Cập nhật thông tin chi tiết về Hóa Đơn Bán Lẻ Có Được Tính Vào Chi Phí Không? mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các nội dung chính [hide]:Theo Điểm b. Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định: “Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”
Như vậy, khi bán hàng nếu có giá trị trên 200.000 đồng thì phải xuất hóa đơn ( dù khách hàng không lấy hóa đơn). Trường hợp giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì các bạn không cần phải lập hóa đơn từng lần nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Hoá đơn bán lẻ là: Một cụ thương mại do người bán sang người mua tức là người dùng cuối của hàng hoá được gọi là hóa đơn bán lẻ. Các hoá đơn được lập thành hai bản, tức là ban cho người mua và lặp lại cho người bán. Nó được sử dụng để yêu cầu thanh toán từ người mua. Hoá đơn bán lẻ cũng có thể được phát hành vào tài khoản của bán hàng tiểu bang khác hoặc bán cho một đại lý đăng ký.
Nội dung của hóa đơn bán lẻ bao gồm:
– Số hóa đơn
– Ngày phát hành hóa đơn
– Chi tiết về người mua
– Chi tiết của người bán
– Số lượng, lượng
– Đơn giá
– Tổng cộng
– Giảm giá (nếu có)
– Chữ ký của người bán hoặc đại lý ủy quyền của mình
Dù không có nhiều giá trị về pháp lý hay thuế, nhưng hóa đơn bán lẻ cũng có vai trò nhất định giữa người bán với người mua.
– Hóa đơn bán lẻ sẽ giúp chứng minh được sự mua bán giữa hai bên. Nếu xảy ra tranh chấp giữa 2 bên thì việc mà có hóa đơn bán lẻ thì cũng là có được một bằng chứng đáng giá.
– Mục đích chủ yếu của hóa đơn bán lẻ là để giúp thể hiện nội dung việc mua bán (số lượng, tên hàng hóa, thành tiền, ngày tháng,….)
Quản lý chuỗi bán lẻ hiệu quả với phần mềm chúng tôi
Theo Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì đối tượng chính được cấp hóa đơn là những tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn.
Theo quy định thì đơn vị cấp hóa đơn bán lẻ theo quy định với tổ chức, cá nhân cụ thể như sau:
– Với tổ chức: là CQT nơi tổ chức đăng ký MST, nơi đóng trụ sở, hoặc nơi ghi trong quyết định thành lập
– Với hộ và cá nhân không kinh doanh: CQT nơi cấp MST, nơi đăng ký hộ khẩu…
– Trong trường hợp tổ chức và hộ cá nhân kinh doanh có tài sản bất động sản cho thuê thì hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho thuê thì cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hóa đơn lẻ.
Trên thực tế hai loại hóa đơn này hoàn toàn khác nhau.
Vì hóa đơn bán lẻ không được coi là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, còn hóa đơn không thuế là hóa đơn bán hàng thông thường (hóa đơn trực tiếp). Nó cũng giống như hóa đơn đỏ nhưng không có VAT. Theo quy định mới thì hóa đơn này không cần kê khai thuế nhưng vẫn thể hiện ở trong sổ sách kế toán và vẫn được coi là chi phí hợp lý hợp lệ khi xác định doanh thu
Quy định về hóa đơn có giá trị dưới 200.000 đồng
Về việc tính chi phí bán lẻ hóa đơn có giá trị dưới 200.000 có được tính vào chi phí không, điều này đã được Bộ tài chính quy định cụ thể tại khoản 1 và Điểm 2.4, Khoản 2 Điều 6. Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu Nhập Doanh nghiệp có quy định:
“Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.”
“Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra
– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”
Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:
– Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. Điều 18 quy định áp dụng với các hàng hóa dịch vụ, không bắt buộc lập hóa đơn.
Nếu doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ mà tổng thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ khi người mua yêu cầu lập hóa đơn thanh toán.
Đối với hàng hóa không phải lập hóa đơn thì người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày theo mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành theo thông tư.
