Xem Nhiều 6/2023 #️ Mẫu Báo Cáo Tóm Tắt Nghiên Cứu Khoa Học Cho Học Sinh Thpt # Top 8 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Mẫu Báo Cáo Tóm Tắt Nghiên Cứu Khoa Học Cho Học Sinh Thpt # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Báo Cáo Tóm Tắt Nghiên Cứu Khoa Học Cho Học Sinh Thpt mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các bài báo cáo nghiên cứu khoa học mẫu, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật violet, Mẫu báo cáo sáng tạo khoa học kỹ thuật, Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu KHKT, Hướng dẫn viết tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học, Báo cáo nghiên cứu khoa học của học sinh, Bài dự thi khoa học kỹ thuật violet, Mẫu bài dự thi khoa học kỹ thuật, Các đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh THPT, Nghiên cứu khoa học lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, De tài nghiên cứu khoa học của học sinh THCS, Ý tưởng khoa học kỹ thuật THPT, Các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản cho học sinh, Ý tưởng khoa học xã hội và hành vi, Cuộc thi khoa học kỹ thuật 2019 — 2020, Ý tưởng nghiên cứu khoa học

Các bài báo cáo nghiên cứu khoa học mẫu, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật violet, Mẫu báo cáo sáng tạo khoa học kỹ thuật, Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu KHKT, Hướng dẫn viết tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học, Báo cáo nghiên cứu khoa học của học sinh, Bài dự thi khoa học kỹ thuật violet, Mẫu bài dự thi khoa học kỹ thuật, Các đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh THPT, Nghiên cứu khoa học lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, De tài nghiên cứu khoa học của học sinh THCS, Ý tưởng khoa học kỹ thuật THPT, Các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản cho học sinh, Ý tưởng khoa học xã hội và hành vi, Cuộc thi khoa học kỹ thuật 2019 — 2020, Ý tưởng nghiên cứu khoa học

mẫu báo cáo tóm tắt nghiên cứu khoa học cho học sinh thpt

MỤC LỤC

STT Nội dung Trang1 Phụ lục 12 Lời cảm ơn 23 A. Lí do chọn đề tài 34B. Câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyếtkhoa học.

3 – 45 C. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu 4 – 56 D. Tiến hành nghiên cứu 57 I. Tiến trình nghiên cứu 51. Lộ trình nghiên cứu 52. Giới thiệu dự án 63. Tiến trình thực hiện các nội dung nghiên cứu ở … 63.1. Lịch sử người Thái ở huyện Bá Thước 6 – 73.2. Hát Khặp là gì 73.3. Nguồn gốc của hát Khặp 73.4. Không gian hát Khặp 7 – 83.5. Các loại hình Khặp. 83.6 Một số làn điệu Khặp Thái ở huyện Bá Thước 8 – 93.7. Khảo tả một số làn điệu Khặp Thái 9 – 123.8. Tác dụng của hát Khặp …dân tộc Thái 123.9. Thực trạng hát Khặp của dân tộc Thái. 12 – 134. Kết quả 13 – 148II. Kết luận và khuyến nghị 141. Kết luận 142. Khuyến nghị 14 – 159 Tài liệu tham khảo 15

2LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện dự án Nghiên cứu, bảo tồn và phát huygiá trị làn điệu Khặp – dân ca đặc trưng, độc đáo của đồng bào Thái ở huyện BáThước, tỉnh Thanh Hóa, em rất biết ơn các thầy giáo, cô giáo trong nhà trườngđã không quản khó khăn vất vả, hướng dẫn em hoàn thành dự án.Em xin chân thành cảm ơn Ban liên lạc bảo tồn Khặp Thái làng Ba, xãBan Công, huyện Bá Thước, gia đình bà Hà Thị Luật xã Ban Công, bà Hà ThịLinh xã Lũng Cao, huyện Bá Thước với những đóng góp quý báu về kiến thức,cơ sở khoa học của đề tài.Em cũng xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các bạn học sinh trongtrường. Đặc biệt, em rất biết ơn ông bà, bố mẹ đã động viên, tạo điều kiện tốtnhất có thể để em hoàn thành dự án của mình.Tuy đã rất nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu nhưng chắc chắn đề tài của em vẫncòn nhiều thiếu sót. Em kính mong Hội đồng giám khảo, các thầy giáo, cô giáovà bạn bè đóng góp ý kiến để em chỉnh sửa và hoàn thành dự án này.

download mẫu báo cáo tóm tắt nghiên cứu khoa học cho học sinh thpt

Để Viết “Phần Tóm Tắt” Của Một Bài Báo Nghiên Cứu Khoa Học Bằng Tiếng Anh

ĐỂ VIẾT “PHẦN TÓM TẮT” CỦA MỘT BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẰNG TIẾNG ANH WRITING SCIENTIFIC RESEARCH ARTICLE “ABSTRACT SECTION” IN ENGLISH

Nguyễn Phước Vĩnh Cố -Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN

Lê Vũ -Trường Cao Đẳng Công Nghệ, ĐHĐN

TÓM TẮT

Là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu được trong một bài báo nghiên cứu khoa học, phần tóm tắt đã thu hút sự chú ý rất có ý nghĩa từ giới học thuật. Dù đã có một số nghiên cứu trước đó về phần tóm tắt của một bài báo nghiên cứu khoa học ở tiếng Anh (tự nhiên cũng như xã hội). Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về đề tài này ở cộng đồng học thuật Việt nam. Mục đích chính của nghiên cứu này là mô tả các đặc trưng ngôn ngữ trong phần tóm tắt của một bài báo nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh và cung cấp một số mô hình mẫu tóm tắt (mô hình tóm tắt gồm năm thành phần và mô hình tóm tắt gồm ba thành phần) dựa vào nghiên cứu của Weissberg & Buker (1990) và và hai loại tóm tắt (tóm tắt mô tả và tóm tắt thông tin) do Svobodova & cộng sự (2000) phân tích. Hy vọng rằng bài báo có thể giúp cho sinh viên ngoại ngữ và sinh viên chuyên ngành hiểu biết tốt hơn cấu trúc thành phần của một tóm tắt và loại tóm tắt nhằm viết đúng một tóm tắt của một bài báo nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh.

