Xem Nhiều 6/2023 #️ Hướng Dẫn Xin Xây Dựng Trên Đất Nông Nghiệp – Thủ Tục Hành Chính 30S # Top 9 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Hướng Dẫn Xin Xây Dựng Trên Đất Nông Nghiệp – Thủ Tục Hành Chính 30S # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Xin Xây Dựng Trên Đất Nông Nghiệp – Thủ Tục Hành Chính 30S mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Để giải quyết áp lực về nhà ở, thiếu hụt nơi sinh hoạt sản xuất cho người dân vùng ven, TP HCM đã xem xét và đưa ra phương án thí điểm cho phép người dân xây dựng nhà trên đất nông nghiệp.

Bước 1: Các hồ sơ, giấy tờ cần có để xin phép xây dựng trên đất nông nghiệp:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 tại  Thông tư 15/2016/TT-BXD

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

a) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

b) Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

c) Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

– Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. 

Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này

Bước 4:  Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận. 

Thời gian giải quyết: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.

Lưu ý: Hiện chúng tôi đã thống nhất chủ trương trên, nhưng chưa chính thức ban hành phương án thí điểm xây dựng trên đất nông nghiệp.Tuy nhiên, mọi người nên chuẩn trước các giấy tờ cần thiết và nghiên cứu trước các quy định pháp luật để thuận lợi khi tiến hành xin phép xây dựng trên đất nông nghiệp sau này.

Nguồn: Luật xây dựng.

Xin Giấy Phép Xây Dựng Tạm Trên Đất Nông Nghiệp:

Xin giấy phép xây dựng tạm trên đất nông nghiệp:

Xin giấy phép xây dựng tạm trên đất nông nghiệp:

Theo ông Đoàn Nhật, Phó chủ tịch UBND H.Bình Chánh, chúng tôi mục đích của làm quy hoạch, cấp phép, cấp giấy là để quản lý những trường hợp xây dựng tự phát. Vì vậy, cần cải tiến thủ tục theo hướng nếu miếng đất phù hợp quy hoạch thì người dân đều có quyền được cấp phép xây dựng, cho dù miếng đất đó là đất nông nghiệp. Cụ thể, nếu đã quy hoạch là đất ở thì toàn bộ khu vực đó về mặt sử dụng đất đã là đất ở. Vì vậy, người dân không cần xin chuyển mục đích nữa mà xin phép xây dựng thẳng luôn. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng đất đơn giản hóa thủ tục. Ông Nhật cũng cho rằng, không nên khống chế diện tích tách thửa vì thực tế nhà nước cũng không quản lý được vấn đề này.

Xin giấy phép xây dựng tạm trên đất nông nghiệp:

Nói về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN), ông Nhật đề xuất đối với nhà xây không phép cũng nên cấp GCN để dễ quản lý. Bởi nếu không cấp GCN thì sự không hợp pháp đó lại không được quản lý, gây ra bất cập. “Cái gì không hợp pháp thì càng phải quản lý chặt mà muốn quản lý chặt thì nên cấp giấy tờ. Trong GCN sẽ ghi rõ đây là nhà không hợp pháp, có chế tài ràng buộc ngay trên giấy đó”, ông Nhật cho hay.

Ông Lê Xuân Tùng, Phó phòng Quản lý đô thị Q.Thủ Đức, cũng cho rằng quy hoạch theo định hướng đang hạn chế quyền lợi của người dân. Trong các đồ án quy hoạch, người dân có nhu cầu xây dựng trên đất nông nghiệp nên cho xây dựng để quản lý, còn đất vẫn không cho chuyển đổi sang đất ở. Điều này vừa đáp ứng được nhu cầu xây dựng nhà của người dân, vừa đáp ứng được mục đích đền bù sau này.

Xin giấy phép xây dựng tạm trên đất nông nghiệp:

Phó giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Nguyễn Thanh Toàn cho rằng nên quy hoạch được những khu nhà ở xã hội thấp tầng. Tại đây hạ tầng được đầu tư tối thiểu để đáp ứng nhu cầu ở của người dân nghèo thay vì cứ làm chung cư như quy định hiện nay. Điều này sẽ giúp người dân nghèo dễ dàng mua được nhà ở mà không phải đi mua đất nông nghiệp để xây nhà không phép. Hiện TP đang xin ý kiến trung ương đối với đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư, phù hợp quy hoạch sẽ cho chuyển mục đích sử dụng, nợ tiền sử dụng đất để người dân làm nhà.

Nhà tôi có 1 mảnh đất nhưng dính quy hoạch của Nhà nước mà cũng đã hơn 10 năm nay và theo như tôi được biết thì Luật đã cho phép xây dựng tạm thời trên đất quy hoạch treo.

Nhưng có điều là đất nhà tôi là đất nông nghiệp muốn chuyển đổi qua đất thổ cư để xây dựng tạm thời thì không được cho phép. Liệu như vậy có đúng không? (đất có đầy đủ giấy tờ ).

Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Xin cám ơn rất nhiều !

