Xem 11,187
Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Mau Don, Bieu Tuong Y Nghia Va Truyen Thuyet, Phan I mới nhất ngày 19/05/2022 trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 11,187 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Nguyên Lạc
HOA MẪU ĐƠN
BIỂU TƯỢNG Ý NGHĨA VÀ TRUYỀN
THUYẾT
PHẦN I
Hoa không thể không có bướm, núi không thể không có
suối, đá không thể không có rêu, nước không thể không có
rong, cây cao không thể không có dây leo, và người ta
không thể không say mê yêu thích một thứ gì.
U MỘNG ẢNH (Trương Trào)
NHỮNG BÀI
THƠ HAY
1. Hoa Mẫu Đơn
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.
Em ạ, quê ta tháp giáo đường
Sáng chiều vẫn vọng những hồi chuông
Ai đi xem lễ tôi đi với
Gió dạo lời kinh toả vấn vương …
(Hồ Dzếnh)
2. Ký Bạch tư mã
Tam điều cửu mạch hoa thì tiết,
Vạn hộ thiên xa khán mẫu đơn.
Tranh khiển Giang Châu Bạch tư mã,
Ngũ niên phong cảnh ức Trường An.
(Bạch Cư Dị)
Nơi kinh kỳ mỗi mùa hoa thắm,
Bao ngựa xe đi ngắm Mẫu Đơn,
Giang Châu Tư Mã chạnh buồn,
Năm năm cứ nhớ phố phường Tràng An
(Nguyễn Minh dịch)
3. Truyện Kiều của Nguyễn Du
– Mẫu đơn
Dạy rằng cứ phép gia hình
Ba cây chập lại một cành Mẫu đơn
(câu 1425 và 1426)
– Quốc sắc thiên hương
Ðã nên quốc sắc thiên hương
Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa
( câu 825 và 826 )
“Quốc sắc thiên hương” tức sắc nước hương trời: Sắc nước
là sắc đẹp nhất nước, hương trời là hương thơm chỉ có
trên trời (thế gian không có); ý nói sắc đẹp hiếm có về
thể chất lẫn tinh thần. “Quốc sắc thiên hương” trong văn
chương cổ điển Trung Hoa chỉ về cái đẹp của hoa Mẫu đơn,
lấy hoa Mẫu đơn làm tiêu biểu.
Như đã thấy, có sự xuất hiện hai chữ
MẪU ĐƠN (Quốc sắc thiên hương) trong các bài thơ trên,
và chắc có lẽ nhiều bài thơ hay khác nữa. Để các bạn
biết rõ về Hoa Mẫu Đơn, từ đó thấm thêm cái hay, cái đẹp
của những bài thơ, tôi xin được giải thích về Hoa Mẫu
Đơn qua biểu tượng, ý nghĩa và truyền thuyết của nó.
GIẢI THÍCH
VỀ HOA MẪU ĐƠN
1. Chi Mẫu đơn
Tên tiếng Việt : Hoa Mẫu Đơn. Tên Trung Quốc : Sho-Yo
(hay Shao-Yao)
Tên tiếng Anh : Peony. Tên tiếng Pháp : Pivoine
officinale
Tên khoa học : Paeonia lactiflora. Họ : Paeoniaceae
Chi Mẫu đơn Trung Quốc, nhiều khi có
tài liệu gọi là chi Thược dược (danh pháp khoa học:
Paeonia) là chi duy nhất trong họ Mẫu đơn Trung Quốc
(Paeoniaceae).
Các loài trong chi này có nguồn gốc ở
châu Á (Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây
hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần
4000 năm.), miền nam châu Âu và miền tây Bắc Mỹ.
Phần lớn các loài là cây thân thảo
thường xanh, cao khoảng 0,5–1,5 m, nhưng một số loài là
cây bụi thân gỗ cao tới 1,5–3 m. Chúng có các lá phức,
xẻ thùy sâu và hoa lớn, thường có mùi thơm, có màu từ đỏ
tới trắng hay vàng, hoa nở vào cuối mùa xuân hay đầu mùa
hè.