Từ khóa: bài báo; nghiên cứu khoa học; tóm tắt; thì của động từ; dạng của động từ.

ABSTRACT

As an important and integral part of the scientific research paper, the abstract has attracted very significant attention from the academic world. Although some previous work has been devoted to scientific research article abstract section in English (in hard sciences as well as on social sciences). However, very few studies have been done on this topic in Vietnamese academic community. The main aim of this study is to describe the linguistic features in scientific research abstract sections in English and to provide some sample abstract models (five-element model and three-element model) based on Weissberg & Buker’s work (1990) and two types of abstract (descriptive and informative abstracts) analysed by Svobodova & et al. (2000). It is hoped that this article may help students of foreign languages and ESP students better understand the element structures of an abstract and types of abstract and to write a proper scientific research article.

Key words: article/paper; scientific research; abstract; verb tense; verb voice.

1. Phần giới thiệu

2. Phần tóm tắt là gì?

3. Cấu trúc phần tóm tắt của một bài báo NCKH

Các thành phần trong phần tóm tắt thường tùy thuộc vào mổi chuyên ngành. Tuy nhiên, theo Weissberg & Buker [13], các tóm tắt của một bài báo NCKH thường có 5 phần sau:

– một số thông tin nền

– mục đích của nghiên cứu và phạm vi của nó

– một số thông tin về phương pháp được dùng trong nghiên cứu

– kết quả nghiên cứu quan trọng nhất

– phát biểu về kết luận/khuyến nghị

4. Trật tự các thông tin trong phần tóm tắt

Weissberg & Buker [13] chia trật tự thông tin trong phần tóm tắt làm hai phần: 1) cấu trúc năm thành phần tiêu biểu trong một tóm tắt (xin xem mục 2). 2) cấu trúc ba thành phần trong một tóm tắt rút gọn gồm:

a. mục đích và phương pháp nghiên cứu.

b. kết quả nghiên cứu.

c. kết luận và khuyến nghị* * không bắt buộc

4.1 Một tóm tắt mẫu gồm năm thành phần tiêu biểu

COMPOSING LETTERS WITH A SIMULATED LISTENING TYPEWRITER

Nguồn: dẫn theo Weissberg & Buker [13] trong “Writing Up Research” tr. 185

4.2 Loại thông tin và trật tự thông tin của tóm tắt mẫu nêu trên

1. Một số thông tin nền: câu 1 & 2

2. Mục đích của nghiên cứu và phạm vi của nó: câu 3

3. Một số thông tin về phương pháp được dùng trong nghiên cứu: câu 4 & 5

4. Kết quả nghiên cứu quan trọng nhất: câu 6.

5. Phát biểu về kết luận và khuyến nghị: câu 7

4.3 Một tóm tắt rút gọn gồm ba thành phần

THE READABILITY OF INDIVIDUAL INCOME TAX INSTRUCTION BOOLETS IN SOUTH CAROLINA AND OTHER SOUTHEASTERN STATES

Abstract. 1To determine the understandability of individual income tax booklets, a Reading Ease score was calculated for the 1977 Federal income tax return form 1040 and tax forms of nine southeastern states. 2The instruction booklets of all states except Virgina were found to be at a reading level higher than the median educational level of the average citizen-taxpayer in those states. 3The South Carolina booklet was three grade levels above the median educational level for the state. 4The Federal instruction booklet was easiest to read, falling four grade levels below the median education level of U.S citizens. 5If an equitable state income tax system is to be maintained, actions must be taken to reduce the disparity between median education levels and the readability of state income tax instruction booklets.

Nguồn: dẫn theo Weissberg & Buker [13] trong “Writing Up Research” tr.188

4.4 Loại thông tin và trật tự thông tin của tóm tắt rút gọn

1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: câu 1

2. Kết quả nghiên cứu: câu 2, 3 & 4

3. Kết luận: câu 5

5. Các loại tóm tắt trong bài báo NCKH

Theo Svobodova và cộng sự [10] có 2 loại tóm tắt:

a) tóm tắt mô tả (descriptive abstract): loại tóm tắt này cung cấp một danh sách các nội dung về những gì sẽ có trong bài báo, những gì tác giả sẽ đề cập/cố gắng chứng minh trong bài báo, chứ không phải tóm tắt về các kết quả nghiên cứu.

b) tóm tắt thông tin (informative abstract): loại tóm tắt này không những chỉ mô tả những gì được đề cập trong bài báo mà còn tóm tắt các thông tin chính trong thực tế như phần phương pháp và vật liệu, kết quả và kết luận/khuyến nghị.

6. Sự khác biệt về văn phong giữa tóm tắt mô tả và tóm tắt thông tin

6.1 Một tóm tắt mô tả và những điểm cần lưu ý

AN OVERVIEW OF ROTATING STALL AND SURGE CONTROL FOR AXIAL FLOW COMPRESSORS.

