Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Viết Bài Luận Xin Học Bổng Thành Công mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bố cục bài luận xin học bổng như thế nào là chuẩn nhất?
Đừng đi theo lối mòn, giới thiệu tên tuổi hoặc nơi ở, bởi vì mỗi kì có quá nhiều đơn và bài luận xin học bổng rồi. Hãy gây ấn tượng mạnh với ban tuyển sinh bằng mở đầu ấn tượng. Một mở đầu ấn tượng trong 30s đầu phải lấy được sự hứng thú với ban tuyển sinh giống như bông hoa màu sắc nổi bật chấm điểm trong màu sắc nhạt nhẽo của sự ảm đạm vậy.
Bằng cách mở đầu ấn tượng, bạn đã hoàn toàn lấy được sự thiện cảm của ban tuyển sinh rồi. Nó chính là một cách làm cho người tuyển sinh có cái nhìn yêu thích hơn và bài luận của bạn sẽ được chú ý, đánh bật hơn so với các bài luận xin học bổng khác. Hãy chú ý tới phần mở đầu này, nó rất là quan trọng đấy.
Phần thân: Viết rõ ràng và phải mạch lạc
Hãy có chiến lược trước khi viết bài luận. Hãy viết tách đoạn ra rõ ràng, mỗi đoạn có một nội dung chính, nhưng mỗi đoạn phải có sự tương trợ lẫn nhau. Trong mỗi đoạn có câu mở đầu và câu nối với những đoạn đằng sau, những câu này cần có sự liên kết một cách logic và chặt chẽ. Điều này sẽ giúp cả bài luận có sự kết nối và thật sự làm cho người đọc có sự ấn tượng tốt, họ sẽ chú ý đến bài luận của bạn trong muôn vàn bài luận xin học bổng khác.
Những lưu ý gì khi viết bài luận xin học bổng
Viết ngắn nhưng đủ ý còn hơn viết dài mà lan man
Tốt nhất, với những người không có khiếu viết văn thì chỉ nên viết khoảng 1300 từ trở lại là ổn, nhưng đừng ngắn quá. Viết phải đủ ý, còn đối với những trường hợp có yêu cầu viết trong khoảng bao nhiêu từ thì các bạn nên căn chuẩn ra, lập dàn ý rồi hãy viết bài luận, điều này giúp bạn chắc chắn có thể đảm bảo viết đủ ý mà không lan man và viết trong tầm quản lí của bạn.
Thể hiện được sở trường và ưu điểm của bản thân
Hãy để lại dấu ấn với ban tuyển sinh bằng cách để lại dấu ấn cá nhân trong bài luận xin học bổng. Các sở trường, những gì bạn đã đạt được mà bạn cho là có ấn tượng và đặc biệt với người khác thì hãy ghi vào.
Điều này làm cho người đọc hình dung được rõ hơn con người của bạn, và hình dung được tính cách cũng như ấn tượng và quan tâm hơn với bài luận xin học bổng của bạn.
Tham khảo để lấy kinh nghiệm viết chính là cách không bao giờ thừa với người đang viết bài luận xin học bổng. Hãy học hỏi cách viết và cách gây ấn tượng của họ, từ đó phát triển lên để có thể hoàn thành bài luận tốt nhất.
Đây là cách nên áp dụng để có được bài luận xin học bổng tốt nhất cho bạn. Áp dụng, kế thừa những ưu điểm của các bài luận này để cho bài của mình tốt hơn nữa.
Nếu như bạn là người không có khiếu viết văn, muốn xin được học bổng nhờ bài luận mà chưa có ai để hỏi thì hãy tham khảo tới dịch vụ viết bài luận xin học bổng thuê của luanvannhanh. Chúng tôi đảm bảo sự chất lượng với những người thạc sĩ, tiến sĩ có trình độ chuyên môn và cam kết cho người thuê có bài luận tốt nhất để xin học bổng thành công.
chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn, viết thuê luận văn tốt nghiệp, viết thuê tiểu luận, phân tích định lượng, làm dissertation, essay… Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0941217733 để đươc tư vấn trong thời gian sớm nhất.
chúng tôi – Đồng hành cùng bạn trên con đường tri thức!
Làm Thế Nào Để Viết Một Bài Luận Xin Học Bổng (Scholarship Essay)?