Tại Việt Nam có các loài mẫu đơn sau:
Paeonia lactiflora (đồng nghĩa: Paeonia albiflora) – mẫu
đơn, bạch thược trắng, bạch thược.
Paeonia suffruticosa – bạch thược cao, mẫu đơn bụi.
(Wikipedia)
2. Những Thông Tin Thú Vị Về Hoa
Mẫu Đơn
Thành phố Lạc Dương (tiếng La Tinh là
Luoyang, 1 trong 4 thành phố cổ kính nhất Trung Quốc),
nổi tiếng về nhiều chủng loại Mẫu đơn phong phú, rực rỡ
sắc màu nhờ thời tiết ôn hòa và đất đai thích hợp. Ngày
21/9/1982, người dân Luoyang chính thức chọn Mẫu đơn là
biểu tượng hoa của thành phố mình. Tháng 4 là tháng của
Hoa Mẫu Đơn, thật sự là mùa vui cho những người yêu hoa
ở xứ sở này. Hoa Mẫu đơn nở đẹp lộng lẫy, hương thơm,
sắc màu hoa hiện diện khắp nơi trong thành phố. Và lễ
hội Mẫu đơn Louyang – Luoyang Peony Festival được tổ
chức từ 15/4 – 25/4 hằng năm là một lễ hội văn hóa lớn,
niềm tự hào của cư dân Luoyang. Suốt mùa lễ hội, tưng
bừng những đèn lồng sặc sỡ, các hoạt động kinh tế cũng
khá nhộn nhịp, không khí vui tươi và gây một ấn tượng
sâu sắc cho tất cả các du khách trên khắp thế giới đến
chơi. Ở Luoyang có những loài Mẫu đơn quý hiếm, màu sắc
thay đổi lạ, hay cả những bông hoa lớn đến hàng trăm
cánh, sống đã hàng trăm tuổi.
Mẫu đơn là loài hoa cảnh có lịch sử
phát triển lâu đời, có nhiều chủng loại. Trong “Hoa
kính” có ghi lại 131 loài, trong “Quần phương phả” ghi
có hơn 180 loài, còn trong cuốn “Bặc Châu mẫu đơn biểu”
của Bạch Phụng Tường người đời Minh đã liệt kê ra 269
loại, chia thành 6 loại lớn là: thần phẩm, danh phẩm,
linh phẩm, dật phẩm, năng phẩm, cụ phẩm. Người xưa cho
rằng loài mẫu đơn có vị trí cao nhất là hai loài có màu
vàng và tím, gọi là “diêu hàng ngụy tử”. Hoa mẫu đơn nở
rất lâu khoảng 20 ngày mới tàn, từ đầu tháng 4 đến
thượng tuần tháng 5.
Khi những nhà truyền giáo đạo Phật người Trung Hoa đến
Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa Mẫu
đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên
bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần
trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu
ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận
đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Peony được đặt tên theo Paeon, một
thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại
Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời
Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên
đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người
phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với
Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của
Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu
đơn.
Điều đó cho thấy Mẫu đơn được người
phương Tây đánh giá cao đến nỗi nó trở thành hiện thân
của một vị thần.
Ở Đức, hoa Mẫu đơn được gọi là
Pfingstrose, dù chúng đã nở trước dịp lễ Pfingsten (Lễ
Ngũ Tuần là lễ 50 ngày sau ngày Phục Sinh).
Theo tích kể, Đức mẹ Maria khi nghe
tin Chúa bị đóng đinh đã khóc nhỏ hàng nghìn giọt nước
mắt lên một bụi hoa hồng. Kỳ diệu thay, vào khoảng lễ
Ngũ tuần từ bụi hoa hồng này, nở những bông hoa to lớn,
tuyệt đẹp và không có gai. Từ đó, hoa Mẫu đơn hiện diện
trên cõi đời.