Abstract A. Modelling and control for axial flow compression systems have received great attention in recent years. The objectives are to suppress rotating stall and surge, to extend the stable operating range of the compressor system, and to enlarge domains of attraction of stable equilibria using feedback control methods. The success of this research field will significantly improve compressor performance and thus future aeroengine performance. This paper surveys the research literature and summarises the major developments in this active research field, focusing on the modelling and control perspective to rotating stall and surge for axial flow compressors. Keywords: axial flow, rotating stall, surge

Nguồn: dẫn theo Svobodova & cộng sự [10] trong “Writing in English” tr. 230

*Những điểm cần lưu ý:

– Mục đích: Tóm tắt A là một tóm tắt mô tả: nó kể cho độc giả những gì tác giả thực hiện trong bài báo nhưng không phải các ý tưởng thực sự của họ.

– Cấu trúc: Tóm tắt này bắt đầu bằng lời giải thích thuộc lĩnh vực nghiên cứu, mục đích của nó và kết quả tiềm năng của nghiên cứu và rồi chuyển sang nêu ý định của tác giả về việc xem xét tài liệu nghiên cứu và tóm tắt các phát triển chính.

– Sử dụng ngôn ngữ: – chỉ dùng thì hiện tại (kể cả thì hiện tại hoàn thành và tương lai)

– dùng các từ ngữ học thuật có tính phổ thông: ví dụ, “have received great attention”; “the objectives are…”; “this paper surveys…and summarises…, focusing on…”

Cả hai loại tóm tắt đều dùng câu mở rộng để cô đọng thông tin. Ở tóm tắt A, tác giả dùng “The objectives are to…, to…, and to…

6.2 Một tóm tắt thông tin và những điểm cần lưu ý

CD46 IS A CELLULAR RECEPTOR FOR HUMAN HERPESVIRUS 6

Nguồn: dẫn theo Svobodova & cộng sự [10] trong “Writing in English” tr. 24

*Những điểm cần lưu ý:

– Mục đích: Tóm tắt B là một tóm tắt thông tin: tóm tắt này nêu các chi tiết về những gì đã được nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu là gì và những gì có thể xảy ra trong tương lai.

– Cấu trúc: tóm tắt B trước hết định nghĩa HHV-6 và giải thích tầm quan trọng của nó; tóm tắt này nêu mục đích nghiên cứu (we show that…), phương pháp (Downregulation) và kết quả; nó kết luận bằng một phát biểu về viễn ảnh tương lai như là kết quả nghiên cứu.

– Sử dụng ngôn ngữ:

– dùng thì hiện tại đối với những phát biểu chung chung về những gì bài báo thực hiện.

– dùng thì quá khứ để mô tả quy trình và kết quả nghiên cứu

– Tóm tắt thông tin cũng dùng câu mở rộng để cô đọng thông tin. Ví dụ, câu mở đầu “ Human herpesvirus 6 is … , causes … , and has been …”. – Lưu ý việc sử dụng câu thụ động khi mô tả nghiên cứu trong tóm tắt thông tin. 7. Các đặc trưng ngôn ngữ trong phần tóm tắt

7.1 Sử dụng ngôi thứ ba số ít Đặc trưng tiêu biểu nhất về xưng hô trong phần tóm tắt của bài báo NCKH là việc sử dụng thường xuyên ngôi thứ ba số ít để chỉ tác giả thay vì ngôi thứ nhất (I/we) như: “The writer”, “The author”, “The researcher” hoặc dùng cấu trúc chủ động vô nhân xưng như: “The paper deals with…”, “The results reveal/indicated…”.

7.2 Sử dụng cấu trúc thụ động Dùng cấu trúc thụ động trong phần tóm tắt của bài báo NCKH cũng là một cách tránh dùng ngôi thứ nhất số ít. Ví dụ, “It can be concluded that…” thay cho “We can conclude that…”. “It is assumed that…” thay cho “We can assume that…”

7.3 Sử dụng thì (tense) và thể (aspect)

7.3.1 Thì hiện tại trong phần thông tin nền và kết luận

– One of the basic principles of communication is that the message should be understood by the intended audience (thông tin nền). – The results suggest that the presence of unique sets of industry factors can be used to explain variation in economic growth (kết luận)

7.3.2 Thì quá khứ được dùng trong các phần: mục đích, phương pháp và kết quả

– In this study the readability of tax booklets from nine states was evaluated (mục đích). – Children performed a 5-trial task (phương pháp). – Older workers surpassed younger ones in both speed and skill jobs (kết quả).

7.3.3 Hiện tại hoàn thành trong phần mục đích

– Net energy analyses have been carried out for eight trajectories which convert energy source into heated domestic water (mục đích).

7.4 Sử dụng các động từ tình thái (modal verbs) và động từ thăm dò (tentative verbs)

Dùng động từ tình thái như “will”, “would”, “should”, “may”, “could”… trong câu kết luận (phần tóm tắt) gợi ý một thái độ thăm dò hoặc khiêm tốn của tác giả bài báo. Các động từ “thăm dò” như “suggest” (gợi ý), “recommend” (khuyến nghị/đề nghị), “propose” (đề xuất), “imply” (gợi ý)… cũng được khuyên dùng trong bài báo để người viết không quá chủ quan về các ứng dụng, lý thuyết cũng như thực hành khi nêu giá trị công trình khoa học.

– The results suggest [động từ thăm dò] that the presence or absence of unique sets of industry factors can [động từ tình thái] be used to explain growth variation in both the center and the periphery of the industrialized region.

– We recommend [động từ thăm dò]that a moderate level of indentation be used to increase program comprehension and user satisfaction.

