Cập nhật thông tin chi tiết về Ly Hôn Phải Ra Tòa Mấy Lần? mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
4.7
/
5
(
3
bình chọn
)
Trong các vụ án ly hôn, vấn đề được các bên tham gia quan tâm nhất là phải trực tiếp ra tòa mấy lần. Việc các bên có mặt tại tòa sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên do đó đây là vấn đề các đương sự rất quan tâm. Về vấn đề này pháp luật đã có những quy định cụ thể để hướng dẫn.
Trường hợp ly hôn thuận tình:
Khi giải quyết ly hôn thuận tình, ngoài hòa giải ở cơ sở thì việc hòa giải ở tại Tòa án chính là thủ tục mà các bên phải tham gia. Cụ thể theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Nếu việc hòa giải thành thì tòa án sẽ lập biên bản về việc thuận tình ly hôn và hòa giải thành. Và trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và
Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi hai bên đã thỏa thuận được với nhau về các vấn đề sau:
Hai bên đã tự thỏa thuận được với nhau về việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con;
Hai bên đã tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;
Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Khi Tòa án quyết định công nhận ly hôn thì quyết định này sẽ có hiệu lực pháp luật ngay mà các bên không có quyền kháng cáo và Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình phúc thẩm.
Trong trường hợp trên các bên đương sự chỉ phải đến Tòa để tham gia phiên hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án sẽ lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành và tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo quy định pháp luật. Đối với trường hợp này các bên sẽ phải tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm hoặc cả phúc thẩm nếu như không đồng ý với quyết định của Tòa án tại phiên tòa sơ thẩm.
Trường hợp ly hôn đơn phương:
Cũng giống như thuận tình ly hôn, ly hôn đơn phương cũng phải tiến hành hòa giải tại Tòa án tuy nhiên trình tự hòa giải tại Tòa án đối với ly hôn đơn phương lại không phải là trình tự bắt buộc các bên tham gia.
Thông thường sẽ có nhiều nhất là 3 lần hòa giải trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử, trừ một số trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;
Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
Một trong các bên đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Khi có một bên đề nghị không tiến hành hòa giải, thủ tục có thể được bỏ qua. Khi đó Tòa án sẽ lập biên bản không hòa giải được.
Tuy nhiên tại phiên hòa giải tại Tòa án, nếu các bên hòa giải được với nhau và đồng ý rút đơn ly hôn thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về một hoặc tất cả các vấn đề, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử . Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án phải mở phiên tòa.
Sau khi xét xử vụ án, tòa án sẽ ban hành bản án để giải quyết vụ án. Sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực thi hành.
Các bên cũng cần lưu ý, ngoài việc phải tham gia các buổi hòa giải, trước đó các bên còn bị triệu tập đến tòa lấy lời khai và tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án 1 lần. Tuy nhiên nếu một bên vắng mặt, sự kiện bất khả kháng, có yêu cầu thay đổi thành phần Hội đồng xét xử…. thì phiên tòa có thể bị hoãn theo quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự.
XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN
Hòa Giải Ly Hôn Mấy Lần Trước Khi Ra Tòa
3 dấu hiệu chứng tỏ các cặp đôi sắp ly hôn Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên vợ chồng khi ly thân
Nếu như khi giải quyết một tranh chấp dân sự thông thường thì hậu quả thường chỉ phát sinh với một hoặc hai bên đương sự. Trong khi đó, ở vụ án ly hôn, hậu quả của việc ly hôn đặt ra cho các bên đương sự không ít các vấn đề cần giải quyết như quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ với con, quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Do đó, vấn đề hòa giải ly hôn rất cần thiết.
Pháp luật không quy định việc hòa giải ly hôn mấy lần trước khi quyết định cho hai vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, thông thường tòa án sẽ hòa giải từ 2- 3 lần trước khi đưa vụ án ra xét xử. Khi vụ việc được tòa án thụ lý thì tòa án sẽ gửi thông báo đến các đương sự để thông báo về việc hòa giải.
Tại lần hòa giải thứ nhất nếu một trong hai bên vắng mặt hoặc các bên có mặt đầy đủ tuy nhiên không hòa giải được thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải tiếp lần hai.
