Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập Cảnh Việt Nam Cho Người Nước Ngoài mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Như các bài viết trước mình có đề cập về các hình thức xin visa Việt Nam. Nếu người nước ngoài, Việt Kiều về Việt Nam có thể xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc tại sân bay quốc tế của Việt Nam (Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng) và cũng phụ thuộc vào cách thức bạn xin visa như thế nào thì có những thủ tục nhập cảnh khác nhau.
Thủ tục nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài
Trường hợp 1: Xin visa Việt Nam tại Đại sứ quán nước sở tại
Những giấy tờ bạn cần chuẩn bị trước khi bay tới Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Việt Nam (Sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng).
– Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng
– Hộ chiếu không bị rách nát hoặc bị mờ số.
– Hộ chiếu có dán visa Việt Nam mà bạn đã xin trước đó
Trường hợp 2: Xin visa Việt Nam tại sân bay (Công văn nhập cảnh)
Bạn phải có một công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt cho phép bạn nhập cảnh và nhận visa tại sân bay quốc tế tại Việt Nam.
Công văn này được cấp được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp do một trong những cá nhân tổ chức sau bảo lãnh:
+ Do thân nhân của người nước ngoài tại Việt Nam bảo lãnh
+ Do một công ty hoặc một tổ chức tại Việt Nam bảo lãnh với mục đích thương mại, công tác, nghiên cứu thị trường …….
+ Do một công ty du lịch bảo lãnh với mục đích thăm quan du lịch Việt Nam
Lưu ý: Trường hợp vào Việt Nam do miễn thị thực thì không yêu cầu công văn nhập cảnh. Công dân một số nước được miễn thị thực Việt Nam như các nước trong khối Asian, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Thụy Điển ….
Thủ tục gì để xin visa Việt Nam tại sân bay quốc tế của Việt Nam
Người nước ngoài đến một trong 3 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng xuất trình:
– Xuất trình hộ chiếu;
– Xuất trình công văn nhập cảnh (Bản coppy in trên khổ giấy A4)
– Điền vào form mẫu theo hướng dẫn của Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay.
Sau khi nhân viên sân bay kiểm tra, đối chiếu nếu hợp lệ sẽ tiến hành dán tem thị thực – visa vào Hộ chiếu/Passport
Quy trình nhận visa thị thực tại Cửa khẩu sân bay quốc tế này không áp dụng trong trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo diện miễn thị thực đơn phương hoặc song phương. Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc về Quy trình nhận visa thị thực tại Cửa khẩu sân bay quốc tế cũng như các Thủ tục về visa. Quý khách vui lòng liên hệ: để được hướng dẫn và hỗ trợ chính xác nhất..
Thủ Tục Xin Công Văn Nhập Cảnh Việt Nam Cho Người Nước Ngoài
Để quá trình làm công văn nhập cảnh diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp bảo lãnh cần hoàn tất mẫu công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài hoặc chuyên gia nước ngoài (văn bản thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh). Nhằm mục đích xin xét duyệt cho công dân quốc tế được nhập cảnh vào Việt Nam.
Thời điểm hiện tại, có 2 mẫu công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài, gồm mẫu đơn NA2 và mẫu đơn N2. Mỗi loại đơn mang một vai trò khác nhau.
Mẫu N2 cục quản lý xuất nhập cảnh: Là văn bản thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh, đề nghị xét duyệt cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Mẫu đơn này do công ty bảo lãnh gửi kèm hồ sơ pháp nhân của công ty.
Điền mẫu NA2 xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài. (Ảnh: Vietnam Booking)
Mẫu NA2 và N2 đều được doanh nghiệp bảo lãnh gửi cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, nếu là form NA2 – người nước ngoài cũng có thể điền trực tuyến (cách điền tờ khai online được hướng dẫn bên dưới) và gửi cho Cục quản lý xuất nhập cảnh (CQLXNC). Trong khi đó, mẫu đơn N2 chỉ công ty bảo lãnh mới được gửi cho CQLXNC nhằm mục đích đề nghị xét duyệt cho nhân sự nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Mẫu đơn N2 là thành phần hồ sơ không thể thiếu để xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho công dân quốc tế. Mẫu này được chia thành 3 phần:
1. Thông tin cá nhân của người nước ngoài (Họ tên, ngày tháng năm sinh, Quốc tịch, hộ chiếu,…).
2. Thời gian, mục đích nhập cảnh, dự kiến địa chỉ tạm trú, chương trình hoạt động tại địa phương,…
3. Đề nghị của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Mẫu đơn N2 xin nhập cảnh cho người nước ngoài. (Ảnh: Internet)
Khi điền form N2, mục nào không điền, bạn nhớ thêm dấu gạch chéo (/) ở phần bỏ trống. Tại mục “vấn đề khác”, nếu đương đơn thuộc diện được miễn visa Việt Nam thì ghi: Khách được miễn thị thực nhập cảnh Việt nam. Mục quan trọng không thể bỏ qua là chữ ký và đóng dấu của đại diện công ty bảo lãnh theo pháp luật.
