Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Khi Bị Mất Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh? mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Làm thế nào khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh?
Bé nhà mình đang đi học lớp 2 nhưng mình sơ suất làm mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh của con. Vậy mình có làm lại thẻ bảo hiểm y tế đó cho con được không? Nếu được thì mình phải làm những gì? Trong lúc chưa có thẻ mà con mình cần đi khám thì mình lấy tạm thẻ học sinh của con ở trường để đưa con đi khám chữa có được không? Nếu mình không làm lại thẻ cho con để chờ cấp thẻ mới thì có được không vì cũng sắp hết năm rồi? Mình cám ơn!
Thứ nhất, làm thế nào khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh?
Căn cứ Điều 18 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:
“Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ”.
Như vậy, nếu bạn làm mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh của con bạn thì có thể đề nghị cơ quan BHXH cấp lại thẻ này.
Thứ hai, về thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất
Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Như vậy, để đổi lại thẻ BHYT khi sai thông tin thì bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH; BHYT (Mẫu TK1-TS).
+ Giấy chứng minh thư nhân dân (bản chính để đối chiếu).
Về nơi nộp: cơ quan BHXH huyện nơi bạn được cấp phát bảo hiểm y tế học sinh cho con của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. Bạn vui lòng tham khảo vấn đề này tại bài viết: Có thể cấp lại thẻ BHYT bị mất qua mạng hay không?
Thứ ba, về vấn đề khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó”.
Như vậy, trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mà con của bạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì xuất trình các giấy tờ sau mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm:
– Giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ (theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP);
– Thẻ học sinh/xác nhận của trường học mà con bạn đang học tập.
Thứ tư, về vấn đề cấp thẻ bảo hiểm y tế của năm 2020
Căn cứ Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
1. Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
4. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên”
Mặt khác, theo Công văn 3340/BHXH-ST ngày 08/8/2017 về cấp sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH thì từ ngày 01/8/2017, thời hạn sử dụng thẻ BHYT: chỉ in “Giá trị sử dụng: từ ngày…/…/….” thay vì ghi thời hạn sử dụng từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm như trước đây.
Như vậy, kể từ ngày 01/08/2017, Pháp luật đã quy định không ghi thời hạn hết hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế lên thẻ nữa. Và vì thế thẻ bảo hiểm y tế này sẽ được sử dụng lâu dài cho đến khi phát hiện sai sót hoặc bị rách, hỏng hay thay đổi đối tượng tham gia thì mới được cấp lại.
Do đó, trường hợp này sang năm mới con của bạn cũng không được cơ quan BHXH tự động cấp lại thẻ. Để đảm bảo quyền lợi của con bạn khi đi khám chữa bệnh thì bạn cần thực hiện thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất cho con.
Nếu còn vướng mắc về vấn đề Làm thế nào khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh Bị Mất Theo Quy Định Hiện Hành
Tôi muốn hỏi về vấn đề cấp lại thẻ bảo hiểm y tế học sinh bị mất. Con tôi là học sinh được trường học cấp thẻ BHYT tại Quận Cầu Giấy. Hiện nay gia đình tôi muốn sử dụng thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh nhưng không thấy nữa. Vậy, tôi cần làm gì để cấp lại được thẻ BHYT cho cháu. Nơi nộp hồ sơ của tôi là ở đâu ạ?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế học sinh bị mất, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về các trường hợp cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:
Căn cứ Điều 18 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định như sau:
“Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ“.
Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
Thứ hai, về thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện khi bị mất:
Theo Khoản 4, Điều 27 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định về hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ( );
– Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn: giấy tờ chứng minh theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS).
Như vậy, bạn cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS; để xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ ba, về nơi nộp hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH:
3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu”.
Theo quy định nêu trên, bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con bạn.
Tóm lại, khi bạn bị mất thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi có đơn đề nghị
– Bạn cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS.
– Bạn nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho bạn.
Trên đây là bài viết tư vấn cho câu hỏi về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế học sinh bị mất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Thủ tục khám bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT
Có được thay đổi nơi KCB ban đầu khi cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do bị mất?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Đơn Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Viết Như Thế Nào?
Theo quy định tại Điều 18 của Luật bảo hiểm y tế năm 2008, được sửa đổi bổ sung vào năm 2014. Nếu người sử dụng bị làm mất thẻ bảo hiểm y tế được đề nghị cấp lại thẻ mới. Và trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp thẻ, cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm làm lại thẻ cho người có yêu cầu.
2. Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
Việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại khoản 4, điều 27 tại Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội. Thủ tục cụ thể như sau:
Đối với cá nhân sử dụng cần chuẩn bị các giấy tờ như sau: tờ khai về việc mất thẻ bảo hiểm y tế, đơn xin cấp lại bảo hiểm y tế.