Đây có thể gọi là một trong những khó khăn lớn nhất trong công cuộc chuẩn bị đi du học không chỉ của riêng mình mà là bất kì bạn trẻ nào. Ngoài việc lựa chon trường, ngành học hay xác định chỗ ăn chỗ ở cho phù hợp với điều kiện bản thân cũng như là kinh tế cho phép, thì việc lên kế hoạch là cực kì quan trọng, trong đó bao gồm việc viết tự luận hay thư giới thiệu bản thân ( mà trong tiếng anh gọi là Personal Statement, Motivation Letter or Statement of Purpose) cũng là một vấn đề khiến ai cũng phải vò đầu suy nghĩ, hao tâm tổn sức. Để giúp các bạn cảm thấy dễ dàng hơn và có thể hình dung được mình cần phải làm gì trước tiên thì mình cũng có 1 vài tip nho nhỏ sau đây.
Viết một bài essay cũng không khác gì mấy với việc các bạn viết một bài tập làm văn trên trường vậy chỉ khác một chỗ là lần này các bạn phải viết bằng tiếng anh. Thì để có thể được điểm cao, các bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian cũng như chất xám suy nghĩ xem mình nên viết cái gì, lập ra dàn ý, triển khai bài viết và kiểm tra nó trước khi nộp bài. Thì bài Essay cũng như vậy.
Step 1 Pre-plan (Bước chuẩn bị): Ở bước này, các bạn chưa cần làm đụng gì tới bài viết cả. Điều các bạn cần làm là RESEARCH và WRITE DOWN tất cả các học bổng các bạn dự định sẽ apply. Sau đó, hãy cố gắng tìm kiếm tất cả những điểm chung trong các yêu cầu được đưa ra có trong phần requirement của tất cả các học bổng đó. Bởi chỉ có làm như thế các bạn sẽ tiết kiêm được rất nhiều thời gian khi chỉ cần viết 1 hoặc 2 bài essays. Ngoài ra thì điều không kém phần quan trọng đó là ngày deadline, vì không ai muốn bỏ lỡ mất cơ hội được nhận tiền free cả.
Step 2 – Craft your story (Brainstorming): Hay được gọi là bước lập dàn ý Điều mà các giám khảo mong muốn là các bạn có thể thể hiện được con người THỰC SỰ của bạn qua bài viết. Và hãy hạn chế việc đưa bảng điểm thành tích hay resume của bạn vào trong bài. Vì thật chất khi nộp hồ sơ các bạn đã phải show hết cho họ tất cả những thứ đó rồi, họ biết học lực bạn như thế nào, bạn giỏi ra làm sao cũng như kinh nghiệm hoạt động ngoại khoá của bạn. Thứ họ CẦN là một điều gì đó “UNIQUE” về bạn.
Để có thể làm được điều đó thì các bạn cần phải đầu tư 1 lượng thời gian xứng đáng và công sức của mình. Hãy viết xuống bất kì thứ gì hoặc điều gì xảy ra trong cuộc đời mà đã tạo động lực rất lớn cho bản thân các bạn và điều đó khiến các bạn thích thú ra bản draft (nháp). Và đọc thật kĩ chúng để có thể chọn ra một việc mà các bạn nghĩ là sẽ thu hút được giám khảo.
Step 3 – Get started (Bắt đầu viết bài – Mở bài): Sau khi các bạn đã tìm ra được câu chuyện của mình. Thì việc đầu tiên các bạn cần làm là phải viết một cái gì đó gây ấn tượng mạnh cho người đọc khoảng chừng 2-3 câu ONLY (A Hook). Các bạn không cần nhất thiết phải theo một lối truyền thống nào cả (Tuy nhiên mình không khuyến khích các bạn tạo một cuộc tranh cãi nảy lửa trong bài hay đưa ra một hướng giải quyết cho một vấn đề nào đó).
Mình sẽ viết 1 ví dụ cho các bạn dễ hiểu nha: For example: My classmates make fun of me because (something).., All the weekends I work as a clown and as a party host to pay for my highs school/college applications and graduation. I can’t text my friends because I have a big gloves on my hands, my parents are always running away from me, I have to wear big floppy shoes and this hot outfit. But I’ve learned so much by being a clown, I’ve learned how to work different types of people and I’ve learned …..(something like skills) that will actually help me in college.
Lưu ý, khi viết đoạn Hook các bạn không cần phải viết quá chi tiết về vấn đề như công việc của các bạn bởi vì nó sẽ được liệt kê chi tiết hơn ở phần thân bài (Body).