3. Biểu tượng của hoa Mẫu đơn
Ngày nay, Mẫu đơn là biểu tượng của
sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả
này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung
Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu
ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn
hoa”. Nhất là giai đoạn từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13 sau
Công Nguyên. Mẫu đơn được ca tụng trong văn thơ, nhạc và
tranh vẽ lúc bấy giờ.
Giỏ Hoa Mẫu Đơn có bắp cải tài lộc và
thỏ ngọc, một biểu tượng mang nhiều điều tốt lành và may
mắn.
Hoa Mẫu Đơn biểu tượng của phú quý,
dùng trong các dịp khai trương; người ta hay tặng nhau
tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý,
giàu sang.
Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang
trọng; Ở Trung Quốc nó biểu tượng cho sự giàu có, thịnh
vượng, và sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu đơn tượng trưng cho
cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Hoa Mẫu đơn
được các cô dâu ưa chuộng, có lẽ vì ý nghĩa tốt đẹp
Hoa mẫu đơn đóa lớn rực rỡ lạ thường,
hương thơm áp đảo mọi loài hoa khác. Vì vậy người ta còn
gọi là “bách hoa vương”.
Một danh xưng khác của mẫu đơn là
“hoa phú quý”, bắt nguồn từ câu “mẫu đơn, hoa phú quý”
trong cuốn “Ái liên thuyết” của Chi Đôn Di đời Tống.
“Lạc Dương mẫu đơn giáp thiên hạ” (hoa mẫu đơn ở Lạc
Dương đứng đầu trong thiên hạ), dường như đó đã là câu
nói mọi cửa miệng của mọi người. Vì vậy mẫu đơn còn được
gọi là hoa Lạc Dương.
Người phương Tây xem hoa mẫu đơn như
biểu tượng của sự e lệ.
Hoa mẫu đơn – Peony còn là biểu tượng
hoa lần thứ tư của tiểu bang Indiana – Hoa Kỳ từ ngày
13/3/1957. Thật vậy, quốc hoa đầu tiên được chọn là Cẩm
Chướng (15/3/1913), rồi đến Tulip – Uất kim hương
(1/3/1923), Cúc Zinnia (chưa đầy 10 năm sau đó) và sự
đổi ngôi cuối cùng mới dành cho Mẫu đơn – Peony.
4. Dược tính của cây hoa Mẫu đơn
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến
những khả năng kỳ diệu lạ thường của cây hoa mà người ta
đã lưu truyền trong dân gian. Dược tính của Mẫu đơn chủ
yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm
đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng,
chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận…Hạt hoa từng được xem
như một loại gia vị thông dụng. Những tập tục mê tín còn
tin rằng nếu đeo một vòng cổ kết bằng hạt Mẫu đơn, bạn
sẽ tránh được các bệnh như hủi, động kinh, mất trí và nó
còn xua tan những cơn ác mộng, như một lá bùa hộ mạng
bảo vệ người ta chống lại ma quỷ hay những thế lực của
bóng đêm !
Khoảng năm 77 sau Công Nguyên, trong
cuốn sách Pliny’’s Natural History đã mô tả chi tiết về
cây hoa và 20 bệnh chữa bằng những bộ phận của nó. Không
lâu sau đó, Dioscoride cũng đã viết một luận án về những
cây thảo dược, trong đó có Peony. Vì là một cây thuốc
quan trọng, dược liệu Mẫu đơn được sản xuất với lượng
lớn hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu ở Trung Quốc và thể
giới.
TRUYỀN
THUYẾT VỀ HOA MẪU ĐƠN
truyền thuyết thường được nhắc đến.
1. Chuyện Thứ Nhất
Ngày xưa, ở một làng miền núi có một
bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc
chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết
ngay từ ngày đầu tiên khi chúng tiến vào làng. Mười
người con trai của bà gia nhập vào đội quân chống giặc ở
trong núi. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân.
Đội quân nay đã làm cho bọn giặc thất điên bát đảo. Đã
nhiều lần giặc mở những trận càn quét mà không sao tiêu
diệt được đội quân của cái làng bé nhỏ ấy.
