Xem Nhiều 6/2023 #️ Hướng Dẫn Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học # Top 9 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Hướng Dẫn Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÀM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên làm KLTN nên tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Nhận đề tài (Theo đề nghị và theo sự phân công của Khoa)

Bước 2. Tìm tài liệu tham khảo tại các thư viện, tại các cơ quan, trường học hoặc qua bạn bè… viết đề cương nghiên cứu. (Xem hướng dẫn cụ thể ở mục III)

Bước 3. Liên hệ với Giáo viên hướng dẫn, thống nhất tên đề tài, kết cấu dự kiến đề tài với giáo viên hướng dẫn.

Bước 4. Tiến hành nghiên cứu lí thuyết, tài liệu, trao đổi chuyên môn, phỏng vấn, thực hành…để viết báo cáo theo nội dung đề tài đã được vạch ra trong đề cương.

Bước 5. Báo cáo sơ bộ với thầy giáo hướng dẫn tình hình thực hiện đề cương và kết quả nghiên cứu.

Bước 6. Hoàn chỉnh khoá luận tốt nghiệp. Nộp KLTN cho thầy hướng dẫn duyệt lần cuối.

Bước 7. Nộp KLTN cho Bộ môn hoặc Khoa.

Bước 8. Chuẩn bị và bảo vệ tốt nghiệp.

Việc trích dẫn tài liệu tham khảo ra sao là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính nghiêm túc, trung thực của một công trình khoa học.

Mỗi một ý được tác giả nêu trong công trình khoa học nếu đã xuất hiện ở một công trình của tác giả khác phải được trích dẫn tương ứng bằng một Footnote.

Trích dẫn khoa học thường là trích dẫn gián tiếp (indirect). Tức là ý tưởng, quan điểm của một tác giả khác phải được trình bày bằng văn phong và cách hiểu riêng của chính tác giả công trình cùng với trích dẫn nguồn đầy đủ. Trích dẫn trực tiếp (direct) chỉ được sử dụng khi cần phải trích dẫn cả đoạn, hoặc cả câu đòi hỏi tính chính xác cao. Đoạn được trích dẫn phải để trong ngoặc kép và in nghiêng, đồng thời trích dẫn Footnote đầy đủ. Cả trích dẫn trực tiếp và gián tiếp đều phải nêu chính xác nguồn.

Một trích dẫn không đầy đủ hoặc mắc lỗi sẽ làm hỏng cả công trình. Để tránh tình trạng này, khi trích dẫn, cần trích dẫn được nguồn gốc. Sở dĩ phải làm như vậy vì người ta có thể dịch sai hoặc hiểu sai bản gốc ban đầu. Hơn nữa, nếu một công trình có nhiều lần tái bản thì cần trích lần tái bản mới nhất của công trình đó.

Những thuật ngữ quan trọng (hoặc dòng quan trọng) có thể được viết chữ in nghiêng hoặc in đậm nhưng phải thống nhất.

Tên sách phải được trích dẫn đầy đủ. Nếu là sách xuất bản lần đầu thì bỏ thông tin về lần xuất bản. Lưu ý c) Cách trích dẫn Footnote đối với sách tham khảo, chuyên khảo: Họ và tên tác giả, tên sách, lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang trích dẫn. Một trích dẫn sách thường bắt đầu với họ và tên đầy đủ của tác giả. Học hàm, học vị của tác giả được lược bỏ.luôn trích dẫn lần xuất bản (tái bản) được cập nhật mới nhất.

d) Giải thích thuật ngữ: Một thuật ngữ hoặc một vấn đề cần giải thích thêm có thể được trình bày ở Footnote. Trong khoa học pháp lý, khi sử dụng thuật ngữ pháp lý phải chính xác, liên tục kèm theo trích dẫn cụ thể điều, khoản luật và tên đạo luật đó (Ví dụ: Điều 84 Khoản 1 Hiến pháp năm 1992). Đối với đạo luật hoặc văn bản pháp lý lần đầu tiên xuất hiện trong KLTN, để đảm bảo tính chính xác, tác giả nên trích dẫn ở Footnote nêu rõ loại văn bản, số hiệu, tên văn bản, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành, nguồn truy cập từ công báo (nếu có) và ngày tháng năm có hiệu lực. Sinh viên có thể tìm kiếm trên các nguồn chính thức là các cuốn sách tập hợp văn bản pháp luật hoặc các website chính thức nhà nước như: Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam của Văn phòng Quốc hội; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Công báo của Chính phủ; Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư Pháp.