Dựa vào bài ví dụ ở trên, các nhà giám khảo sẽ tự đặt câu hỏi rằng chuyện gì xảy ra với mình và tại sao mình lai làm như thế. Điều đó tạo lên sự tò mò của họ mà khiến họ sẽ bị cuốn hút vào câu chuyện của bạn.
Note: Tuy nhiên, đôi khi những giám khảo không cảm thấy hứng thú khi các bạn chỉ kể về bản thân của mình qua nhiều hoặc không thể theo kịp được câu chuyên “Độc đáo của bạn”. Các bạn cũng có thể viết về một điều gì đó thú vị ví dụ như một thần tượng nào đó mà các bạn ngưỡng mộ (Nhưng không phải là kể về những bài hát, những scandal hoặc đời sống cá nhân riêng tư của họ mà viết về việc họ đã giúp tạo dộng lực cho chúng ta như thế nào. For instance, I’ve seen Miley Cyrus’s work ethic these past few years such as….(Contributions to Society) and she inspired me to get 4.0 GPA to stay in school to become (Something you want to be .. Whatever). Ngoài ra nếu bạn đam mê về xe cộ hoặc video game hay bất kì thứ gì, hãy viết về chúng (Nó đã tạo động lực như thế nào giúp bạn muốn vào University/college đến như thế)
Step 5 – Proofread (Kiểm tra lại bài): Đây là bước cuối cùng của bài viết, khi bạn đã hoàn thành xong bài essay Bạn cần phải nhờ một ai đó mà họ không biết về câu chuyện của bạn để đọc nó (thầy cô, hàng xóm,…. ) và hãy thăm dò ý kiến của họ để xem liệu bài viết của mình có thu hút họ hay không?, có điều gì bất hợp lý trong câu chuyện mà họ cảm thấy không hiểu hay không? Hãy yêu cầu họ góp ý một cách nghiêm túc và thật lòng bởi vì chỉ khi làm như thế các bạn mới có thể đánh giá được bài viết của mình như thế nào.
Sau cùng là đến lượt bạn: hãy đọc chúng thành tiếng để xem xét xem việc bài essay có thể hiện được con người, ước mơ, hoài bão và mong muốn được nhận scholarship của bạn hay không.
Vì bạn chỉ có 1 cơ hội duy nhất để cho họ thấy được con người bạn là qua bài essay này, chính vì vậy mà hãyđọc và kiểm tra chúng 1 cách cần thận Ở bước Brainstorming, nếu các bạn gặp khó khăn, các bạn có thể tham khảo trang trang web ở đây để hỗ trợ các bạn: https://artofsmart.com.au/personal-statements-personally-personalised/
Credit: Charlie Dam – Content Contributor của Student Life Care Link gốc bài viết: https://www.facebook.com/groups/duhoctietkiemslc/permalink/3501828699834051
Làm Thế Nào Để Viết Một Bài Luận Biện Luận
Quy trình viết bài văn nghị luận
Viết luận chứng là một phong cách viết dựa trên bằng chứng, do đó, quá trình này chủ yếu dựa trên việc thu thập các dạng bằng chứng khác nhau thông qua nghiên cứu. Trong một số phong cách viết, người viết có thể bắt đầu viết hoặc lên ý tưởng cho luận điểm của họ trước khi tiến hành phần lớn nghiên cứu của họ. Tuy nhiên, theo phong cách này, đó là khâu đầu tiên và quan trọng nhất.
Để trình bày một lập luận công bằng, chính xác và hiệu quả, điều quan trọng là phải xem lại tất cả các loại nguồn và tài liệu học thuật. Hơn nữa, trong giai đoạn nghiên cứu, người viết nên tự làm quen với tất cả các mặt của cuộc tranh luận mà họ đang tham gia.
Để biết chi tiết về cách tạo một dàn ý cho bài luận lập luận, hãy kiểm tra nhấn vào đây..