Tên tướng giặc sai quân bắt bà mẹ
đến, hắn bảo:
– Này mụ già, mụ hãy khuyên các con
mụ trở về. Ta sẽ cho con mụ làm tướng. Bằng không, ta sẽ
giết mụ.
Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng
giặc nói lớn:
– Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng
có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản
bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng
không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà.
Bọn giặc trói mẹ trên một ngọn đồi
rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của
mẹ đến cứu. Chúng bảo bà mẹ hãy gọi con ra đầu hàng,
chúng sẽ tha. Tiếng người mẹ:
– Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người
con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho
các con không được vì ta mà phản bội quê hương.
Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh
trái tim, mệnh lệnh của tình yêu vĩ đại. Mệnh lệnh đó
lan khắp núi rừng. Bọn giặc run sợ. Những người con của
mẹ thì thêm sức mạnh chiến đấu. Giặc bịt miệng bà mẹ.
Chúng đổ nhựa thông và nhựa trám lên đầu bà và châm lửa
đốt. Ngọn lửa cháy sáng cả một vùng…
Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi
tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, người ta thấy trái tim của
người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ
ngay trên đỉnh đồi.
Đêm đêm, từ ngôi mộ, trái tim mẹ vẫn
phát sáng cả một vùng trời. Mùa xuân đến, từ ngôi mộ,
trái tim ấy mọc lên một cái cây. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ
chót, hình ngọn lửa như bốc lên từ trái tim người mẹ. Và
cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên Mẫu Đơn. Cây
hoa tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng một trái
tim.
2. Chuyện Thứ Hai
Chuyện kể rằng: Vào đời Đường, vua
Đường Cao Tông say đắm Võ Hậu. Lúc Vua băng hà, do con
trai (Hoàng Thái Tử) còn nhỏ lên ngôi, Võ Hậu nhiếp
chánh, chuyên quyền hãm hại công thần. Bà ta tự xưng
vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, rồi xưng hiệu
Võ Tắc Thiên hoàng đế.
Một hôm, Võ Tắc Thiên khi ngự du vườn
thượng uyển, nhìn thấy cỏ cây xác xơ, hoa lá điêu tàn,
liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt dán ngay trước cửa
vườn. Bài thơ như sau:
Lai triều du thượng uyển
Hỏa tốc báo xuân tri
Bách hoa liên dạ phát
Mạc đãi hiểu phong xuy
Dịch nghĩa:
Bãi triều du thượng uyển
Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay
Đừng chờ cơn gió sớm.
Thế là trăm hoa không dám trái lệnh, chỉ trong một đêm
mà bừng nở khắp vườn, ngào ngạt mùi hương.
Hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn, thấy
muôn hồng ngàn tía rực rỡ như những vầng mây, sắc phủ cả
vòm trời xanh nên lòng rất lấy làm vui. Bất chợt bà cau
mày, vì thấy hoa Mẫu đơn bướng bỉnh, không chịu phụng
mệnh, nên cành khẳng khiu, không một lá non. Giận cho
loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn
xuống tận Giang Nam (!).
Nhưng lạ thay, khi tới vùng đất nghèo
nàn này, hoa lại nở rộ và vẻ đẹp rực rỡ hơn, làm đắm
đuối lòng người. Từ đó ngay cả sử sách Trung Hoa cũng
ghi nhận vùng Giang Nam luôn xuất hiện nhiều tuyệt sắc
giai nhân, những mỹ nữ có sắc đẹp nghiêng thành đổ nước.
Cũng từ đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương
giả, một biểu trưng cho quốc sắc thiên hương.
Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú
“Ngọc Lâu Xuân Tứ” nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp,
sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần
lưu lạc tự do của cuộc đời, đem sắc đẹp hương thơm ban
rải cho mọi người, chớ không chịu giam mình trong vườn
hoa tù hãm của bạo chúa, làm vương giả chốn kinh đô gò
bó.