Đối với đơn vị sử dụng lao động nếu có người lao động làm mất thẻ, cần chuẩn bị bảng kê có đầy đủ thông tin của cá nhân cần cấp thẻ mới.
2.2. Nộp hồ sơ
Cơ quan có trách nhiệm cấp lại thẻ y tế mới đó là bảo hiểm xã hội cấp huyện, tỉnh. Nếu đối tượng thuộc bảo hiểm huyện thu thì nộp tại cấp huyện. Nếu do bảo hiểm xã hội tỉnh thu thì nộp tại cấp tỉnh.
2.3. Giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Đồng thời giải quyết trong 7 ngày làm việc, kể từ lúc nhận được đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
3. Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Đối với bất kỳ mẫu đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế nào, phần bắt buộc phải có đó là tên quốc hiệu: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc lập Tự do Hạnh phúc.
Nằm ngay phía dưới Quốc hiệu mục … ngày … tháng … năm.. Điền nơi viết đơn và mốc thời gian cụ thể. Yêu cầu viết chữ in nghiêng. Ví dụ bạn đang sinh sống tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Ngày viết đơn đề nghị cấp thẻ là 6/4/2020. Vậy bạn phải ghi là: ” Long Sơn, ngày 06 tháng 4 năm 2020 ”
Mục kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi bạn cư trú. Ví dụ: Kính gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang
Tên tôi là: ghi đầy đủ họ và tên theo chứng minh thư và giấy khai sinh. Nên viết tên bằng chữ in hoa, có dấu. Ghi các thông tin phải khớp nhau giữa các loại giấy tờ.
Mục nam/nữ: ghi nam nếu thuộc giới tính nam, nữ nếu thuộc giới tính nữ.
Địa chỉ: ghi rõ nơi ở hiện tại, cần ghi đầy đủ và chính xác để tránh xảy ra những phiền phức.
Thẻ bảo hiểm y tế số: Điền số của thẻ bảo hiểm cũ. Trường hợp làm mất và không nhớ thì nhờ sự giúp đỡ của cơ quan chính quyền cấp xã, cụ thể là cán bộ thương binh và xã hội.
Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT: Ghi thông tin của thẻ cũ, không nhớ thì nhờ chính quyền cấp xã.
Mục lý do cấp lại thẻ: Nêu cụ thể lý do làm lại thẻ là gì. Ví dụ như: Thẻ bảo hiểm y tế bị mất, bị rách, bị hỏng,…
Mục ký và ghi rõ họ tên: có thể dùng chữ ký hoặc điểm chỉ nếu không biết chữ, không biết viết,…
Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết cách làm đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Việc hiểu và nắm rõ quy định sẽ giúp các bạn giải quyết nhanh chóng vấn đề rắc rối của mình.
Nghỉ Không Lương Có Được Dùng Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Không?
Do gia đình có việc bận nên tôi xin công ty nghỉ không lương 20 ngày trong tháng 11/2017. Tuy nhiên, trong thời gian đó tôi có bị ngã và phải vào viện khâu vết thương 3 ngày. Vậy trong tháng này công ty có báo giảm lao động cho tôi. Vậy tôi có được hưởng chế độ ốm đau không và thẻ BHYT của tôi có dùng được trong tháng báo giảm này không ạ? Xin cảm ơn công ty.
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc công ty có phải báo giảm và có được hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
“2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BH.”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn bị ngã và phải vào viện khâu vết thương 3 ngày trong khoảng thời gian bạn đang xin công ty nghỉ việc không lương nên bạn sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau trong trường hợp này. Bên cạnh đó, trong tháng 9/2017 bạn có xin phép nghỉ không lương 20 ngày nên tháng 9 bạn sẽ không được đóng Bảo hiểm xã hội, theo đó, công ty phải báo giảm cho bạn theo Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017.
Thứ hai, về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ không lương;
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 42 Quyết định Số: 595/QĐ-BHXH thì:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
Trong trường hợp trên, do bạn nghỉ việc không lương trong khoảng thời gian 20 ngày nên bạn sẽ không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Mặt khác, bạn không thuộc trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau hay thai sản nên trong thời gian này bạn và công ty của bạn cũng không đóng BHTN, BHTNLĐ, BHTN, BHYT, BNN nên bạn sẽ không được hưởng quyền lợi của BHYT khi bạn vào viện khâu vết thương 3 ngày.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trong trường hợp của bạn, vì bạn nghỉ 20 ngày trong tháng không nhận lương nên công ty sẽ phải thực hiện thủ tục báo giảm. Ngoài ra, bạn cũng sẽ không được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Khi Bị Mất Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh? trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!