Sau khi xây dựng dàn ý kỹ lưỡng, bạn sẽ sẵn sàng bắt tay vào viết. Nếu bạn có một dàn ý hoàn chỉnh, quá trình viết chủ yếu phải bao gồm việc kết nối các bằng chứng và bổ sung các phần của bài báo bằng các chuyển tiếp. Điều quan trọng là đảm bảo rằng bài luận của bạn có một dòng chảy tự nhiên và logic. Nhiều nhà văn trẻ và sinh viên đã thêm rất nhiều sự khởi sắc vào bài viết của họ để “nghe có vẻ thông minh” hoặc bắt chước cách viết nghe có vẻ hàn lâm. Tuy nhiên, thường xuyên hơn không, điều này dẫn đến việc viết có vẻ dày đặc, phức tạp và khó hiểu. Thay vào đó, các nhà văn nên cố gắng đạt được sự rõ ràng và dễ đọc. Điều này sẽ không chỉ giúp người đọc của bạn hiểu những gì bạn đang cố gắng nói, mà còn giúp bạn tập trung và cho phép ý tưởng của bạn trở thành trung tâm.
Bây giờ bạn đã có một bản nháp hoàn chỉnh, đã đến lúc đọc lại, chỉnh sửa và chỉnh sửa. Trước tiên, hãy tự đọc to bản nháp của bạn và cố gắng xác định bất kỳ khu vực nào nghe có vẻ không rõ ràng hoặc khó hiểu. Viết lại và diễn đạt lại những ý tưởng này theo khả năng tốt nhất của bạn. Khi bạn đã tự mình chỉnh sửa ở mức độ vừa đủ, bạn nên tìm kiếm ý kiến thứ hai về tác phẩm của mình. Nhờ đồng nghiệp, giáo sư hoặc trợ lý giảng dạy đọc qua bài báo của bạn và giúp bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu. Cuối cùng, bạn nên có một bài báo được biên tập chặt chẽ và có ít hoặc không có lỗi ngữ pháp hoặc cú pháp.
Cấu trúc của bài luận lập luận
Các bài luận lập luận có xu hướng tuân theo một cấu trúc chung bao gồm phần mở đầu chứa luận điểm, các đoạn thân bài chứa bằng chứng và phần kết luận nêu các hàm ý rộng hơn. Mặc dù họ không cần tuân theo cấu trúc này một cách chặt chẽ, nhưng đây là cấu trúc hiệu quả nhất để lập luận rõ ràng và thuyết phục, và hầu hết các bài luận trong thể loại này đều được sắp xếp theo cách này.
Giới thiệu về bài luận lập luận
Ví dụ:
Ví dụ:
Một người đọc sẽ có thể hình thành lập luận phản bác lại lập luận được đưa ra trong luận điểm của bạn. Ví dụ, “Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tàn khốc giết chết hàng triệu người trên thế giới”, phần lớn là một tuyên bố thực tế và do đó không phải là một luận điểm hiệu quả, vì không có phản bác đáng kể.
Một luận điểm chắc chắn cũng nên xem trước cách tác giả dự định trình bày và bảo vệ lập luận của họ trong phần còn lại của bài báo. Mặc dù nó không nên liệt kê bằng chứng, nhưng nó sẽ cung cấp cho người đọc một ý tưởng chung về cách người viết định khung lập luận của họ.
Nhìn chung, người đọc phải có thể đọc luận điểm của một bài báo và hiểu được tác giả đang đưa ra tuyên bố nào và có ý tưởng chung về cách họ dự định bảo vệ luận điểm đó.
Ví dụ:
“Mặc dù việc tăng lương tối thiểu có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong ngắn hạn ở một số khu vực, nhưng nó sẽ làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh bằng cách phân phối lại hàng tỷ đô la cho những người lao động có thu nhập thấp hơn, cuối cùng mang lại lợi ích kinh tế ròng”.
Trong ví dụ này, tác giả đưa ra một lập luận rõ ràng (mức lương tối thiểu sẽ có lợi cho nền kinh tế) và cung cấp cho người đọc một ý tưởng chung về cách họ sẽ bảo vệ tuyên bố (mức lương tối thiểu cao hơn sẽ làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh). Tuyên bố cũng có những phản biện rõ ràng (tức là tỷ lệ thất nghiệp cao hơn sẽ nhiều hơn lợi nhuận của việc tăng chi tiêu; hoạt động kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng sẽ giảm).
Luận điểm của riêng nó không chứng minh bất cứ điều gì. Đúng hơn, tác giả nêu yêu cầu của họ, bây giờ họ phải bảo vệ nó.