Cuối ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng điền đầy đủ số tiền hàng hóa, dịch vụ trong ngày. Ký tên và giao cho người mua một liên các liên còn lại luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Lập hóa đơn bán lẻ
Theo thông tư này có thể hiểu như sau:
Nếu người mua không lấy hóa đơn, phải lập bảng kê bán hàng, cuối ngày xuất 01 hóa đơn tổng tiền hàng đã bán trong ngày
Áp dụng với giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng thì không phải xuất hóa đơn. Điều kiện này chỉ áp dụng với người bán hàng. Còn người mua hàng thì muốn là chi phí hợp lý phải có hóa đơn dù dưới 200.000 đồng hay trên 200.0000 đồng, chỉ các trường hợp lập được bảng kê thì không cần hóa đơn.
Mặc dù đây là quy định hợp lý nhưng nếu doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ thường xuyên với số lượng nhiều và giá trị lớn mà thường xuyên sử dụng hóa đơn bán lẻ dưới 200.000 đồng thì sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra và không chấp nhận các khoản chi phí này được tính vào khoản giảm trừ hợp lý.
Hóa đơn bán lẻ được sử dụng rất phổ biến tại các cửa hàng, kế toán để có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh cần phải tập hợp các thông tin, số liệu với hóa đơn chứng từ đầy đủ để đưa vào chi phí hợp lý. Hiện nay, để tiện lợi trong việc thu thập thông tin, kế toán thường sử dụng đến các công cụ hỗ trợ, có thể kể đến như phần mềm quản lý bán hàng. chúng tôi là đơn vị uy tín cung cấp phần mềm quản lý bán hàng với các tính năng như quản lý, đơn hàng, kho hàng, lưu trữ hóa đơn, hỗ trợ lập bảng cân đối kế toán, chắc chắn sẽ giúp kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.
Hóa Đơn Bán Lẻ 200 Nghìn Có Được Tính Vào Chi Phí Không
Khi thực hiện hoạt động mua sắm cho doanh nghiệp, bạn gặp rất nhiều khoản chi phí có giá trị nhỏ dưới 200.000 nghìn, thường gặp những cửa hàng không có hóa đơn tài chính hoặc không lập hóa đơn cho khách hàng vì giá trị hóa đơn quá nhỏ. Người mua mang hóa đơn về yêu cầu thanh toán chi phí. Vậy kế toán phải xử lý ra sao, tính vào chi phí doanh nghiệp có được trừ khi tính thuế TNDN hay không?
I. HÓA ĐƠN BÁN LẺ DƯỚI 200.000 ĐỒNG CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ KHÔNG
Về việc tính chi phí bán lẻ hóa đơn có giá trị dưới 200.000 có được tính vào chi phí không, điều này đã được Bộ tài chính quy định cụ thể tại khoản1 và Điểm 2.4, Khoản 2 Điều 6. Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu Nhập Doanh nghiệp có quy định:
“1. Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.”
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra
– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”
Hóa đơn bán lẻ có giá trị dưới 200 nghìn có được tính vào chi phí giảm trừ không
II. THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ NHỎ DƯỚI 200 NGHÌN
Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. Điều 18 quy định áp dụng với các hàng hóa dịch vụ, không bắt buộc lập hóa đơn.
Nếu doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ mà tổng thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ khi người mua yêu cầu lập hóa đơn thanh toán.
Đối với hàng hóa không phải lập hóa đơn thì người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày theo mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành theo thông tư.
Cuối ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng điền đầy đủ số tiền hàng hóa, dịch vụ trong ngày. Ký tên và giao cho người mua một liên các liên còn lại luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Theo thông tư này có thể hiểu như sau:
Nếu người mua không lấy hóa đơn, phải lập bảng kê bán hàng, cuối ngày xuất 01 hóa đơn tổng tiền hàng đã bán trong ngày
Áp dụng với giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng thì không phải xuất hóa đơn. Điều kiện này chỉ áp dụng với người bán hàng. Còn người mua hàng thì muốn là chi phí hợp lý phải có hóa đơn dù dưới 200.000 đồng hay trên 200.0000 đồng, chỉ các trường hợp lập được bảng kê thì không cần hóa đơn.
Mặc dù đây là quy định hợp lý nhưng nếu doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ thường xuyên với số lượng nhiều và giá trị lớn mà thường xuyên sử dụng hóa đơn bán lẻ dưới 200.000 đồng thì sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra và không chấp nhận các khoản chi phí này được tính vào khoản giảm trừ hợp lý.
Vậy là ta đã biết được hóa đơn bán lẻ 200 ngìn có được tính vào chi phí hay không, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!.