Hoa Mẫu Đơn nở rộ tại thành Lạc
Dương (Giang Nam), Người Lạc Dương khen hoa là “Mẫu
Đơn xương tro”, và họ dày công chăm bón, hoa càng mọc
càng rực đỏ. Về sau, người dân Lạc Dương lại gọi hoa
Mẫu Đơn là “Lạc Dương Hồng” (Ngày nay thành phố Lạc
Dương nổi tiếng về nhiều chủng loại Mẫu đơn phong phú,
rực rỡ sắc màu)
Về sau người ta dùng từ “quốc sắc
thiên hương” (sắc nước hương trời) để hình dung hoa mẫu
đơn. Hoặc có cách phác họa khác là: “Thiên hạ chân hoa
độc mẫu đơn” (chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật
trong thiên hạ)
Những người đẹp trong thi văn, lịch sử như nàng Kiều của
Nguyễn Du, nàng Dương Quý Phi, Tây Thi , hay Vương Chiêu
Quân… thường được ví như hoa Mẫu Đơn với cụm từ mô tả
“sắc nước hương trời” hay “quốc sắc thiên hương” này.
[email protected] Bàn thêm về cụm từ “quốc sắc
thiên hương”.
“Quốc sắc thiên hương” tức sắc nước
hương trời. Sắc nước là sắc đẹp nhất nước, hương trời là
hương thơm chỉ có trên trời (thế gian không có); ý nói
sắc đẹp hiếm có về thể chất lẫn tinh thần. “Quốc sắc
thiên hương” trong văn chương cổ điển Trung Hoa chỉ về
cái đẹp của hoa Mẫu đơn, lấy hoa Mẫu đơn làm tiêu biểu.
Sách “Tùng song tạp lục” chép:
Vua Ðường Minh Hoàng, một lần vào
cuối mùa xuân, khi đang cùng Dương Phi đang thưởng hoa,
vua Ðườn liền hỏi Tu Kỷ: “Hiện nay trong kinh thành bài
thơ vịnh mẫu đơn nào là hay nhất, của ai?”. Trình Tu Kỷ
tâu : – Thơ của Lý Chính Phong nổi tiếng nhất và có câu
rằng:
Quốc sắc triều hàm tửu
Thiên hương dạ nhiễm y
Nghĩa :
Người quốc sắc ban mai hay say
rượu (ý nói hoa đỏ)
Mùi thiên hương đêm nhuốm áo khăn (nói về hương thơm)
Hai câu thơ này miêu tả một cách tinh
tế và sinh động về tư chất của hoa. Dùng “thiên hương”
để nói về hương thơm như hương khí từ trên tiên giới
truyền xuống nhân gian của mẫu đơn. Dùng “quốc sắc” để
ví sự mềm mại, hấp dẫn, đáng yêu của hoa cũng giống như
gò má ửng hồng e lệ của người con gái khi uống rượu say.
Quả thật tư chất hương thơm và hình dáng mềm mại của mẫu
đơn đúng là toát lên những điều đó. Đây cũng là lý do
sau này mẫu đơn được mệnh danh bằng danh xưng tao nhã
“quốc sắc thiên hương”.
Bách tính triều đại nhà Đường rất yêu
thích hoa mẫu đơn. Mẫu đơn không chỉ xuất hiện trong các
tác phẩm hội họa, người dân coi hoa là biểu tượng của sự
hưng thịnh nên ai cũng yêu thích trồng và chăm sóc mẫu
đơn trong vườn nhà. Trong bài thơ “Thưởng mẫu đơn”, Lưu
Vũ Tích nhà thơ đời Đường có viết: “Duy hữu mẫu đan
chân quốc sắc. Hoa khai thì tiết động kinh thành“.
Tạm dịch: Duy chỉ có hoa mẫu đơn thật sự là quốc sắc,
thời gian khi hoa nở kinh động tới khắp cả kinh thành.