Nội dung của bài luận lập luận
Ví dụ:
Để làm cho lập luận của họ hiệu quả và thuyết phục, người viết cần phải lựa chọn và đóng khung các bằng chứng một cách cẩn thận, chú ý đến người đọc. Về điểm này, người viết nên luôn giải quyết các lập luận và bằng chứng trái ngược với kết luận của họ. Việc loại trừ bằng chứng đi ngược lại tuyên bố của bạn được coi là không trung thực và phi đạo đức về mặt học thuật. Trong một bài luận tranh luận, người viết phải luôn đề cập đến sự phản chứng và văn bản hóa lại nó trong lập luận của họ hoặc giải thích cách kết luận của nó bị hiểu sai hoặc gây hiểu lầm.
Ví dụ:
Tuy nhiên, đây chỉ là một bằng chứng. Để tác giả lập luận thuyết phục, họ nên cung cấp nhiều bằng chứng thu thập từ các nguồn khác nhau. Điều quan trọng, người viết không nên liên tục tham khảo một hoặc hai nguồn. Trên thực tế, việc sử dụng quá nhiều nguồn được coi là một hình thức đạo văn, vì vậy điều rất quan trọng là người viết phải giải quyết nhiều nguồn khác nhau để đưa ra khẳng định thực sự là nguyên bản.
Kết luận cho bài luận tranh luận
Ví dụ:
Trong ví dụ này, chúng ta có thể thấy các tính chất chính của một kết luận hiệu quả tại nơi làm việc. Mở đầu, tác giả trình bày lại luận điểm của họ với sự chú ý đến các bằng chứng được trình bày trong phần thân của một bài luận. Sau đó, họ chỉnh sửa lại một số bằng chứng mà họ đã trình bày trong suốt bài luận, xác định các lĩnh vực cần nghiên cứu thêm. Cuối cùng, họ kết nối nghiên cứu của mình với các vấn đề xã hội rộng lớn hơn, nhắc nhở người đọc tại sao nghiên cứu của họ là phù hợp và quan trọng.
Kết luận
Các bài luận lập luận dựa trên nghiên cứu có thể khó khăn, nhưng với sự hiểu biết sâu sắc về các quy ước của thể loại và cách tiếp cận có tổ chức đối với quá trình nghiên cứu và viết, chúng có thể không đau và thậm chí rất thú vị khi viết. Hãy làm theo các bước và cấu trúc được trình bày trong bài viết này để tạo thành một bài văn lập luận hấp dẫn và viết tốt.
Làm Thế Nào Để Viết Tốt Một Luận Văn Khoa Học
Để viết tốt luận văn, người viết phải cần cù, chịu khó, say mê trong nghiên cứu khoa học, luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu, cũng như người leo núi phải không sợ mỏi gối, chồn chân đi trên những con đường gập ghềnh của khoa học thì mới đạt tới “đỉnh cao xán lạn “.
Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chủ yếu của sinh viên trong các trường đại học. Một trong những thể hiện của nghiên cứu khoa học là viêt luận văn khoa học.
Luận văn khoa học là chuyên khảo về một vấn đề khoa học hoặc công nghệ do một người viết nhằm mục đích: – Rèn luyện về phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học; – Thể nghiệm kết quả của một giai đoạn học tập hay một vấn đề khoa học quan tâm; – Bảo vệ công khai trước Hội đồng hoặc được chấm để lấy bằng tốt nghiệp đại học hoặc học vị thạc sỹ, tiến sỹ
Luận văn khoa học bao gồm:
– Tiểu luận môn học, Thu hoạch (báo cáo) thực tập: là báo cáo về một vấn đề thuộc một môn học hay một vấn đề thực tiễn tại một đơn vị nào đó nhằm rút ra những kết luận hay đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra, có độ dài không quá 30 trang;
– Khoá luận tốt nghiệp hay Đồ án tốt nghiệp: là chuyên khảo mang tính chất tổng hợp, thể nghiệm kết quả sau một khoá đào tạo đại học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hay khoa học kỹ thuật, được chấm hay bảo vệ để lấy bằng cử nhân hay kỹ sư, có độ dài khoảng 80 trang;
– Luận văn Thạc sỹ: là chuyên khảo sâu về một vấn đề khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc quản lý cụ thể, chứng tỏ học viên đã nắm vững kiến thức đã học, nắm được phương pháp nghiên cứu và có kỹ năng năng thực hành về vấn đề nghiên cứu, có độ dài khoảng 100 trang và được bảo vệ trước Hội đồng để lấy học vị thạc sỹ.