Để nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tại Trung tâm Lê Ánh
Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở hà nội và tphcm được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Tham khảo ngay các khóa học kế toán của trung tâm kế toán Lê Ánh TẠI ĐÂY
Hóa Đơn Bán Lẻ Dưới 200 Nghìn Có Được Tính Vào Chi Phí Hợp Lý Hay Không ” Kế Toán Lê Ánh
Không phải lúc nào mua hàng bạn cũng lấy được hóa đơn Vat, nếu bên bán hàng chỉ cấp được hóa đơn bán lẻ nếu thanh toán nhỏ hơn 200 nghìn thì có được tính vào chi phí hợp lý hay không. Hóa đơn bán lẻ được tính là chi phí hợp lý hay bị loại bỏ.
Về hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn có được tính vào chi phí hợp lý hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau
I. Nếu doanh nghiệp tự mua hóa đơn bán lẻ tự tạo có giá trị dưới 200.000 đồng
Theo quy đinh của luật thuế TNDN đối với những khoản chi có chứng từ được phản ánh trên hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, có những khoản chi khong đúng theo quy định sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định doanh thu tính thuế. không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để giảm trừ khi tính thuế TNDN.
Những trường họp sử dụng hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn không được tính vào chi phí hợp lý như sau:
_ Liệt kê những khoản chi thực chi mà không có hóa đơn chứng từ học kế toán hành chính sự nghiệp ở đâu tốt
Trong năm phát sinh doanh thu và điều tra doanh thu chịu thuế mà hóa đơn không hợp pháp hoặc không có hóa đơn hay mua phải hóa đơn của doanh nghiệp đã cấp bỏ trốn, hóa đơn bị hỏng, cắt góc, không thông báo phát hành với cơ quan thuế ….
Quy định tính hợp lệ với hóa đơn bán lẻ: Hóa đơn VAT và hóa đơn bán hàng, với những hóa đơn tư in đầy đủ thủ tục, thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế có thông tin hợp đồng và mẫu hóa đơn thời gian thanh lý mẫu hóa đơn đó… được cơ quan thuế duyệt mua đối với hóa đơn thông thường cấp phát hoặc doanh nghiệp trực tiếp tính thuế GTGT trên doanh thu.
Hạch toán hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn như thế nào
Các loại hàng được lập bảng kê mà không cần hóa đơn
Doanh nghiệp sử dụng và mua của hô cá nhân tự trồng trọt và bán tại vườn (không phải mua lại của đại lý hay thương lái. Tham khảo chi tiết về loại hóa đơn này tại khoản 2.4 điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC.
Các trường hợp sau doanh nghiệp được mua hàng sẽ chỉ cần lập bảng kê mà không cần hóa đơn
– Mua nguyên vật liệu đất, đá, sỏi cát do hộ gia đình tự sản xuất bán ra.
– Hàng hóa nông, thủy, hải sản của nông dân trực tiếp sản xuất trực tiếp
– Các mặt hàng thủ công làm từ mây, cói, tre, rơm… hoặc nguyên vật liệu do người lao động tự sản xuất ra.
– Các mặt hàng phế liệu của người lao động trực tiếp thu nhặt được.
– Đồ dùng, dịch vụ, tài sản của cá nhân và hộ gia đình ko kinh doanh mà trực tiếp bán hàng
– Hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân KD có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng ( không bao gồm các trường hợp trên)
Hồ sơ lập bảng kê hàng hóa không cần hóa đơn đầu vào như sau:
– Biên bản bàn giao hàng hóa
– Hợp đồng mua bán
– Chứng từ thanh toán: chuyển khoản qua ngân hàng hoặc tiền mặt
– Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn GTGT mẫu 01/TNDN (được ban hành kèm theo TT 78/2014/TT-BTC).
Lưu ý khi làm hồ sơ kế toán không được tự ý ký hoặc chế chữ ký mà phải có chữ ký thật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm và ký.