Trong bài thơ “Mẫu đan phương”, Bạch
Cư Dị viết: “Hoa khai hoa lạc nhị thập nhật. Nhất
thành chi nhân giai nhược cuồng“. Tạm dịch: Thời
gian mẫu đơn nở rồi tàn chỉ trong hai mươi ngày, dường
như người dân trong thành thưởng hoa ngưỡng mộ tới mê
hoặc.
Mẫu đơn là một thứ hoa thơm, đẹp quý
nhất trong các loại hoa, được gọi là Vương hoa. Cho nên
có thể cho rằng khi nói “Quốc sắc thiên hương” để chỉ
một tuyệt sắc giai nhân với hoa Mẫu đơn.
[email protected] Cách hiểu khác về truyền
thuyết hoa Mẫu đơn với Võ Tắc Thiên.
Truyền thuyết đày hoa Mẫu Đơn chúng
ta biết ngay là “xạo”. Tuy nhiên suy ngẫm cho kỹ, ta sẽ
thấy đó là lời khuyên minh triết của nhân gian dạy cho
các “quốc sắc thiên hương” (hoa Mẫu đơn). Võ Tắc Thiên
luôn ghen ghét những giai nhân tuyệt sắc khác, thường
kiếm cớ giết hại hoặc hủy hoại nhan sắc của họ để bảo vệ
vị trí của mình trong lòng quân vương. Những giai nhân
nên tránh xa bà, càng xa càng tốt, nếu muốn toàn mạng.
3. Truyền thuyết về dược tính: HOA
ĐÀ VÀ CÂY HOA MẪU ĐƠN
Truyền thuyết kể rằng một đại phu nổi
tiếng, Hoa Đà, trong thời Tam Quốc, đã trồng nhiều loại
hoa cỏ và thảo mộc khác nhau ở sân trước và sau nhà. Ông
đã kiên quyết nếm một cách cẩn thận mỗi loại thảo mộc để
tìm các thuộc tính trước khi kê đơn thuốc cho các bệnh
nhân của mình. Vì thế, ông không hề kê bất kỳ loại độc
dược nào.
Một ngày, có người đã đưa cho Hoa Đà
một cây hoa mẫu đơn, ông đã trồng nó ở sân trước. Sau
khi nếm lá, thân và hoa của cây mẫu đơn, ông đã quả
quyết rằng nó chẳng có gì đặc biệt, và nó không có giá
trị như một loại thảo dược. Vì thế ông đã không dùng hoa
mẫu đơn để trị bệnh.
Một đêm khuya, Hoa Đà đang đọc sách
thì đột nhiên nghe thấy tiếng khóc của một phụ nữ. Ông
ngẩng đầu lên và trông thấy một người đàn bà đẹp đau khổ
đang dàn dụa nước mắt, trong ánh trăng mờ ảo, bên ngoài
cửa sổ. Hoa Đà hơi bối rối và đi ra khoảnh sân trước,
nhưng không có ai ở đó. Tại nơi mà ông đã trông thấy
người đàn bà, ông tìm thấy một cây hoa mẫu đơn.
Một ý nghĩ xảy đến với Hoa Đà rằng
người phụ nữ đó là cây Hoa Mẫu Đơn, nhưng ngay lập tức
ông đã lắc đầu và cười cái ý nghĩ ngu ngốc của mình. Hoa
Đà đã nói với cây hoa mẫu đơn, “Mày không có gì đặc biệt
từ đầu đến chân. Làm sao tao có thể dùng mày làm thuốc
đây?” Ông quay trở lại vào phòng và tiếp tục đọc sách.
Ngay khi Hoa Đà ngồi xuống, ông lại
nghe thấy tiếng người đàn bà khóc. Khi ông đi ra ngoài
để tìm kiếm người đàn bà lần thứ hai, lại không có ai
cả, chỉ trừ cây hoa mẫu đơn. Sự việc này đã lặp lại vài
lần trong đêm đó.