Ngoài điền công văn xin nhập cảnh theo mẫu N2, đương đơn cần chuẩn bị các giấy tờ pháp nhân của công ty bảo lãnh để nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh, các giấy tờ đó bao gồm:
Thủ tục xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài. (Ảnh: Vietnam Booking)
Có 2 cách để điền tờ khai mẫu NA2. Cách đầu tiên dành cho tổ chức, cá nhân bảo lãnh không đăng ký tài khoản. Và cách thứ 2 dành cho tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài đã có tài khoản.
Trường hợp đương đơn, doanh nghiệp không đăng ký tài khoản (chưa có tài khoản), bạn có thể thực hiện các bước theo trình tự trong bài xin công văn nhập cảnh online mà Vietnam Booking đã hướng dẫn trước đó.
Mẫu NA2 online – công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài. (Ảnh: Vietnam Booking)
Xin thành công mẫu NA2, bạn nhớ gửi mã vạch in trên công văn này cùng các giấy tờ pháp lý của danh nghiệp bảo lãnh cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để được xét duyệt nhập cảnh vào Việt Nam.
→ Người nước ngoài đến từ nước không có cơ quan thẩm cấp visa Việt Nam.
→ Trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước.
→ Đương đơn vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức.
→ Thuyền viên nước ngoài đang ở trên tàu đậu tại cảng biển Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu nước khác.
→ Người phải về nước dự tang lễ thân nhân hoặc người thân đang ốm nặng.
→ Nhập cảnh Việt Nam để tham gia xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai hoặc vì một vài lý do đặc biệt theo đề nghị của cơ quan thẩm quyền Việt Nam.
Không riêng gì người nước ngoài khi xin công văn nhập cảnh vào Việt Nam tại Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh mà tất cả đối tượng là người ngoại quốc khi có nhu cầu xin công văn nhập cảnh Việt Nam đều phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ với các giấy tờ sau:
Đối với người nước ngoài:
Đơn xin công văn nhập cảnh 1 năm (mẫu đơn NA2) theo quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh;
Bản scan hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng;
Thời gian dự định nhập cảnh vào Việt Nam, số ngày dự định lưu trú;
Công văn đăng ký ở lại Việt Nam (3 tháng 1 lần, 3 tháng nhiều lần hoặc 6 tháng nhiều lần,…);
Địa chỉ nhận visa (sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng).
Đối với công ty bảo lãnh cho người nước ngoài:
Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư của công ty/ doanh nghiệp;
Giấy đăng ký mã số thuế;
Giấy đăng ký con dấu và chữ kí mẫu tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
Công văn nhận visa tại sân bay quốc tế hoặc cửa khẩu quốc tế.
Hầu hết các sân bay quốc tế tại Việt Nam đều có thẩm quyền cấp visa nhập cảnh cho người nước ngoài nhưng phổ biến nhất là sân bay Quốc tế Nội Bài, sân bay Quốc tế Đà Nẵng và sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Công văn xin nhập cảnh với mục đích du lịch (kí hiệu DL) có thời hạn lưu trú không quá 03 tháng; thăm người thân (kí hiệu TT) có thời hạn lưu trú không quá 12 tháng. Công văn nhập cảnh 1 năm được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích công tác dài hạn, đầu tư, làm việc có thời hạn lưu trú 12 tháng.
Công văn xin nhập cảnh vào Việt Nam có thời hạn lưu trú dưới 12 tháng sẽ có kết quả sau khoảng 2 đến 3 ngày làm việc. Công văn nhập cảnh 1 năm sẽ có kết quả sau khoảng 5 ngày làm việc. Đương đơn cũng có thể xin gấp trong 1 ngày làm việc.
Du lịch Sapa – một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Công dân một số quốc gia được miễn visa Việt Nam như: Các nước thuộc khối Asian, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển,… Khi nhập cảnh vào Việt Nam không cần phải điền mẫu đơn NA2/ N2 xin công văn nhập cảnh Việt Nam.