8. Kết luận

Dù chỉ trình bầy hai mô hình mẫu tóm tắt (mô hình năm thành phần và mô hình hai thành phần) của Weissberg & Buker (1990) và hai loại tóm tắt (tóm tắt mô tả và tóm tắt thông tin) của Svobodova & cộng sự (2000) nhưng bài báo đã miêu tả bức tranh “phần tóm tắt” với các đặc trưng ngôn ngữ khá rõ nét. Tuy nhiên để có bức tranh “phần tóm tắt” đầy đủ nhất, cần phải có các nghiên cứu đối chiếu giữa hai ngôn ngữ (Anh-Việt) và phân tích thể loại. Các nghiên cứu trong tương lai cần chú trọng vào việc phân tích phần tóm tắt theo các chuyên ngành để thấy được khác biệt giữa hai ngôn ngữ). Hy vọng rằng qua các đặc trưng ngôn ngữ của phần tóm tắt được phân tích và các loại thông tin được giới thiệu trong bài báo, sinh viên ngoại ngữ và sinh viên chuyên ngành sẽ nhận những hướng dẫn hữu ích để viết một tóm tắt của bài báo NCKH phù hợp bằng tiếng Anh.

Tài Liệu Tham Khảo

[1] Baker, Mona (1997), In Other Words: A Coursebook on Translation. Routledge.

[2] Johns, T (1991), It Is Presented Initially: Linear Dislocation & Interlanguage Strategies in Brazilian Academic Abtracts in English and Portuguese Mimeograph. University of Birmingham.

[3] Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) & Nguyễn Văn Hiệp (1999), Tiếng Việt Thực Hành. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

[4] Nguyễn Phước Vĩnh Cố (2011), Dạng Thức Xưng Hô và Cấu Trúc Vô Nhân Xưng Trong Diễn Ngôn Khoa Học. Truy cập ngày 25/9/2012 từ https://nguyenphuocvinhco.wordpress.com/2011.

[5] Nguyễn Phước Vĩnh Cố (2012), Để Viết Phần Giới Thiệu Của Một Bài Báo Nghiên Cứu Khoa Học. Truy cập ngày 8/10/2012 từ https://nguyenphuocvinhco.wordpress.com/2011.

[6] Nguyễn Văn Tuấn (2012), Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học (phần 1). Truy cập ngày 8/10/2012 từ http://nguyenvantuan.net.

[7] Ngũ Thiện Hùng & Bùi Thị Thu Hà (2007), Tìm Hiểu Một Số Đặc Điểm Diễn Ngôn Phần Tóm Tắt Của Các Bài Báo Kinh Tế Tiếng Anh và Tiếng Việt. Truy cập ngày 28/9/2012 từ http://www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/hung_nguthien.doc

[9] Samraj, B. (2002), Introductions in Research Articles: Variations Across Disciplines. Truy cập ngày 24/7/12 từ samraj_on_introductions(3).pdf

[10] Svobodova & et al. (2000), Writing in English: A Practical Handbook for Scientific and Technical Writers. Truy cập ngày 25/9/12 từ http://w.w.w.atom.uni-mb.si/Stu/filesWriting_in_English.pdf

[11] Swales, J. (1981), Aspects of Article Introductions. Birmingham, UK. The University of Aston, Language Studies Unit.

[12] Swales, J. (2011), Genre Analysis: English in Academic and Research Settings. Cambrigde: Cambrige University Press.

[13] Weissberg, Robert & Buker, Suzanne. (1990), Writing Up Research: Experimental Research Report Writing for Students of English, Prentice Hall Regents.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cách Viết Một Báo Cáo Tóm Tắt Chính Sách Từ Kết Quả Nghiên Cứu

Báo cáo tóm tắt chính sách là một công cụ trung gian giữa nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách. Nó giúp cho nhà nghiên cứu phổ biến kết quả nghiên cứu của mình đến với những người làm công tác chính sách, giúp thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và chính sách. Bài viết này chia sẻ cách viết một báo cáo tóm tắt chính sách đến với những nhà nghiên cứu hay những người muốn trở thành một chuyên viên cố vấn chính sách.

Nhu cầu kết nối giữa nghiên cứu và chính sách đối với các nước đang phát triển ngày càng trở nên cần thiết, trong đó có Việt Nam. WHO (2004) cho rằng nếu các luận cứ khoa học được sử dụng hiệu quả hơn trong công tác hoạch định chính sách, thì chúng có thể giúp cải thiện cuộc sống thông qua những chính sách khả thi, hiệu quả, phù hợp với những tiến bộ khoa học và kỹ thuật và đồng thời có thể sử dụng các nguồn tài nguyên, nhân lực hiệu quả hơn, làm thoả mãn nhu cầu của người dân nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách dường như sống ở hai thế giới hoàn toàn cách biệt nhau. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu có khuynh hướng chia thành 2 nhóm: những nhà nghiên cứu dấn thân vào các quá trình hoạch định chính sách, hay còn được gọi là “nhà khoa học công chúng”, những người này tin rằng các nhà nghiên cứu có thể và đôi khi cần phải giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách được dựa trên cứ liệu khoa học đúng đắn; và những nhà nghiên cứu “hoàn toàn khách quan”, tức những người tin rằng việc tham gia vào cuộc tranh cãi dân sự sẽ làm giảm tính khách quan của khoa học.

Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này cũng có nhiều lập luận xác đáng cho rằng khi nhà nghiên cứu thoái lùi quá xa trước những vấn đề xã hội thì họ sẽ để những khoảng trống cho các phe phái có động cơ chính trị nhảy vào và họ sẽ đưa ra những cách giải thích riêng để dẫn đắt công luận đi theo những mục tiêu riêng, nếu như không có sự đối lập đáng tin cậy. Dù bạn chọn cho mình hướng đi nào trong nghiên cứu đi nữa thì việc hiểu về một báo cáo tóm tắt chính sách và cách viết nó cũng rất hữu ích.

