu đơn giản Cover Letter là đơn xin việc, thư xin việc, thư ứng tuyển. Nó được xem là lời chào đầu tiên mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Trong thư xin việc bạn sẽ giới thiệu qua về bản thân, nêu một vài kỹ năng và kinh nghiệm nổi bật để cho thấy bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này đồng thời bày tỏ nguyện vọng được làm việc tại công ty.

Bạn có thể viết đơn xin việc rồi tạo thành file và kính kèm trong hồ sơ. Tuy nhiên một số chuyên viên trong lĩnh vực nhân sự lại cho biết, họ thích bạn biết nội dung email thành thư ứng tuyển hơn là để riêng 1 tệp.

Portfolio

Portfolio là những sản phẩm cá nhân do bạn thực hiện. Nó có thể là các bài viết, file thiết kế, hình ảnh sản phẩm,…Nếu bạn ứng tuyển những vị trí công việc đặc thù như designer, thợ chụp ảnh, nhà báo, content marketing,…thì cần gửi thêm Portfolio để nhà tuyển dụng có thể phần nào đánh giá năng lực của bạn.

Định dạng phù hợp nhất là file dạng hình ảnh JPG; PNG hoặc PDF. Các bạn cũng chú ý kích cỡ file cũng không nên quá nặng khi gửi qua hệ thống để nhà tuyển dụng có thể mở ngay.

Hình cá nhân

Nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu thì điều này không bắt buộc. Tuy nhiên tốt hơn là bạn vẫn nên gửi kèm hình cá nhân để tăng sự tin cậy. Đặc biệt với các vị trí ứng tuyển có yêu cầu về ngoại hình như người mẫu, nhân viên lễ tân, tiếp viên hàng không, thư ký,…thì việc gửi hình cá nhân là rất cần thiết.

Các bạn cũng cần lưu ý gửi hình có bối cảnh phía sau phù hợp, rõ mặt và không photoshop quá đà tránh trường hợp nhà tuyển dụng không nhận ra ứng viên trong buổi phỏng vấn.

Các tài liệu khác

Các tài liệu khác mà bạn cần đình kém khi nhà tuyển dụng yêu cầu thường là bảng điểm, bằng khen, chứng chỉ,…

Cách nộp hồ sơ xin việc qua email

Trước hết các bạn nên nén tất cả các file trên vào một thư mục và đặt tên theo cú pháp Họ tên_Hồ sơ ứng tuyển_Vị trí ứng tuyển. Các bạn cũng lưu ý đặt tên các file phía trong theo cấu trúc Tên file_Họ Tên_Vị trí ứng tuyển.

Gửi gửi email ứng tuyển sẽ có 2 phần là tiêu đề và nội dung email.

Tiêu đề

Nếu nhà tuyển dụng có yêu cầu về cấu trúc tiêu đề thì các bạn đặt theo cấu trúc đó. Nếu không bạn sẽ đặt tiêu đề theo mẫu Họ tên_Hồ sơ ứng tuyển [vị trí công việc]

Nội dung email

Nội dung email thực chất là thư ứng tuyển. Do vậy mà các bạn cần phải viết theo cấu trúc của một bức thư như sau:

Phần đầu:

Gửi lời chào đến nhà tuyển dụng

Giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn

Phần thân 1:

Bạn nêu lý do gửi email, để ứng tuyển cho vị trí…..

Đưa ra một vài kinh nghiệm, kỹ năng nổi bật nhất cho vị trí đang ứng tuyển để thuyết phục nhà tuyển dụng nên chọn bạn.

Phần thân 2:

Thể hiện nguyện vọng được làm việc, cống hiến cho công ty.

Nêu các tài liệu đính kèm

Phần kết:

Cảm ơn nhà tuyển dụng đã đọc email

Chữ ký của bạn

Một số lưu ý quan trọng khác

Các bạn chú ý gửi hồ sơ xin việc đến đúng email nhận thư ứng tuyển mà nhà tuyển dụng đã cung cấp.

Rà soát tất cả các lỗi chính tả, lỗi logic trước khi gửi mail đi.

Tuyệt đối không được quên đính kèm hồ sơ xin việc.

Theo dõi email thường xuyên để có thể trả lời khi nhà tuyển dụng phản hồi.

Hy vọng những thông tin mà Chợ Tốt Việc Làm TPHCM chia sẻ trong bài sẽ giúp ích cho các bạn trong công cuộc ứng tuyển việc làm sắp tới.

Bạn đang xem bài viết Mẫu Đơn Xin Việc Và Những Lưu Ý Khi Viết Đơn Xin Việc trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!