Theo quy định tại điều 49 Luật đất đai 2013 về thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất: “2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được UBND huyện phê duyệt dựa vào quy hoạch đã được công bố và nếu như đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì việc xây dựng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền là Phòng xây dựng thuộc UBND huyện và việc cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp này chỉ là giấy phép xây dựng tạm. Đối việc xây dựng công trình tạm sẽ áp dụng theo quy định tại khoản 3, điều 94 Luật xây dựng 2003: “Điều 94. Xây dựng công trình tạm 3. Đối với công trình xây dựng tạm phục vụ công trình xây dựng chính, chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày công trình xây dựng chính được đưa vào sử dụng, chủ công trình xây dựng tạm phải tự phá dỡ, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phục vụ công trình xây dựng chính là công trình, khu dân cư có quy mô lớn phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được phép xây dựng có thời hạn khi hết thời hạn theo quy định của giấy phép xây dựng tạm thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ; nếu không tự giác dỡ bỏ thì bị cưỡng chế, chủ công trình xây dựng chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế và không được đền bù”.

Tin tức khác

Xây Dựng Hệ Thống Nhà Trọ Trên Đất Nông Nghiệp Đang Sử Dụng

Xây dựng hệ thống nhà trọ trên đất nông nghiệp đang sử dụng? Nhà nước có giao cho bố mẹ tôi 1000 m2 đất, trong đó có 200 m2 đất ở và 800 m2 đất nông nghiệp. Phần đất đó bố mẹ tôi đã được cấp giấy chứng nhận từ năm 2009 và sử dụng ổn định cho đến nay.

Do hiện nay, gần nhà tôi mọc lên hàng loạt khu công nghiệp ( xây dựng trên đất ruộng cũ) nên tôi muốn xây một dãy trọ cho thuê để kiếm thêm thu nhập. Vậy luật sư cho tôi hỏi là bố mẹ tôi có được xây nhà trọ trên đất đấy không và tôi cần phải làm gì để được xây nhà trọ?

Về vấn đề xây dựng hệ thống nhà trọ trên đất nông nghiệp đang sử dụng; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.”

Như vậy, việc bố mẹ bạn xây dựng hệ thống nhà trọ trên phần đất nông nghiệp của gia đình bạn là hành vi vi phạm pháp luật đất đai do sử dụng đất không đúng mục đích được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Do đó để được xây dựng nhà trọ với mục đất cho thuê thì bạn phải tiến hành xin chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013.

Về hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp:

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

1. Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

Nơi nộp hồ sơ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 59 Luật đất đai 2013 và điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất là: Phòng tài nguyên và môi trường huyện nhận hồ sơ và trả kết quả.

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:

Căn cứ điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép

Thời hạn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

Đơn Xin Xây Nhà Tạm Trên Đất Nông Nghiệp, Bạn Phải Biết

Điều kiện để công trình được cấp phép xây tạm trên đất nông nghiệp.

Thứ nhất, công trình đó phải nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn.

Thứ hai, công trình phải phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục đích đầu tư.

Thứ ba, phải đảm bảo an toàn cho công trình, và các công trình lân cận.

Thứ tư, công trình phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật, phải có hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông,…

Thứ năm, hồ sơ thiết kế của công trình phải đáp ứng quy định.

Thứ sáu, phải phù hợp với quy mô công trình và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Thứ bảy, chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh.

Thứ bảy, đối với giấy phép xây dựng tạm chỉ cấp cho từng công trình, nhà ở riêng lẻ, không cấp theo giai đoạn và dự án.

Mẫu đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp.

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM

Kính gửi: …………………………………………………………

Tên chủ đầu tư: ………………………………………………………………………..

– Người đại diện: …………………………………..Chức vụ: ……………………………………….

– Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………………….

– Số nhà: ……………………………………………………………… Đường.

– Phường (xã): ………………………………………………………………………….

– Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………………………

– Số điện thoại:……………………………………………………………………………

– Lô đất số: ………………………………………. Diện tích ………………………..m2

– Tại: …………………………………………………đường …………………………….

– Phường (xã) …………………………………….Quận (huyện) ………………….

– Tỉnh, thành phố ……………………………………………………………………………………………….

– Nguồn gốc đất: ………………………………………………………………………………………………..

Nội dung xin phép xây dựng tạm:

– Loại công trình: ………………………………….Cấp công trình: ……………………….

– Diện tích xây dựng tầng 1: ………………..m2; tổng diện tích sàn: …………………m2.

– Chiều cao công trình: ……………………………..m; số tầng: ……………………………

Đơn vị hoặc người thiết kế: ……………………………………………………………..

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

– Điện thoại: ………………………………………………………………………….

Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có): ……………………………………………

– Địa chỉ: ……………………………………………… Điện thoại: ……………………………….

– Giấy phép hành nghề (nếu có): ………………Cấp ngày: ………………………….

Phương án phá dỡ (nếu có): …………………………………………………………………………..

Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………..tháng.

Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Download file mẫu: ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Xin Xây Dựng Trên Đất Nông Nghiệp – Thủ Tục Hành Chính 30S trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!