Các báo cáo tóm tắt chính sách là những tài liệu trình bày ngắn gọn các phát hiện và ý kiến đề xuất của một dự án nghiên cứu với độc giả ngoài giới chuyên môn. Các báo cáo này thường được giới thiệu như là công cụ để truyền đạt kết quả nghiên cứu tới các nhà hoạch định chính sách. Mục đích của một báo cáo tóm tắt chính sách là thuyết phục những nhà hoạch định chính sách về tính “khẩn cấp” của vấn đề và trình bày các đề xuất hay gợi ý cho các lựa chọn và hành động thích hợp hơn.

Mỗi báo cáo tóm tắt chính sáchh có những hình thức và nội dung khác nhau do độc giả mục tiêu của nó khác nhau cũng như những đặc thù với hiện trạng của vấn đề và bối cảnh kinh tế-chính trị-xã hội khác nhau. Nhưng về cơ bản, nó bao gồm những nội dung sau:

Không giống như nhan đề của một cuốn sách, hay một công trình nghiên cứu hay luận án và một bài nghiên cứu khoa học. Nhan đề của một bản báo cáo tóm tắt chính sách sẽ tập trung vào một vấn đề có luận cứ khoa học hướng đến chính sách với độc giả ngoài giới chuyên môn và làm công việc hoạch định chính sách. Vấn đề được đề cập trong một báo cáo tóm tắt chính sách thường rõ ràng, cụ thể, và nhắm đến một chính sách nào đó. Một công trình nghiên cứu có thể có nhiều kết quả, nhưng người nghiên cứu chỉ nên tập trung vào một vấn đề hoặc một khía cạnh của vấn đề để nhấn mạnh vào chứ không trình bày tất cả. Nhan đề của bản báo cáo phải làm sao thu hút sự chú ý của độc giả mục tiêu khiến họ phải đọc nội dung của bản báo cáo.

Phần này chỉ chiếm khoảng 10% của toàn bộ nội dung bản báo cáo. Mục đích của phần tóm tắt phải làm sao cho độc giả mục tiêu nhìn thấy sự quan trọng và sự phù hợp của vấn đề được đề cập trong bản báo cáo tóm tắt hiện đang là mối bận tâm của họ. Nên nhớ rằng những nhà hoạch định chính sách thường có rất nhiều kênh để tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách và họ dành rất ít thời gian cho việc đọc báo cáo của bạn. Vì thế, không nên đưa quá nhiều chi tiết về nội dung, hãy để dành nó cho các phần sau. Phần tóm tắt nội dung báo cáo bao gồm: mô tả ngắn gọn về vấn đề được đề cập, phát biểu ngắn về hiện trạng của vấn đề và lý giải tại sao cần phải thay đổi, mục đích cho những giải pháp mà chúng ta sẽ giải quyết cho vấn đề này. Giống y như một bài báo, lời tuyên bố về mục đích cần phải “câu” độc giả mục tiêu và đồng thời phần này phải cho biết sơ qua là báo cáo tóm tắt này sẽ có những nội dung hữu ích gì.

Mục đích của phần này là trình bày chi tiết các khuyết điểm của các cách tiếp cận chính sách hiện hành hay các lựa chọn chính sách đang được thực hiện và từ đó, minh hoạ cho cả nhu cầu thay đổi và cả những chỗ chính sách cần thay đổi. Để làm được điều đó, phê phán cách tiếp cận chính sách hiện hành thường bao gồm các phần sau: tổng quan ngắn về các cách tiếp cận hiện hành hay các chọn lựa chính sách đang thực hiện, đưa ra lập luận để minh chứng cho các sai lầm của cách tiếp cận hiện hành hay các chọn lựa chính sách được đề ra. Nếu vấn đề đang được bàn đến chưa có một chính sách nào đề cập đến thì chúng ta phải trình bày kết quả nghiên cứu và nêu lên tính cần thiết phải có chính sách cho vấn đề này cũng như lợi ích từ chính sách này mang lại.

Mục đích của phần trình bày này là cung cấp một bản đề cương chi tiết và thuyết phục cho các giải pháp chính sách nhằm thay đổi hiện trạng. Có thể đạt được mục đích này bằng cách: phân ra từng bước tiến hành và giải pháp cụ thể cần phải thực hiện. Thường cũng nên bao gồm một đoạn kết thúc để nhắc lại tầm quan trọng của hành động. Giá trị của một báo cáo tóm tắt chính sách không chỉ được xem xét thông qua cách đưa bằng chứng cho thấy chất lượng báo cáo mà còn thông qua cách biến tri thức mới thành những thông điệp thích hợp với hoàn cảnh và thành kim chỉ nam cho các nhà hoạch định chính sách.

(Sự khác nhau giữa báo cáo kết quả nghiên cứu và báo cáo tóm tắt chính sách .Nguồn: Internet)

Vì bằng chứng khoa học chỉ là một trong nhiều nguồn tác động đến các quyết định về chính sách, nên các báo cáo phải thuyết phục độc giả mục tiêu tin vào tầm quan trọng của bằng chứng và các đề xuất mà nó đưa ra. Những người xét duyệt báo cáo tóm tắt chính sách tại các nước đang phát triển đều cho rằng các các báo cáo đã đưa quá nhiều thông tin trong khi thời gian thì có hạn. Vì vậy, các báo cáo cần phát triển một luận cứ hiệu quả vừa duy trì độ tin cậy của thông tin, vừa nêu bật tính phù hợp và cần kíp của nó đối với các vấn đề chính sách. Việc này đòi hỏi phải biến các kết quả nghiên cứu phức tạp và nhiều thuật ngữ chuyên môn thành những thông điệp rõ ràng và ngắn gọn khiến độc giả có thể lĩnh hội và nhớ dễ dàng.