Trong lần hòa giải thứ hai, nếu một trong hai đương sự vẫn vắng mặt hoặc hòa giải không thành, tòa án sẽ vẫn sắp xếp tổ chức hòa giải lần thứ ba.
Tại buổi hòa giải lần thứ ba, nếu một trong hai bên đương sự vẫn vắng mặt hoặc hòa giải không thành thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong trường hợp người yêu cầu vắng mặt tại những lần hòa giải ly hôn mà không có lí do chính đáng được coi là từ bỏ quyền yêu cầu. Do đó, tòa án sẽ đình chỉ vụ việc ly hôn.
Phan Law Vietnam tự tin là đơn vị tư vấn, hỗ trợ thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý về HNGĐ uy tín và chuyên nghiệp. Vì vậy, đến với đội ngũ luật sư ly hôn của chúng tôi, bạn hoàn toàn có thể giải quyết ly hôn nhanh chóng với mức chị phí hợp lý.
PHAN LAW VIETNAM Hotline: 1900.599.995 – 0974.80.8888 Email: info@phan.vn
#1 Ly Hôn Hòa Giải Mấy Lần Theo Quy Định
Hoà giải ly hôn thuận tình có thể được tổ chức từ 1 – 2 lần. Đối với ly hôn đơn phương thông thường sẽ tiến hành hòa giải từ 2 đến 3 lần trước khi đưa vụ án ra xét xử ngoại trừ các trường hợp không tiến hành hòa giải được.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn, Tòa án sẽ thực hiện thủ tục hòa giải. Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự như sau:
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Từ quy định trên, có thể hiểu hòa giải trong vụ án ly hôn là một thủ tục bắt buộc khi các cặp vợ chồng tiến hành ly hôn tại Tòa án. Thủ tục hòa giải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trong đó Tòa án đóng vai trò bên thứ ba trung gian tiến hành trao đổi, tạo điều thuận lợi để giúp các bên đương sự trong vụ án ly hôn giải quyết tranh chấp.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể số lần hòa giải. Tuy nhiên, dựa vào từng vụ việc cụ thể mà Thẩm phán sẽ tổ chức hòa giải.
Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần? Hoà giải ly hôn thuận tình có thể được tổ chức từ 1 – 2 lần triệu tập hợp lệ 2 bên đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ hai bên lên trao đổi, thống nhất ý kiến:
Triệu tập hợp lệ lần 1: Nếu trường hợp 2 bên đương sự đều không có mặt ở lần hoà giải triệu tập lần 1 thì Tòa sẽ coi như 2 bên từ bỏ việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu. Nếu trường hợp 1 bên vắng mặt trong phiên triệu tập hợp lệ lần 1 mà có lý do chính đáng thì Tòa sẽ hoãn phiên hòa giải và giải quyết vụ việc.
Ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần? Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về số lần tiến hành hòa giải trong vụ án ly hôn cũng như thời gian giữa các phiên hòa giải. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết, thông thường Tòa án sẽ tiến hành hòa giải từ 2 đến 3 lần trước khi đưa vụ án ra xét xử để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, ngoại trừ các trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Theo quy định trên, khi rơi vào các trường hợp không hòa giải được tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán không tiến hành hòa giải .
Ý nghĩa của hoà giải trong ly hôn
Thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn tạo điều kiện và cho các cặp vợ chồng đang đứng bên bờ vực của sự chia ly một cơ hội để bình tĩnh xem xét lại các vấn đề đang tranh chấp cùng quyết định của mình trước khi bước vào giai đoạn xét xử. Nhiều cặp vợ chồng đã đạt được kết quả tích cực thông qua thủ tục hòa giải trong vụ việc ly hôn.
Ly Hôn Thuận Tình Không Cần Ra Tòa
Đề xuất ly hôn thuận tình không cần ra tòa
Trường hợp vợ chồng thuận tình trong ly hôn và không có tranh chấp về tài sản, con thì có thể giải quyết việc ly hôn thông qua thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch”.
Đây là một đề xuất táo bạo được đưa ra tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể cả trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn thì họ vẫn phải đến UBND cấp xã, phường để xin xác nhận rồi đến tòa án để tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết thì tòa án mới ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa.