– Chứng minh phô tô của người bán
– Biên bản cam kết tốt nhất là có xác nhận của địa phương là hộ cá nhân, gia đình đó tự làm ra sản phẩm trên không phải kinh doanh mua bán làm căn cứ giải trình thuế sau này tránh bị thuế nghi ngờ mua khống chi phí,và xuất toán chi phí truy thu thuế TNDN
Đối với trường hợp mua hàng bản lẻ dưới 200. 000 nghìn không xuất hóa đơn dựa theo TT39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/ 3/2014 thi hành nghi định 51/2010/NĐ-CP áp dụng trong quy định về hóa đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Quy định về hàng hóa dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, mặc dù người mua không lấy nhưng người bán vẫn phải lạp háo đơn ghi rõ tên địa chi hoặc lý do như “người mua không lấy hóa đơn” hay”người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Những điều cần biết về hóa đơn bán lẻ có giá trị dưới 200.000 nghìn mỗi lần thì sẽ không phải lập hóa đơn bán lẻ trừ trường hợp người mua yêu cầu lập hóa đơn bán lẻ
Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn thì người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Trên bảng kê có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, kèm theo tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập.
Với những trường hợp người bán hàng nộp thuế theo phương pháp khấu trự thì bảng kê bán lẻ phải ghi rõ tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng” tại mẫu 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Kết thúc ngày làm việc, lập háo đơn GTGT hoăc háo đơn bán hàng ghi rõ số tiền bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ lại các liên giao cho người mua còn lại những liên khác thực hiện luân chuyển theo định mức. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Như vây: Với trường hợp hàng hóa bán lẻ mà người mua hóa đơn không lấy thì cuối ngày phả xuât một hóa đơn tổng số tiền đã bán được trong ngày để lưu lại.
Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn không cần xuất hóa đơn, với bên bán hàng còn bên mua hàng nếu muốn được tính là chi phí hợp lý thì phải có hóa đơn mua hàng có giá trị lớn hoặc nhỏ dưới 200.0000 trừ các trường hợp được lập bảng kê bán hàng.
Như vạy hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn sẽ được tính là chi phí hợp lệ nếu có hóa đơn hợp pháp và co bảng kê kèm theo.
Quà Tặng Nhân Viên Có Phải Xuất Hóa Đơn Không Và Có Được Khấu Trừ Thuế Gtgt Đầu Vào Và Có Được Tính Chi Phí Hợp Lý Khi Quyết Toán Thuế Tndn
Quà tặng (Quà tết, Bánh trung thu…) cho nhân viên có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN??? Quà tặng cho nhân viên có được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN? Thuế VAT đầu vào có được khấu trừ? Có xuất hoá đơn GTGT đầu ra không?
CÂU HỎI: Quà tặng cho nhân viên * Có xuất hoá đơn GTGT đầu ra khi tặng cho nhân viên không? * Thuế VAT đầu vào được khấu trừ tương ứng với chi phí được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN hay không hay khấu trừ toàn bộ? * Quà tặng cho nhân viên có được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN? * Hạch toán kế toán như thế nào về chi phí quà tặng nhân viên theo TT200. * Có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công???
☛ CÂU HỎI: Khi tặng quà cho nhân viên vào dịp lễ, tết, MÀ NHÂN VIÊN KHÔNG LẤY HOÁ ĐƠN VỚI MỖI PHẦN QUÀTRỊ GIÁ LỚN HƠN 200.000 HOẶC NHỎ HƠN 200.000 THÌ LẬP HOÁ ĐƠN NHƯ THẾ NÀO (mỗi nhân viên lập 1 hoá đơn hay gộp chung tất cả nhân viên chung 1 hoá đơn và kèm theo bảng kê danh sách nhân viên nhận quà).
TRẢ LỜI: +Theo như CV 1284/TCT-DNL ngày 5/4/2017 của Tổng cục thuế trả lời cho Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh như sau:
Căn cứ các quy định nêu trên, việc xuất hóa đơn GTGT đối với quà lưu niệm tặng khách hàng của Công ty TNHH MTV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn số 1015/CT-TTHT ngày 07/02/2017 hướng dẫn, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện. Trường hợp Công ty TNHH MTV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị khách hàng và tặng quà lưu niệm cho khách, việc tổ chức hội nghị của Công ty có chương trình, kế hoạch và danh sách khách mời cụ thể thì khi kết thúc hội nghị, Công ty được lập một hóa đơn GTGT tổng giá trị quà tặng cho khách hàng, trên hóa đơn nêu rõ quà tặng hội nghị khách hàng. +Theo như CV 5483/TCT-DNL ngày 28/11/207 của Tổng cục thuế trả lời cho Cục thuế HCM như sau: Khi tặng quà cho khách hàng vào dịp lễ, tết, hội nghị khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập hóa đơn, tính kê khai nộp thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng. Trường hợp Công ty cho thuê Tài chính TNHH MTV Quốc tế Chaillease có phát sinh việc tặng quà khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối mỗi ngày công ty lập chung một hóa đơn GTGT ghi số tiền thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định (không phân biệt giá trị quà tặng trên 200.000đ hay dưới 200.000đ).