Một báo cáo tóm tắt chính sách thường bao gồm những nội dung trên. Khi thiết kế và trình bày một báo cáo tóm tắt chính sách, người viết có thể đặt tên các tiểu mục sao cho vừa phù hợp với kết quả nghiên cứu và vừa hấp dẫn độc giả mục tiêu làm cho họ dễ dàng nắm bắt nội dung. Các báo cáo phải làm sao thuyết phục và lôi cuốn độc giả bởi các lập luận, các đánh giá cũng như tính khả thi của các khuyến nghị. Hầu hết các báo cáo tóm tắt chính sách đều được truyền thông. Các bạn chỉ cần gõ policy brief hoặc báo cáo tóm tắt chính sách để tìm hiểu một báo cáo tóm tắt, trên thực tế, được viết như thế nào hay các bạn có thể tìm hiểu một cách hệ thống hơn bằng cách xem xét cách tổ chức và hoạt động của một tổ chức think-tank như Overseas Development Institute – Shaping Policy for Development, nhất là đọc các ấn bản phẩm của họ, trong đó có cả cách viết một báo cáo tóm tắt chính sách tại https://www.odi.org/publications.

Xác định độc giả mục tiêu chính là câu trả lời cho câu hỏi “Báo cáo tóm tắt chính sách này viết cho ai? Ai sẽ là người cần phải đọc báo cáo này?” Độc giả mục tiêu có thể là một cá nhân (chẳng hạn như bộ trưởng, bí thư tỉnh, thành) hay có thể là một tổ chức (chẳng hạn như sở giáo dục, cục an toàn thực phẩm). Sau khi xác định được độc giả mục tiêu, chúng ta phải tìm hiểu nhu cầu của họ đối với vấn đề mà chúng ta đang bàn là gì. Lưu ý rằng, các báo cáo tóm tắt chính sách phải luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của độc giả mục tiêu này. Mọi khía cạnh phân tích, lập luận, trình bày trong một báo cáo tóm tắt chính sách (từ đưa thông điệp đến cách trình bày) đều phải tập trung vào việc thuyết phục độc giả mục tiêu.

Mục tiêu của các báo cáo tóm tắt chính sách nhằm thuyết phục hay tác động đến độc giả mục tiêu để họ đưa ra những cách tiếp cận, lựa chọn chính sách và hành động thích hợp hơn cho vấn đề mà báo cáo này đề cập. Một bản báo cáo tóm tắt chính sách không nên lảng tránh việc đưa ra ý kiến và đánh giá về hệ quả tác động của chính sách. Tuy các nhà hoạch định chính sách coi trọng bằng chứng nghiên cứu, nhưng họ không chỉ muốn nhà nghiên cứu chỉ giới thiệu với kết quả nghiên cứu một cách đơn thuần. Thay vào đó, họ đánh giá cao ý kiến của nhà nghiên cứu về hệ quả tác động của các kết quả nghiên cứu đối với chính sách.

Các khuyến nghị, đề xuất phải được dựa trên các bằng chứng khoa học được nghiên cứu một cách cẩn trọng bằng các phương pháp khoa học. Nhưng các đề xuất, khuyến nghị này phải cho thấy tính lợi ích và tính khả thi. Cần lưu ý rằng, các khuyến nghị, đề xuất tốt không phải để cho một chính sách tốt nhất mà cho một chính sách có thể thực hiện được. Để làm được điều đó, các đề xuất, khuyến nghị cần phải lý giải tại sao vấn đề này quan trọng, tại sao phải cần thiết thực hiện vấn đề này và điều gì sẽ xảy ra khi các khuyến nghị này được thực hiện.

Đây là bước quan trọng để nhà nghiên cứu phân tích những mối quan tâm của các đối tượng và tổ chức sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các khuyến nghị này để đưa ra những đề xuất chính sách hợp lí và khả thi. Các khuyến nghị, đề xuất cho từng hành động cần nêu rõ ai sẽ có trách nhiệm phụ trách thực thi. Nên đưa ra các ý kiến, đề xuất mang tính khả thi và phù hợp với hoàn cảnh và gắn cụ thể với mỗi một giai đoạn trong chu trình chính sách. Những đề xuất này phải dựa cơ sở bằng chứng và phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để phân biệt với những khả năng chọn lựa chính sách khác nhau

3.6. Tham vấn cách thực hiện

Ngay cả khi nhà nghiên cứu đã có trong tay một bản báo cáo tóm tắt chính sách hoàn chỉnh thì quá trình truyền thông kết quả nghiên cứu chỉ mới bắt đầu. Để bản báo cáo tóm tắt chính sách đến với công chúng, đặc biệt độc giả mục tiêu, người nghiên cứu cần chú trọng và chủ động giải quyết sự căng thẳng về trao đổi thông tin ở giao điểm giữa nghiên cứu và chính sách, tính đến một chiến lược truyền thông bản báo cáo tóm tắt chính sách đến độc giả qua các kênh truyền thông phù hợp với họ. Cuối cùng, bên cạnh những nỗ lực truyền thông tri thức của nhà nghiên cứu thì các cơ quan chịu trách nhiệm về chính sách cũng cần tăng cường đối thoại với nhà nghiên cứu, phát triển các kênh, các quy trình trong thể chế để việc hoạch định chính sách ngày càng có sự tham khảo các bằng chứng nghiên cứu khoa học.