e) Trích dẫn từ các website: Nhìn chung, một công trình khoa học nên hạn chế tối đa trích dẫn nguồn từ các website. Tốt nhất tác giả nên dẫn nguồn từ sách, tạp chí chuyên ngành. Trong trường hợp không thể tìm thấy nguồn trong thư viện, mà nguồn từ website lại là dữ liệu cần thiết bổ sung để chứng minh một lập luận nào đó, tác giả có thể trích dẫn nguồn từ website đầy đủ theo cách: Họ và tên tác giả/ Nhóm tác giả, tên bài viết, địa chỉ truy cập từ Internet kèm theo tên cơ quan quản lý website, ngày tháng năm đăng bài viết, ngày tháng năm truy cập website.

Vận dụng phương pháp Tam đoạn luận (Syllogism) của Arixtot – một phương pháp logic hình thức truyền thống trong luật học: Tam đoạn luận là suy luận gồm 3 bộ phận: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, và kết luận. Ví dụ: Tất cả mọi người đều phải chết (tiền đề lớn/ tiền kiện), Socrat là người (tiền đề nhỏ), vậy Socrat cũng phải chết (kết luận). Khi nói hoặc viết, mỗi một đoạn, sinh viên nên bắt đầu bằng một ý (tiền đề lớn) hay câu mở đầu thật ngắn gọn, rõ ràng. Bước tiếp theo, sinh viên cần làm sáng tỏ vấn đề/ ý đã nêu bằng những lý lẽ và dẫn chứng cụ thể và bước cuối cùng là đưa ra câu kết luận có ý nghĩa, khẳng định lại tính đúng đắn của ý hoặc vấn đề đã nêu ở câu mở đầu.

Thường xuyên trích dẫn điều luật: Học luật thì không thể thoát ly văn bản luật và các điều luật. Điều này đòi hỏi sinh viên phải đọc rất nhiều và cập nhật liên tục các văn bản luật. Khi muốn chứng minh một vấn đề, kể cả các vấn đề lý luận hay một vấn đề thực tế, sinh viên cần trích dẫn đầy đủ cơ sở pháp lý là những văn bản luật, những điều khoản cụ thể và cơ sở thực tế phát sinh.

Nắm chắc những phương pháp kể trên, cùng với việc luyện tập thường xuyên, sinh viên sẽ xây dựng được cho mình một phong cách riêng – phong cách luật học.

VII. BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Phần trả lời câu hỏi là phần quan trọng trong Bảo vệ KLTN, kiến thức và kỹ năng lập luận của sinh viên được thể hiện rõ nhất ở phần này. Sinh viên cần tập trung trả lời trúng và thuyết phục câu hỏi Hội đồng đưa ra. Để làm được tốt điều này, trước tiên sinh viên phải hiểu câu hỏi mà Hội đồng đưa ra. Nếu chưa hiểu câu hỏi, sinh viên có thể hỏi kĩ lại câu hỏi của Hội đồng, say đó suy nghĩ và trả lời theo cách hiểu của mình.

Phong Cách Trích Nguồn Harvard – Clb Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học

PHONG CÁCH TRÍCH NGUỒN HARVARD

Trong một đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH), trích nguồn là một công đoạn rất quan trọng nhằm bày tỏ sự tôn trọng của nhà nghiên cứu đối với tác giả của những đề tài đã được tham khảo, đồng thời thể hiện sự tìm tòi, học hỏi của người viết trong lĩnh vực nghiên cứu. Trích nguồn cũng là một tiêu chí đánh giá quan trọng đối với các đề tài tham gia cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học (SVNCKH). Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với người đọc phong cách trích nguồn được sử dụng trong cuộc thi SVNCKH 2019, phong cách trích nguồn Harvard.