Các nước khu vực Châu Phi, Trung Đông chỉ được xin công văn nhập cảnh 1 tháng 1 lần khi được doanh nghiệp tại Việt Nam bảo lãnh. Các quốc gia phát triển còn lại có thể xin công văn nhập cảnh hiện hành.
Cách xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam không quá phức tạp. Tuy nhiên để có trong tay công văn nhập cảnh, đương đơn phải được một doanh nghiệp/ cá nhân tại Việt Nam đủ điều kiện pháp lý bảo lãnh. Vietnam Booking, Công ty du lịch kiêm dịch vụ xin công văn nhập cảnh uy tín cam kết giúp bạn xin thành công công văn nhập cảnh trong thời gian nhanh nhất.
Với kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực visa, đồng thời sở hữu đội ngũ chuyên viên làm visa xuất nhập cảnh chuyên nghiệp. Khi đến với Vietnam Booking, quy trình xin công văn nhập cảnh của bạn sẽ được rút gọn và có kết quả trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt, phí dịch vụ xin công văn nhập cảnh tại Vietnam Booking vô cùng hợp lý, cam đoan không phát sinh thêm bất kỳ lệ phí gì trong quá trình thực hiện.
Hướng Dẫn Thủ Tục Cấp Thị Thực Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an: a) 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. b) 254 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh. c) 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng 2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. + Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. * Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
Bước 3: Nhận kết quả: a) Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận. b) Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Thành phần số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5). + Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Cơ quan thực hiện: Cục quản lý xuất nhập cảnh
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp thị thực cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài.
Lệ phí:
+ Cấp thị thực có giá trị một lần: 45 USD
+ Cấp thị thực có giá trị nhiều: Có giá trị dưới 01 tháng: 65 USD Có giá trị dưới 06 tháng: 95 USD Có giá trị từ 06 tháng trở lên: 135 USD
+ Chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ hộ chiếu cũ đã hết giá trị sử dụng sang hộ chiếu mới: 15 USD
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an theo quy định của Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014. 2. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực (trừ trường hợp miễn thị thực), chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”. 3. Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ).
Cơ sở pháp lý:
+ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).
+ Thông tư số 66/2009/TT-BTC, ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam. + Thông tư số 190/2012/TT-BTC, ngày 09/11/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2009/TT-BTC, ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam. + Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Thông tư số 219/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Đơn Xin Bảo Lãnh Cho Người Nước Ngoài Nhập Cảnh
/
Đơn xin bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh – Mẫu N3/M
ĐƠN BẢO LÃNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH (1) APPLICATION FOR SPONSORING A VISA APPLICANT
I/ – Người bảo lãnh (Details of the sponsor):
1- Họ và tên (chữ in hoa):……………………………………………… 2- Giới tính: Nam Nữ Full name (in block letters) Sex Male Female
3- Sinh ngày………tháng……….năm……….. 4- Quốc tịch:……………………………………….. Date of birth (day, month, year) Nationality
5- Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ thường trú số: ……………………………………….. Identify card/ Passport/ Permanent Resident card number Ngày cấp:……………… Cơ quan cấp:……………………………………………………………. Issue date Issuing authority
6- Nghề nghiệp: …………………………. 7- Nơi làm việc: …………………………………………. Occupation Business address
8- Địa chỉ thường trú/tạm trú tại Việt Nam: (2)…………………………………………………….. Permanent/temporary residential address in Viet Nam ………………………………………..
9- Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………………… Contact telephone number
II/- Người nước ngoài được bảo lãnh (Detail of the sponsored visa applicant):
………………………………………………………………………………………………………….
(2) Công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú thì ghi địa chỉ thường trú; người nước ngoài tạm trú thì ghi địa chỉ tạm trú. Please state the permanent residential address in Viet Nam of a Vietnamese citizen or a foreign permanent resident; state the temporary residential address if a non-permanent resident.
(3) – Nếu người bảo lãnh là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú thì phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi người đó thường trú. In case the sponsor is a Vietnamese citizen or a foreign permanent resident in Viet Nam, certification from the People’s Committee of the local Ward/Village where he/she resides is required.
– Nếu người bảo lãnh là người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập. If the sponsor is a foreign non-permanent resident in Viet Nam, the certification from his/her local employer or receiving agency/organization is required.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất! CÔNG TY DỊCH THUẬT PHÚ NGỌC VIỆT LÀM NHANH THẺ TẠM TRÚ TRONG NGÀY 217/2A1 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Than phiền và góp ý: pnvtvn@gmail.com; Di động: 0902 596 297
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập Cảnh Việt Nam Cho Người Nước Ngoài trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!