Tác giả: ThS. Vũ Thị Thu Thanh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ. Mời bạn đọc liên hệ với tác giả qua địa chỉ email “thuthanhvu@vjsonline.org”.

Quy Định Viết Báo Cáo Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Cơ Sở

Quy định viết báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

QUY ĐỊNH Về viết báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

Quy định thống nhất bố cục và các nội dung cần thiết của mỗi phần trong báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại Bệnh viện.

Áp dụng tại tất cả các Khoa, Phòng trong bệnh viện có triển khai đề tài nghiên cứu khoa học.

III.TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Học viện Quân y (2002). Phương pháp nghiên cứu Y – Dược học. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

Phạm Song, Đào Ngọc Phong, Ngô Văn Toàn (2001). Nghiên cứu hệ thống y tế phương pháp nghiên cứu y học. Nhà xuất bản Y học.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang (2009). Quy định trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài, Dự án Khoa học và Công nghệ.

Trường Đại học Y Hà Nội (2010). Hướng dẫn viết báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở. Quy trình Quản lý đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

Trường Đại học Y tế Công cộng (2009). Hướng dẫn cách viết báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở. Quy trình quản lý nghiên cứu khoa học.

THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT:

– Không

5.1. Hình thức báo cáo

– Tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu phải phù hợp với thuyết minh đề cương đã được Hội đồng Khoa học cơ sở xét duyệt.

– Báo cáo phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng, biểu đồ, hình vẽ, đồ thị theo trình tự

– Báo cáo dài từ 30-40 trang giấy khổ A4, được soạn thảo trên bảng mã Unicode, font Times New Roman, cỡ chữ 14. Căn lề: lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề phải 2cm, lề trái 3cm. Khoảng cách giữa các dòng: 1,3- 1,5.

– Khi trình bày các đề mục và các dưới đề mục cần có sự thống nhất về kiểu và cỡ chữ, không gạch chân đề mục hoặc các dưới đề mục.

5.2. Trình tự và các phần của báo cáo

– Trang bìa.

– Trang bìa phụ.

(Các phần trên không đánh số trang)

– Báo cáo kết quả nghiên cứu gồm các phần chính sau:

1- Đặt vấn đề: 1-2 trang

2- Tổng quan tài liệu: 7- 8 trang

3- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 4 – 6 trang

4- Kết quả nghiên cứu: 8 -10 trang

5- Bàn luận: 9 – 12 trang

6- Kết luận: 1 – 2 trang

7- Kiến nghị (nếu có): ½ trang

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

5.3. Nội dung chi tiết từng phần

5.3.1. Trang bìa: (theo mẫu 1)

– Tên cơ quan quản lý: Bộ Y tế (chữ in hoa- cỡ chữ 14)

– Tên cơ quan chủ quản: Bệnh viện Bạch Mai (chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 14)

– Cấp độ: Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở (chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 16)

– Tên đề tài :chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 20

– Chủ nhiệm đề tài: chữ thường, cỡ chữ 14

– Đơn vị thực hiện: chữ thường, cỡ chữ 14

– Địa danh, năm nghiệm thu đề tài: chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 14.

– Trang bìa phụ: (theo mẫu 2) như trang bìa, phần chủ nhiệm đề tài thay bằng những người thực hiện: có thêm những người tham gia nghiên cứu, đơn vị phối hợp.

5.3.3. Đặt vấn đề: trình bày tóm tắt lý do, xuất xứ của công trình nghiên cứu, không trích dẫn dài dòng, không đưa bảng biểu minh họa vào phần này và kết thúc phần đặt vấn đề thường là mục tiêu nghiên cứu của đề tài được in nghiêng, đậm để nhấn mạnh. Phần này cần nêu đủ các ý sau:

– Giả thuyết nghiên cứu: từ phần trên đưa ra giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Giả thuyết nghiên cứu là một vấn đề khoa học hay thực tiễn được giả định và phải chứng minh bằng các mục tiêu nghiên cứu sẽ nêu ở phần tiếp theo.

– Mục tiêu nghiên cứu phải phù hợp với nội dung nghiên cứu. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài phải có quan hệ chặt chẽ với nhau và nhằm chứng minh giả thuyết nghiên cứu, phải giải quyết được những vấn đề cơ bản đặt ra ở tên đề tài nghiên cứu.

5.3.4. Tổng quan tài liệu:

– Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu.

– Trình bày phải mạch lạc, có hệ thống, mang tính tổng hợp và khái quát cao, trích dẫn tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung nghiên cứu và theo đúng quy định.

– Trích dẫn tài liệu theo số thứ tự tài liệu tham khảo và để trong dấu () hoặc [].

5.3.5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cho biết tác giả làm nghiên cứu như thế nào.

– Thiết kế nghiên cứu – nêu đề tài được thiết kế nghiên cứu như thế nào: điều tra mô tả cắt ngang, nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu dịch tễ hay can thiệp, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu triển khai ở giai đoạn I,II…

– Đối tượng nghiên cứu: cần nêu rõ số lượng đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu. Nếu có nhóm chứng cần nói rõ cách chọn nhóm chứng và số lượng đối tượng nhóm chứng.

– Cách tính cỡ mẫu: một số nghiên cứu cần tính cỡ mẫu thì phải nêu công thức tính cỡ mẫu và giải thích nguồn gốc các thông số đưa vào, công thức tính phải phù hợp với thiết kế và mục tiêu nghiên cứu.