I, Giới thiệu chung:

1, Khi nào cần phải trích nguồn?

Khi sử dụng ý tưởng từ tài liệu của người khác (Ví dụ: Bài báo, sách vở hoặc bài viết trên website), người viết cần phải dẫn nguồn và tác giả của công trình đó. Người viết cần phải trích nguồn trong trường hợp trích dẫn trực tiếp hoặc chuyển tải, tóm tắt ý tưởng của tác giả sang từ ngữ riêng của mình. (University of Leeds, n.d.)

2, Phong cách trích nguồn Harvard:

Phong cách trích nguồn Harvard (Harvard referencing style) là phong cách trích nguồn được sử dụng chính thức trong cuộc thi SVNCKH 2019. Đây là phong cách được công nhận rộng rãi trong giới học thuật, trong đó được sử dụng nhiều nhất ở Vương quốc Anh và Úc, và được khuyến khích sử dụng trong các môn nhân văn. (Cite This for Me, 2019)

II, Cách trích nguồn Harvard:

1, Trích dẫn nguyên văn (In-text Citation):

Trích dẫn nguyên văn được sử dụng khi trích dẫn trực tiếp hoặc diễn giải một nguồn thông tin. Loại trích dẫn này được ghi ngay trong bài viết.

Ví dụ:

Larsen (1971) là người đầu tiên đưa ra lý thuyết này.

HOẶC

Lý thuyết này được đưa ra đầu tiên vào năm 1970 (Larsen 1971).

Số trang là rất cần thiết khi trích dẫn nguyên văn từ một tác phẩm, sử dụng dấu ngoặc kép đi kèm số trang. Trong trường hợp tác phẩm trích dẫn có độ dài đáng kể, số trang là vô cùng quan trọng để phục vụ cho người đọc tìm kiếm thông tin thuận lợi hơn. (Đỗ và Nguyễn, 2006).

Ví dụ:

Larsen (1971, p. 245) ghi chú ‘rất nhiều thực tế đã mất đi tính đúng đắn của

chúng trong trường hợp này’

HOẶC

‘Rất nhiều thực tế đã mất đi tính đúng đắn của chúng trong trường hợp này’

(Larsen 1971, p. 245).

Trong trường hợp có hai hoặc ba tác giả, tên các tác giả được liệt kê (Theo thứ tự được liệt kê trong tài liệu gốc), với “and” đứng trước tên tác giả cuối cùng.

Ví dụ:

During the mid-nineties research undertaken in Luton (Slater and Jones, 1996) showed that …

Further research (Green, Harris and Dunne, 1969) showed…

Trong trường hợp có từ bốn tác giả trở lên, chỉ ghi tên tác giả đầu tiên, sau tên tác giả đầu tiên là “et al.” (có nghĩa “và nhiều đồng tác giả khác”).

Ví dụ:

Green, et al. (1995) found that the majority …

HOẶC

Recent research (Green, et al., 1995) has found that the majority of …

Nếu trích dẫn nhiều tác phẩm tại một câu/ đoạn/ý trong bài viết, tên tác giả phải được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, phân cách bởi dấu chấm phẩy, đặt tất cả trong ngoặc đơn.

Ví dụ:

Other studies of globalization focus on its cultural and human implications (Bauman 1998; Tomlinson 1999).

Đối với những tài liệu không có ngày tháng, ghi n.d:

Ví dụ:

Smith (n.d.) has written and demonstrated …

HOẶC:

Earlier research (Smith, n.d.) demonstrated that …

a, Trích dẫn nguồn từ sách:

Họ, Chữ cái đầu của tên. (Năm xuất bản). Tên tài liệu. Thứ tự tái bản. (Chỉ ghi số lần tái bản nếu không phải là lần in đầu tiên) Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, Số trang.

Ví dụ:

Dahl, R. (2004). Charlie and the chocolate factory. 6th ed. New York: Knopf.