Lúng túng bởi những sự việc kỳ lạ,
Hoa Đà đánh thức vợ ông dậy và kể cho bà nghe chi tiết
và điều vừa xảy ra. Bà vợ ông nhìn chăm chú những cây
hoa cỏ và thảo dược trong khu vườn, rồi nói, “Mỗi một
loại cỏ và cây trong khu vườn này đã từng có ích như là
thuốc và đã cứu vô số mạng sống, trừ cây hoa mẫu đơn
này. Tôi tin rằng cây hoa mẫu đơn nó đau khổ bởi vì ông
coi nói là không có tác dụng như một loại thảo dược
trước khi ông nhận ra đặc tính của nó.”
Hoa Đà đã cười và bảo, “Tôi đã nếm
tất cả các loại thảo mộc và biết được dược tính của
chúng một cách sâu sắc. Tôi luôn để ý hết mức tới mỗi
cây thảo mộc và không bao giờ bỏ qua một cây nào mà có
thể có tác dụng làm thuốc. Còn như với cây hoa mẫu đơn
này, tôi đã lấy mẫu lá của nó, thân và hoa nhiều lần
trước khi tôi quyết định dứt khoát rằng nó không có ích
lợi như một vị thuốc. Làm sao bà có thể bảo tôi nhầm lẫn
với cô ta?”
Vợ ông nói, “Ông đã thử những phần
phía trên mặt đất của nó. Ông đã thử phần rễ của nó
ngủ. Vợ của ông cho rằng chồng bà không tiếp thu lời
khuyên của người khác như trước kia, và bắt đầu lo lắng
rằng ông có thể bắt đầu mắc những sai lầm.
Một vài ngày sau đó, bà đến kỳ kinh
nguyệt. Máu chảy ra liên tục, tựa như một dòng suối. Hơn
nữa, bà bị đau và co cơ dai dẳng ở phần bụng dưới. Lén
không để chồng biết, bà đã đào rễ của cây hoa mẫu đơn,
sắc nó lên và uống. Chỉ nửa ngày sau, cơn đau đã rút
xuống từ từ và huyết dịch trở lại bình thường.
Khi bà kể lại với chồng, Hoa Đà cuối
cùng đã nhận ra rằng ông quả thật đã đánh giá sai cây
hoa mẫu đơn. Ông cảm kích bà vợ đã dạy ông qua thực tiễn
rằng cây mẫu đơn có tác dụng như một vị thuốc vì nó có
thể dứt cơn đau và cầm máu.
Những cây mẫu đơn có vẻ ngoài đẹp đặc
biệt. Thân và hoa của chúng đẹp, và đó là tại sao nó
được đặt tên như vậy.
[Chú thích: Hoa Mẫu Đơn được gọi là
Bạch Thược trong tiếng Trung Quốc, có nghĩa là đẹp.]
Truyền thuyết Hoa Đà này chỉ tham khảo cho vui chứ làm
gì có thật. Chủ ý chuyện này chỉ muốn làm nổi bật dược
tính của cây hoa Mẫu đơn mà thôi. (NL)
Nguyên Lạc
(Còn tiếp:
HOA MẪU ĐƠN – PHẦN II)
Nguồn:
Ðiển tích Truyện Kiều, Tâm Linh Huyền
Bí.net, chúng tôi chúng tôi Đại kỷ nguyên.
Tổng hợp về hoa Mẫu Đơn ( từ Internet
) Huỳnh Huệ, (Tianyi – Secret China) …
Hình ảnh:
Hoa Mẫu Đơn ( ROSE PARK VIỆT NAM)
https://www.youtube.com/watch?v=g5kVBcIoisQ
Peony – Hoa Mẫu đơn
https://www.youtube.com/watch?v=n6ud6QmzfE4
Peonies.avi (PPS)
https://www.youtube.com/watch?v=7_jUQJWIvFc
http://vietmessenger.com/books/?title=huong%20rung%20ca%20mau&page=15
art2all.net
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang xem bài viết Hoa Mau Don, Bieu Tuong Y Nghia Va Truyen Thuyet, Phan I trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!