– Phương pháp nghiên cứu: cần trình bày rõ phương pháp, các bước tiến hành nghiên cứu theo thiết kế nghiên cứu, các biến số độc lập, các biến số phụ thuộc (đặc điểm của biến số, cách kiểm soát bằng độ nhạy và độ đặc hiệu), các yếu tố gây nhiễu (cách xác định và phương pháp khử nhiễu).

– Các phương tiện sử dụng để nghiên cứu: sử dụng các kỹ thuật, máy móc gì, làm tại đâu, sinh phẩm, hóa chất, bảng câu hỏi, các tiêu chuẩn áp dụng…để khẳng định độ tin cậy của những kết quả thu được sau này.

– Các thuật toán thống kê sử dụng trong báo cáo cần ghi cụ thể từng thuật toán, tránh viết chung chung. Ví dụ: tránh viết “xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Epi 6.0” mà nên ghi rõ so sánh 2 số trung bình bằng test T- student, so sánh 2 tỷ lệ bằng test χ2 v.v…

5.3.6. Kết quả nghiên cứu: trình bày theo thứ tự nội dung nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu đề ra.

– Báo cáo trung thực các kết quả thu được từ nghiên cứu kể cả các kết quả thất bại hay âm tính cũng có giá trị.

– Kết quả được minh họa bằng các hình thức khác nhau như bảng số, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh…

– Cùng 1 nội dung kết quả chỉ diễn đạt bằng một loại hình thức (nếu là bảng thì thôi biểu đồ).

– Tiêu đề của bảng phải ghi ở phía trên bảng, tiêu đề của biểu đồ hoặc đồ thị phải ghi ở phía dưới.

– Trước hoặc sau mỗi bảng, biểu đồ… nên có nhận xét tóm tắt của tác giả về kết quả trong bảng, đồ thị hay hình ảnh. Bảng, biểu cần đi liền với nhận xét, tránh tình trạng bảng biểu ở 1 trang, chỉ dẫn nhận xét ở cách xa làm người đọc khó theo dõi. Bảng không nên quá nhiều số liệu rườm rà.

– Danh sách đối tượng nghiên cứu không được để tên đầy đủ của bệnh nhân, ảnh chụp bệnh nhân phải che mắt để không nhận dạng được bệnh nhân.

5.3.7. Bàn luận: thể hiện khả năng tư duy và trình độ phân tích, biện luận của người thực hiện đề tài nên cần trình bày rõ những nội dung sau:

– Đưa ra các giả thuyết để giải thích kết quả thu được, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo hoặc làm cơ sở cho việc triển khai ứng dụng.

– Phân tích, bàn luận về các kết quả thu được, bàn luận về mục tiêu và những vấn đề chưa được giải quyết.

– So sánh kết quả với các tác giả khác đã nghiên cứu những vấn đề tương tự với nghiên cứu của mình trước đây và hiện nay để thấy rõ sự phù hợp hay khác biệt (nêu lý do nếu có khác biệt) từ đó phân tích, lý giải để đạt được mục tiêu đặt ra. Phần này cũng có thể suy luận, giải thích nhưng cần có cơ sở khoa học.

– Dùng các kết quả thu được để minh họa giả thuyết đưa ra và chứng minh những vấn đề mới trong nghiên cứu của đề tài.

5.3.8. Kết luận:

– Kết luận phải đối chiếu phù hợp với mục tiêu đặt ra ban đầu, kết luận những kết quả nổi bật nhất giải quyết từng mục tiêu.

– Những kết quả là phát hiện, đóng góp mới của đề tài.

– Cần viết ngắn gọn, rõ ràng, tránh bàn luận giải thích dài dòng.

– Không nêu những điểm phụ, ít có tác dụng hoặc chưa đủ chứng cứ khoa học.

– Nếu có kiến nghị hoặc đề xuất thì chỉ đề xuất những vấn đề khả thi. Không nên đề xuất những vấn đề đang giải quyết và nếu giải quyết thì cần nêu ai là người thực hiện, phục vụ cho mục tiêu gì tiếp theo.

5.3.9. Tài liệu tham khảo:

– Nếu có tài liệu tham khảo của nhiều nước khác nhau thì sắp xếp theo thứ tự: tiếng Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc…

– Đánh số thứ tự liên tục không ngắt quãng theo từng thứ tiếng. Trong mỗi thứ tiếng, tài liệu xếp theo thứ tự alphabet của tên tác giả (đối với tiếng Việt) và xếp theo họ (đối với tác giả Âu- Mỹ).

– Mỗi tài liệu trình bày theo trình tự: tên hoặc họ tác giả (nếu 1 tác giả có nhiều công trình thì mỗi công trình phải ghi lại tên tác giả), năm xuất bản (đặt trong dấu ngoặc đơn), tên công trình nghiên cứu, tên tạp chí hoặc sách (in nghiêng), tập, số (đặt trong ngoặc đơn), nhà xuất bản, số trang tài liệu trích dẫn (gạch ngang giữa 2 chữ số).

– Nếu là sách dịch từ tiếng nước ngoài phải ghi rõ bản dịch và tên người dịch.

– Các tài liệu tham khảo liệt kê phải được trích dẫn trong báo cáo không thừa, không thiếu.

5.3.10. Phụ lục:

– Tập hợp thành tập riêng ở cuối báo cáo kết quả.

VII. PHỤ LỤC

– Phụ lục 1: Mẫu báo cáo toàn văn (BVNA.02.NCKH.01)

– Phụ lục 2: Mẫu sổ bàn giao báo cáo cho thư viện (BVNA.02.NCKH.02)

Bạn đang xem bài viết Mẫu Báo Cáo Tóm Tắt Nghiên Cứu Khoa Học Cho Học Sinh Thpt trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!