Vermaat, M., Sebok, S., Freund, S., Campbell, J. and Frydenberg, M. (2014). Discovering computers. Boston: Cengage Learning, pp.446-448.

b, Trích dẫn nguồn từ tạp chí chuyên ngành:

Họ, Chữ cái đầu tiên của tên. (Năm xuất bản). Tên bài viết. Tên tạp chí, Số báo, Số trang.

Ví dụ:

Ross, N. (2015). On Truth Content and False Consciousness in Adorno’s Aesthetic Theory. Philosophy Today, 59(2), pp. 269-290.

Họ, Chữ cái đầu tiên của tên. (Năm xuất bản). Tên bài viết. Tên tạp chí, Số báo, Số trang. Available at: URL [Accessed Day Mo. Year]

Ví dụ:

Raina, S. (2015). Establishing Correlation Between Genetics and Nonresponse. Journal of Postgraduate Medicine, [online] Volume 61(2), p. 148. Available at: chúng tôi [Accessed 8 Apr. 2015].

c, Trích dẫn nguồn từ Website:

Khi trích dẫn từ Website, sử dụng cấu trúc sau:

Họ, Chữ cái đầu của tên (Năm xuất bản). Tên bài viết. [online] Tên website. Available at: URL [Accessed Day Mo. Year].

Ví dụ:

Messer, L. (2015). ‘Fancy Nancy’ Optioned by Disney Junior. [online] ABC News. Available at: chúng tôi [Accessed 31 Mar. 2015].

Khi trích dẫn trừ bài viết trên Website mà không có tên tác giả, sử dụng cấu trúc sau:

Tên Website, (Năm xuất bản). Tên trang. [online] Available at: URL [Accessed Day Mo. Year].

Ví dụ:

Mms.com, (2015). M&M’S Official Website. [online] Available at: chúng tôi [Accessed 20 Apr. 2015].

d, Trích dẫn nguồn từ E-book hoặc PDF:

Khi trích dẫn từ E-book hoặc tài liệu PDF, cần ghi số lần tái bản (cho dù có là lần tái bản đầu tiên), sau đó là loại nguồn (E-book hoặc PDF) trong ngoặc vuông (Ví dụ: [ebook] hoặc [pdf]).

Cấu trúc:

Họ, Chữ cái đầu của tên. (Năm xuất bản). Tên tài liệu. Số lần xuất bản. [format] Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, số trang. Available at: URL [Truy cập Ngày Tháng. Năm].

Ví dụ:

Robin, J. (2014). A handbook for professional learning: research, resources, and strategies for implementation. 1st ed. [pdf] New York: NYC Department of Education. Available at chúng tôi [Accessed 14 Apr. 2015].

III, Một số công cụ dùng để trích nguồn:

Cite This For Me:

//www.citethisforme.com/

Harvard Generator:

//www.harvardgenerator.com/

Sử dụng công cụ trích dẫn trong văn bản Word: Sử dụng tab References trên thanh công cụ, sau đó lựa chọn phong cách trích dẫn và điền thêm các thông tin như hướng dẫn.

Giới thiệu và hướng dẫn chỉ dẫn tham khảo theo phong cách Harvard:

//ntu.edu.vn/Portals/73/Gioi%20thieu%20va%20huong%20dan%20chi%20dan%20tham%20khao%20theo%20phong%20cach%20Harvard.pdf

Guide to Harvard Style of Referencing:

//libweb.anglia.ac.uk/referencing/files/Harvard_referencing_201718.pdf

Cite This For Me: Guide to Harvard Referencing:

//www.citethisforme.com/harvard-referencing

Cite This For Me. (2019).

Save Time and Improve your Marks with CiteThisForMe, The No. 1 Citation Tool

. [online] Available at: chúng tôi [Accessed 1 Apr. 2019].

Cite This For Me. (2019).

Save Time and Improve your Marks with CiteThisForMe, The No. 1 Citation Tool

. [online] Available at: chúng tôi [Accessed 1 Apr. 2019].

Đỗ, Tường Vân. and Nguyễn, Mai Trang. (2006).