Mục đích chính của luận văn là học tập, phản ánh kết quả học tập, đồng thời cũng là một công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện lao động khoa học nghiêm túc, độc lập, sự tìm tòi, sáng tạo của người viết, những ý tưởng khoa học của người viết. Luận văn là một công trình khoa học nên đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và phải đạt yêu cầu: luận văn phải có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn; số liệu và các nguồn trích dẫn phải chính xác và đáng tin cậy; văn phong mạch lạc, chuẩn xác; được trình bày đúng quy định và thể hiện người viết có phương pháp nghiên cứu.
Để viết một luận văn, cần tiến hành các bước sau đây:
1- Lựa chọn và đặt tên đề tài luận văn:
Đề tài luận văn có thể do Khoa, Bộ môn, các thầy, cô giáo gợi ý hay do bản thân sinh viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó. Tốt hơn cả là sinh viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở ý thích, năng lực, sở trường, mối quan hệ … hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của mình.
Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc sách báo; trao đổi, tranh luận với các nhà khoa học, đồng nghiệp; thực tập, thực tế tại các cơ quan, công ty; suy nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường; nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế; nghe thấy sự kêu ca phàn nàn của những người khác; đi dạo …
Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài.
Để đảm bảo cho chất lượng luận văn, đề tài phải:
– Có ý nghĩa khoa học:bổ sung cho lý thuyết của bộ môn khoa học; xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại … ; những phát triển mới nhất về vấn đề nghiên cứu …
– Có giá trị thực tiễn: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, quản lý … ; xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của ngành, của địa phương …;
– Có tính khả thi : có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài, như: cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị thí nghiệm, nếu cần; có người hướng dẫn khoa học và các cộng tác viên khác; có đủ thời gian…;
– Phù hợp với sở thích, sở trường của người nghiên cứu .
Việc đặt tên đề tài một cách chuẩn xác là rất quan trong vì tên đề tài chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu. Tên đề tài phải ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất. Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để có thể được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa. Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin, như:
– Vài suy nghĩ về … – Thử bàn về …
– Góp phần vào …
2- Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu:
a- Xây dựng đề cương: Trên cơ sở tên đề tài đã được thông qua, sinh viên xác định đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu cũng chính là bố cục của luận văn, bao gồm các chương, mục phản ánh đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic. Nguyên tắc phải tuân thủ khi xây dựng đề cương là: tên các chương phải phù hợp với (thể hiện) tên đề tài; tên các mục lớn trong chương phải phù hợp với tên chương; tên các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục lớn … Đối với một luận văn khoa học, đề cương nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, thường gồm 3 (ba) chương.
Chương 2 thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm …
Chương 3 nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề. Trong mỗi chương không nên có quá nhiều mục lớn mà nên bố cục khoảng 3 mục.
Các chương, mục của luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ được trình bày như sau:
Chương 1: …………………
1.1. …………………
1.1.1…………………
1.1.2…………………
1.1.3………………………
1.2………………..
1.2.1………………
1.2.1……………..
1.3……………………..
1.3.1……………….
1.3.2……………….
1.3.3…………………
Chương 2…………………..
2.1…………………………
2.2…………………
2.3………………..
Chương 3……………………
Đối với Thu hoạnh thực tập tốt nghiệp hay Khoá luận tốt nghiệp … có thể dùng chữ số Lamã I, II, III để thay cho 1.1., 1.2., 1.3. … Đề cương không nên xây dựng quá chi tiết, vì trong quá trình nghiên cứu còn có thể có những thay đổi phụ thuộc vào nguồn tài liệu, vào những phát hiện mới của tác giả.
b. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Cùng với đề cương, sinh viên phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu , chỉ rõ nội dung công việc và thời gian hoàn thành.