Nhiều người đã bước qua cánh cửa ly hôn tâm sự, khi tình yêu đã hết, mục đích hôn nhân không đạt được, điều họ ngại nhất chính là đối diện với tòa án. Vì thủ tục phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí. Và họ chỉ ly hôn bằng miệng hay xé giấy đăng ký kết hôn đi.
Ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, đường đến tòa án huyện xa xôi, người dân nghèo thường có tâm lý ngại đến chốn pháp đình. Nhiều cặp vợ chồng thuận tình ly hôn bằng cách tự thỏa thuận “đường ai nấy đi” mà không biết rằng nhiều hệ lụy đang chờ trước mặt.
Thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn đơn giản hơn, đỡ nặng nề hơn thực sự là giải pháp thanh thản cho những cuộc hôn nhân chẳng may đứt gánh giữa đường.
Nếu việc thuận tình ly hôn được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch thì nơi đăng ký kết hôn cũng là nơi người dân có thể tìm đến để đăng ký ly hôn. Cán bộ hộ tịch là người thụ lý và chủ tịch UBND cấp xã sẽ là người ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho người dân sống trong xã, phường, thị trấn.
Ông Lê Ngọc Văn, Viện Gia đình và giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, sửa luật lần này nên đơn giản hóa thủ tục thuận tình ly hôn. Nếu 2 người thuận tình, không có tranh chấp về tài sản, con cái thì chỉ cần ra xã, phường giải quyết là được, không nhất thiết yêu cầu người dân phải đến tòa án, thủ tục rườm rà quá đôi khi lại ảnh hưởng đến cả 2 bên.
Ủng hộ phương án này, ông Phạm Xuân Phương, Phó giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết: “Việc giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn tại cơ quan hành chính đã được nhiều nước áp dụng. Chẳng hạn, tại Đài Loan chẳng hạn, nếu thuận tình ly hôn thì hai người chỉ cần ra xã trưởng. Chính quyền cấp xã đồng ý cho hai người ly hôn và ghi luôn vào sổ hộ tịch là xong”.
Cũng theo ông Phạm Xuân Phương, đã đến lúc hành chính hóa với các trường hợp thuận tình ly hôn, không nên nặng nề rằng tất cả mọi việc đều phải ra tòa. “Đây sẽ là một bước đột phá hành chính rất lớn bởi việc giải quyết tại cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với giải quyết tại tòa án” – ông Phương nhận định.
Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam và luật sư Nguyễn Chiến, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội đều đồng tình với phương án này và cho rằng đó là một quy định rất tiến bộ. Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Chiến đề xuất nên để các trường hợp thuận tình ly hôn có quyền lựa chọn Cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc tòa án để đề phòng các trường hợp tranh chấp phát sinh sau ly hôn.
Cũng lo ngại các tranh chấp phát sinh hậu ly hôn, ông Tưởng Duy Lượng, Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao đặt câu hỏi ai sẽ là người thi hành các quyết định ly hôn đó. Mặc dù hoan nghênh đề xuất giải quyết việc thuận tình ly hôn bằng con đường hành chính sẽ giảm áp lực quá tải cho các tòa án nhưng ông Tưởng Duy Lượng lo ngại với trình độ của cán bộ cấp xã hiện nay, “Nếu hai người thỏa thuận chưa rõ mà chính quyền vẫn công nhận rồi sau này xảy ra tranh chấp thì giải quyết thế nào?”.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhận định: đề xuất giải quyết ly hôn thuận tình tại cơ quan đăng ký hộ tịch là vấn đề mới đối với Việt Nam nhưng nhiều nước trên thế giới đã có kinh nghiệm thực hiện. Đương nhiên, với trình độ cán bộ cấp xã như hiện nay thì lo ngại của Phó chánh án TANDTC Tưởng Duy Lượng không phải là không có cơ sở.
“Tuy nhiên, trong điều kiện chúng ta cũng đang tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã, dự thảo Luật Hộ tịch chuẩn bị báo cáo Chính phủ cũng có hướng có chức danh hộ tịch viên riêng thì đề xuất giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch là một phương án giảm quá tải rất nhiều cho ngành tòa án”. Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng cho biết Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình sẽ cân nhắc thêm các điều kiện cụ thể đối với đề xuất này.
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay và dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.
XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN
Bạn đang xem bài viết Ly Hôn Phải Ra Tòa Mấy Lần? trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!