Giới thiệu và hướng dẫn chỉ dẫn tham khảo theo phong cách Harvard

. [ebook] Available at: chúng tôi [Accessed 1 Apr. 2019].

Library.leeds.ac.uk. (2019).

Referencing explained

. [online] Available at: chúng tôi [Accessed 1 Apr. 2019].

Guide to Harvard Style of Referencing. (2019). 6th ed. [ebook] Anglia Ruskin University. Available at: chúng tôi [Accessed 1 Apr. 2019].

Hướng Dẫn Cách Viết Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Chi Tiết Nhất

Nghiên cứu khoa học là hoạt động chủ động, tích cực và có hệ thống của con người nhằm khám phá, giải thích thế giới xung quanh. Đề cương của bài nghiên cứu khoa học như một báo cáo xin phép nghiên cứu sinh được triển khai nghiên cứu một đề tài nào đó.

2. Hướng dẫn cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

Đề cương cần thể hiện được:

Đề tài nghiên cứu thú vị và hợp lý

Học viên có khả năng hoàn thành tốt nghiên cứu.

Thông thường, chỉ cần đọc phần mở đầu của 1 nghiên cứu khoa học là đã có thể đánh giá được trình độ của người viết, vì vậy học viên cần đầu tư thời gian thích đáng cho phần mở đầu.

Các nội dung trong nghiên cứu:

Phần lý do chọn đề tài là phần thể hiện tính chất hợp lý của nghiên cứu, nêu rõ ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề nói chung, đối với tổ chức/doanh nghiệp và đối với cá nhân học viên nói riêng.

Việc xác định vấn đề nghiên cứu có thể bắt nguồn từ những điểm chưa hoàn chỉnh, chưa giải quyết được trong lý thuyết và/hoặc những điểm nhức nhối trong thực tiễn áp dụng hiện nay nói chung, tại công ty/đơn vị học viên đang làm việc nói riêng.

VÍ DỤ: Câu hỏi nghiên cứu cho đề tài Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn với công việc đến ý thức gắn kết tổ chức là “Mức độ thỏa mãn với các yếu tố thành phần của công việc có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ gắn kết tổ chức”?

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, cần có những câu hỏi hướng dẫn. Ví dụ, với đề tài trên, có thể tham khảo những câu hỏi hướng dẫn sau:

Mô hình lý thuyết nào sẽ được lựa chọn để nghiên cứu? Thang đo nào nên chọn lựa để sử dụng trong nghiên cứu?

Nhân viên có thỏa mãn khi đi làm không? Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về mức độ thỏa mãn của nhân viên theo giới tính, tuổi tác, trình độ, thâm niên hay cấp bậc trong công ty? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?

Ý thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên có cao không? Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về y thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên theo giới tính, tuổi tác, trình độ, thâm niên hay cấp bậc trong công ty? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?

Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên?

Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc cho nhân viên trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn?

Người đọc có thể đánh giá được mức độ hiểu biết và kiến thức cơ sở của học viên thông qua phần xác định vấn đề.

Cần đạt được mục đích gì trong nghiên cứu? Những nhiệm vụ chính nào nghiên cứu cần thực hiện để đạt được mục đích này?

VÍ DỤ: Đề tài: “Ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến cam kết tổ chức”

Thông qua 1 cuộc khảo sát với khoảng 300 nhân viên đang làm việc toàn thời gian trong các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm:

Xác định những phẩm chất lãnh đạo được ghi nhận trong các giám đốc điều hành của người Việt Nam.

Đo lường ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến uy tín lãnh đạo.

Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên.

Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến cam kết tổ chức của nhân viên.

2.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài, những gì sẽ được thể hiện trong nghiên cứu và những gì sẽ không đưa vào trong nghiên cứu.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

Trình bày phương pháp nghiên cứu trong đề cương là gì? Trước hết, học viên cần chỉ rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết vấn đề đã được đề cập trong phần “vấn đề nghiên cứu”. Điều này tuyệt đối cần thiết cho nghiên cứu vì nó cho phép xác định là phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu cần được xác định ngay trong giai đoạn bắt đầu nghiên cứu của nghiên cứu, cùng với sự lưạ chọn các câu hỏi chính cần được trả lời trong nghiên cứu thể hiện bằng các nhiệm vụ cụ thể (ví dụ: xem xét sự phát triển lý thuyết cơ sở; thu thập thông tin; tổ chức và xử lý số liệu,v.v..).