3- Trình đề cương cho người hướng dẫn để xin ý kiến:
5- Viết luận văn khoa học:
Sau khi có tương đối đầy đủ tư liệu, trên cơ sở đề cương chi tiết đã được thông qua, có thể bắt đầu viết luận văn. Việc này tốt nhất nên thực hiện trên máy vi tính, theo phông chữ thông thường Vn-Times (TCVN3) hoặc Times New Roman (Unicode), khổ chữ 13 hoặc 14, có thể bắt đầu từ Lời nói đầu hay từ Chương 1.
a- Bìa chính và bìa phụ: có nội dung hoàn toàn giống nhau và được viết theo thứ tự (từ trên xuống): Tên trường; tên Khoa, bộ môn; Tên luận văn khoa học (Khoá luận tốt nghiệp, Thu hoạch thực tập tốt nghiệp …); Tên đề tài; Tên người viết và người hướng dẫn khoa học (góc phải); Nơi thực hiện, năm … Bìa chính là tờ bìa cứng ngoài cùng có màu khác nhau theo quy định (KLTN của ĐH Ngoại thương: bìa đỏ, chữ vàng). Bìa phụ là trang đầu tiên của luận văn.
c- Lời nói đầu: Đối với hầu hết các loại luận văn, lời nói đầu thường chỉ gói gọn trong 1-2 trang, nói rõ lý do chọn đề tài, mục đích, mục tiêu của viêc nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tên các chương và dự kiến kết quả đạt được, cùng với lời cám ơn những người đã giúp đỡ mình trong quá trình làm luận văn. Riêng đối với khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ, lời nói đầu thường được viết dưới dạng các mục, như: Tính cấp thiết của đề tài; Mục đích và mục tiêu nghiên cứu; Tình hình nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ; Phương pháp nghiên cứu; Những đóp góp mới của luận án; Kết cấu của luận văn, luận án.
d- Viết các chương: Như đã nói ở trên, luận văn thông thường được kết cấu thành ba chương với số trang của các chương gần bằng nhau để đảm bảo tính cân đối của luận văn. Nội dung của các chương cần có các tiêu đề, mục lớn, mục nhỏ đầy đủ, rõ ràng, tránh sử dụng quá nhiều dấu ký hiệu: #, *, -, + … trong luận văn. Cuối mỗi chương nên có kết luận từ 7 – 10 dòng về các vấn đề đã đề cập trong chương đó bằng các cụm từ, như: Tóm lại, Nhìn chung,… Qua phân tích trên có thể rút ra kết luận …
f- Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các tác phẩm kinh điển, giáo trình, sách tham khảo, luật lệ, nghị quyết, thông tư, báo cáo, các bài báo … bằng các thứ tiếng khác nhau mà tác giả đã tham khảo khi nghiên cứu và có dẫn chiếu trong luận văn.
– Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt phải xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả, bằng tiếng nước ngoài xếp theo ABC của họ tác giả. Nếu tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo chữ cái đầu tiên của cơ quan ban hành hay phát hành ấn phẩm đó.
– Nguồn tài liệu phải có các thông tin: tên tác giả hoặc cơ quan phát hành; năm xuất bản ( để trong ngoặc đơn); tên sách ( in nghiêng) hoặc tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng); nhà xuất bản, nơi xuất bản (đối với sách); tên tạp chí ( in nghiêng), số ( trong ngoặc), trang … (nếu là bài báo).
Ví dụ cách ghi như sau:
1. Hoàng Văn Châu (2003), Vận tải-Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP HCM.
2. Võ Nhật Thăng (2002), “Trách nhiệm của người giao nhận khi phát hành vận đơn FBL”, Visaba Times, (42), tr. 14-15.
3. Đinh Xuân Trình (2002), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Các tài liệu tham khảo đánh số như trên cũng phải được trích dẫn vào luận văn ở những những chỗ cần thiết bằng cách dùng dấu móc vuông [ … ].
Phụ lục là những bảng , biểu, số liệu, sơ đồ, hình vẽ, kết quả điều tra, khảo sát … có tác dụng chứng minh, minh họa cho các nội dung của luận văn mà nếu đưa vào luận văn thì không đẹp và chiếm nhiều trang nên được đưa vào phần cuối cùng của luận văn và không tính số trang. Phụ lục này cũng có thể được đánh số thứ tự và phải đánh số trang.