Nghiên cứu ở bậc cao học cần trình bày và phát triển các thông tin hợp lý nhưng không được là tập hợp các ý tưởng có sẵn. Tất cả các thông tin, dữ liệu (sơ cấp hay thứ cấp) được trình bày trong nghiên cứu chỉ có ích khi được đi kèm theo với lời nhận xét đánh giá của học viên. Học viên nên nêu rõ trong phạm vi nào thì các thông tin, dữ liệu này được sử dụng để giải quyết vấn đề của nghiên cứu.

Lưu ý chỉ rõ: nguồn thông tin, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu (cụ thể cho thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp).

2.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

(phần này đòi hỏi học viên phải hình dung rõ ràng những kết quả cụ thể mà nghiên cứu sẽ mang lại).

Học viên cần chỉ rõ các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu; cách thức đo lường các khái niệm; mối quan hệ giữa các khái niệm đã được thực hiện trong các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được thực hiện trước đây. Từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

Lưu ý nêu rõ vị trí của nghiên cứu so với các kiến thức sẵn có và các nghiên cứu đã được thực hiện.

Ví dụ cơ sở lý thuyết cho đề tài “Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đối với công việc đến lòng trung thành và kết quả làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa” .

Các khái niệm nghiên cứu và cách thức đo lường

Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu

Hoàn thành đề cương (tối đa sau 3 tuần)

Nghiên cứu cơ sở lý luận, lập phiếu điều tra: 3 tuần.

Điều tra thu thập và xử lý số liệu: 3 tuần.

Viết bản thảo: 3 tuần.

Hoàn chỉnh luận án: 2 tuần.

Viết tóm tắt, chuẩn bị bảo vệ: 2 tuần.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về cách viết đề cương nghiên cứu khoa học . Hi vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về khái niệm đề cương cũng như những lưu ý khi trình bày .

Trong quá trình làm luận văn nghiên cứu khoa học, nếu bạn gặp bất kì khó khăn gì thì đừng ngần ngại liện hệ với dịch vụ tư vấn viết thuê luận văn của Luận Văn Việt qua hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Tham Khảo 10 Mẫu Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học Đúng Chuẩn

5

/

5

(

5

votes

)

Luận văn nghiên cứu khoa học là mẫu luận văn quan trọng đối với nhiều sinh viên. Để có thể trình bày được những mẫu luận văn đúng chuẩn, sinh viên cần phải trau dồi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.

I. Mẫu luận văn nghiên cứu khoa học đúng chuẩn

1. Luận văn nghiên cứu khoa học việc làm của lao động qua đào tạo nghề của Việt Nam

Trên thực tế tìm hiểu và nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu thực trạng và đề xuất những giải pháp để phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Vì vậy, sinh viên đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam” trong luận văn nghiên cứu của mình.

Download tài liệu

Download tài liệu

Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thì sinh viên đã lựa chọn đề tài “Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vi mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” để thực hiện trong luận văn nghiên cứu khoa học của mình và được đánh giá cao.

Download tài liệu

Download tài liệu

Download tài liệu

Download tài liệu

Download tài liệu

Download tài liệu

Dựa trên những kiến thức được học và sự giúp đỡ của thầy cô, sinh viên đã hoàn thành xuất sắc luận văn nghiên cứu khoa học với đề tài “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng sản xuất từ phế thải nông nghiệp trên cây cà phê tại các hộ nông dân huyện cư M’gar tỉnh Đắk Lắk.

Download tài liệu

Download tài liệu

100+ Luận văn nghiên cứu khoa học hay

Tham khảo 10 bài báo cáo nghiên cứu khoa học đúng chuẩn

Top 10 đồ án tốt nghiệp kiến trúc đúng chuẩn nhất

II. Hướng dẫn trình bày nội dung luận văn nghiên cứu khoa học

1. Nội dung của luận văn nghiên cứu khoa học

Thông thường, trong bài luận văn nghiên cứu khoa học nào cũng phải có những bộ phận và nội dung cơ bản sau đây:

Trang bìa chính và bìa phụ: có nội dung giống nhau và được trình bày theo thứ tự từ trên xuống dưới. Những nội dung cần được trình bày ở trang bìa gồm: Tên trường, khoa, bộ môn; Tên luận văn nghiên cứu; Tên đề tài, tên sinh viên thực hiện và người hướng dẫn nghiên cứu; Địa điểm và thời gian hoàn thành luận văn.

Lời nói đầu: nêu lý do chọn đề tài. mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và lời cảm ơn.

Nội dung luận văn: trình bày các chương, mục và tiểu mục.

Kết luận: tổng hợp những kết luận rút ra được từ đề tài nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo.

Phụ lục.

2. Các bước viết luận văn nghiên cứu khoa học

Lựa chọn và đặt tên đề tài luận văn: nên lựa chọn những đề tài phù hợp với chuyên ngành học của mình. Việc đặt tên cần phải chỉ rõ đối tượng nghiên cứu của luận văn. Có thể tham khảo ý kiến của thầy cô hướng dẫn để lựa chọn được đề tài phù hợp.

Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu: xác định bố cục của luận văn, chỉ rõ công việc và thời gian phải hoàn thành những công việc này.

Nộp đề cương cho giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến: giáo viên sẽ đưa ra nhận xét và chính sửa giúp hoàn thiện đề cương luận văn của bạn. Trên cơ sở đó, bạn cần sửa chữa và hoàn thiện đề cương.

Viết

luận văn nghiên cứu khoa học:

sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tư liệu thì bắt đầu vào viết. 

Top 10 luận văn thạc sĩ giáo dục học không thể bỏ qua

10+ Báo cáo thực tập cây trồng hay không thể bỏ qua

III. Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong luận văn

1. Phương pháp phân tích, tổng hợp 

Đây là một trong các phương pháp nghiên cứu khoa học trong luận văn được dùng nhiều nhất. Người làm nghiên cứu sẽ phân chia thành các vấn đề nhỏ, những yếu tố cấu thành đề tài đó và hiểu được chi tiết nhất các khía cạnh trong bài luận. 

2. Phương pháp so sánh 

So sánh để bài luận của bạn trở nên thực tế hơn, hấp dẫn hơn. 

Đối với những bài luận văn thiên về thực trạng thì phương pháp so sánh sử dụng rất nhiều. So sánh loại này với loại khác, năm này với năm khác… Để thấy sự khác biệt. Phụ thuộc vào tính chất cũng như mục đích so sánh để lựa chọn cách so sánh cho phù hợp. Có thể là so sánh tuyệt đối, tương đối, so sánh trung bình cộng… đều được. 

3. Phương pháp sử dụng số liệu 

Đối với phương pháp này, điều quan trọng đó là sự chính xác. Bài luận văn sẽ khách quan và xác thực hơn khi có những con số đã được chứng minh, là sự thật. Tuy nhiên, để sử dụng được con số vào bài luận, người đọc cần phải tìm tòi và tổng hợp khá nhiều. 

Lưu ý cần lấy số liệu chính xác, có nguồn gốc rõ ràng. 

4. Phương pháp liệt kê 

Thông thường ở phần tài liệu tham khảo, các giải pháp, cấu tạo… sẽ sử dụng đến phương pháp này. 

Mỗi một phương pháp nghiên cứu trong luận văn sẽ có mục đích, vai trò và cái hay riêng của nó. Hãy dựa vào mục tiêu đưa ra để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. 

Những mẫu báo cáo thực tập tại trạm y tế xã mới nhất năm 2020 không thể bỏ qua

Top 11 mẫu báo cáo thực tập Dược lâm sàng tại bệnh viện hot nhất năm 2020

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!