5.2. Văn phong của luận văn khoa học:
Luận văn khoa học phải được viết bằng một thứ tiếng Việt chuẩn xác, rõ ràng, mạch lạc. Khác với các bài phóng sự, tả cảnh, bút chiến … , văn phong của luận văn phải thể hiện sự nghiêm túc, giản dị, khoa học. Trong luận văn, người nghiên cứu chủ yếu đưa ra, trình bày các sự kiện, những luận cứ, luận chứng, một cách khách quan, rồi phân tích, lập luận, chứng minh để rút ra những kết luận có sức thuyết phục, tránh thể hiện tình cảm yêu, ghét đối với đối tượng nghiên cứu và tránh dùng nhiều tính từ, lối so sánh, ẩn dụ, ví von … Lời văn trong luận văn khoa học chủ yếu được dùng ở thể bị động, nên tránh dùng đại từ nhân xưng, như tôi, chúng tôi, em … mà thay vào đó có thể dùng tác giả, người viêt luận văn này …
5.3. Hình thức và cách đánh máy:
Luận văn khoa học, từ bìa cho đến các trang nội dung, phải được đánh máy và trình bày một cách chân phương, nghiêm túc, trên giấy trắng khổ A4, không mùi bằng mực đen. Tuyệt đối không được thêm các hình vẽ ở các trang bìa, cũng như không được kẻ thêm vạch hay viết thêm tên người hướng dẫn, tên tác giả ở phía trên và phía dưới ở các trang bên trong. Các kiểu chữ sử dụng cũng phải chân phương, không rườm ra, màu mè, cầu kỳ, bay bướm. Luận văn chỉ được đánh máy trên một mặt của trang giấy, dùng kiểu chữ Vn-Times (TCVN3) hoặc Times New Roman (Unicode), cỡ 13 hoặc 14, dãn dòng 1,5 line, lề trên 3 cm, lề dưới 3,5 cm (nếu đánh số trang ở dưới), lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm. Một trang như vậy chỉ khoảng 27 dòng.
6. Bảo vệ luận văn
Luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ bắt buộc phải bảo vệ trước Hội đồng do Hiệu trưởng hay Bộ trưởng ký quyết định thành lập. Khoá luận hay đồ án tốt nghiệp đại học có thể được bảo vệ hay chấm. Tại trường ĐHNT từ năm học 2005-2005 (K40), các Khoá luận tốt nghiệp (KLTN) phải được bảo vệ trước Hội đồng gồm 03 thành viên. Để bảo vệ tốt luân văn, cần tiến hành tốt các công việc sau:
6.1. Viết tóm tắt luận văn:
Tóm tắt luận án tiến sỹ có độ dài 24 trang (khổ nhỏ), phản ánh trung thực nội dung chủ yếu của luận án, được gửi cho các nhà khoa học và các cơ quan để nhận xét. Tóm tắt luận văn thạc sỹ khoảng 15 trang được dùng trong buổi bảo vệ. Tóm tắt KLTN có độ dài từ 8-10 trang do sinh viên viết để trình bày trước Hội đồng trong vòng 10 phút. Yêu cầu của tóm tắt là ngắn gọn, cô đọng, nêu được cấu trúc của đề tài, nêu bật được những nội dung chính của khoá luận, nhấn mạnh được những nội dung cần thiết, những kết luận rút ra sau khi nghiên cứu đề tài cùng với các giải pháp, đề xuất, kiến nghị. Trước buổi bảo vệ, sinh viên nên trình bày thử để đảm bảo không vượt quá 10 phút.
6.2. Bảo vệ trước Hội đồng:
Sinh viên phải trình bày trước Hội đồng một cách rõ ràng, mạch lạc (tốt nhất không cầm giấy đọc) thể hiện mình nắm chắc vấn đề nghiên cứu, đảm bảo không vượt quá thời gian cho phép. Sau khi nghe trình bày, các thành viên Hội đồng sẽ đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức và cho điểm. Điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng sẽ theo các tiêu chí: hình thức, cách đánh máy; ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài; phương pháp nghiên cứu; nội dung khoa học của khoá luận; việc trình bày trước Hội đồng; việc trả lời câu hỏi của sinh viên.
Một luận văn được đánh giá là tốt, không những phải có nội dung (có giá trị khoa học và thực tiễn) mà còn phải có bố cục hợp lý, cân đối, hình thức đẹp, trình bày và đánh máy đúng quy định cũng tức là thể hiện tác giả có biết cách nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài mới mẻ, có tính thời sự, ít người nghiên cứu, người viết có những ý tưởng sáng tạo và độc lập … cũng được đánh giá cao.
Để viết tốt luận văn, người viết phải cần cù, chịu khó, say mê trong nghiên cứu khoa học, luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu, cũng như người leo núi phải không sợ mỏi gối, chồn chân đi trên những con đường gập ghềnh của khoa học thì mới đạt tới “đỉnh cao xán lạn“.
(GS,TS Hoàng Văn Châu)
Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Viết Bài Luận Xin Học Bổng Thành Công trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!