Xem mẫu hóa đơn xuất tặng cho nhiều nhân viên trong 1 tờ hóa đơn như sau
Lưu ý: Nhớ kèm theo bảng kê danh sách nhân viên nhận quà đính kèm, không cần phải có chữ ký nhân viên đâu các bạn, làm sao mà lấy được chữ ký nhân viên, miễn sao các bạn chứng minh có hóa đơn giá trị giá tăng đầu vào và danh sách nhân viên tặng quà có chữ ký xết duyệt của ban giám đốc, và có phiếu chi tiền hoặc ủy nhiệm chi là chứng minh sự có thực rồi. Nếu các bạn xin được chữ ký thì quá tuyệt vời
*Vấn đề 03 Thuế TNDN (Chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN)
1. Quà tết dùng biếu tặng nhân viên, được khấu trừ thuế đầu vào, nhưng có được khấu trừ toàn bộ hay không?hay chỉ khấu trừ tương ứng với phần chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (Xem tại Vấn đề 03 Thuế TNDN) 2. Giá tính thuế GTGT là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động cho, biếu tặng khách hàng
Căn cứ: Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về những khoản chi được trừ như sau:
“- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”
Nhưng lưu ý về Cách tính tổng quỹ lương trong năm như sau: ➤Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
➤Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
➤Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế ĐÃ CHI TRẢ của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Theo CV 4005/TCT-CS ngày 29/09/2015 của Tổng Cục thuế trả lời cho Cục thuế Đồng Nai như sau:
Theo quy định tại Điều 1 Chương I Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chỉ hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp”;
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tàichính hướng dẫn về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì:
“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất…”.
Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp doanh nghiệp có khoản chi phúc lợi mà người lao động được thụ hưởng trực tiếp thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định, đồng thời doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.
Chứng từ: Để hạch toán quà tặng nhân viên gồm những chứng từ sau 1. Hoá đơn mua vào 2. Hợp đồng mua bán và chứng từ thanh toán qua ngân hàng nếu từ 20 triệu trở lên. Còn nếu dưới 20 triệu thì thanh toán bằng tiền mặt vẫn được 3. Hoá đơn đầu ra 4. Tờ trình của công đoàn về quà tết cho nhân viên 5. Quy định về những chi phí phúc lợi cho người lao động được quy định trong quy chế tài chính, chi tiêu nội bộ… của doanh nghiệp 6. Bảng kê dánh sách nhân viên thụ hưởng, có ký tá xác nhận 7. Phiếu xuất kho (nếu có)
*Vấn đề 04. Về chế độ hạch toán kế toán của quà tặng nhân viêna. Đối với hàng hóa được dùng để cho, biếu, tặng nhân viên – Trường hợp MUA HÀNG HÓA về để biếu, tặng cho nhân viên nhưng chưa tặng liền mà nhập kho. (Có hình ảnh bằng tiền để các bạn tiện theo dõi)
Nợ 1561: 1.000.000 (Giá chưa VAT trên hóa đơn mua vào) Nợ 1331: 100.000 (Thuế GTGT trên hóa đơn mua vào) Có 331;111;112: 1.100.000 (Tổng tiền thanh toán trên hóa đơn mua vào)
Sau đó xuất ra tặng cho nhân viên thì mua về giá bao nhiêu thì xuất hóa đơn GTGT đúng giá mua TK 6418, 6428 – Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chia theo từng bộ phẫn: 1.100.000 Có các TK 1561: giá vốn hàng hoá cho, biếu, tặng: 1.000.000 Có TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp.(tính trên giá hóa đơn xuất tặng): 100.000
Lưu ý: Nếu mua về mà tặng luôn không cần nhập kho thì các bạn vẫn phải xuất hóa đơn bằng giá mua lúc đầu, có thể hạch toán như sau: Đối với hóa đơn đầu vào, các bạn hạch toán. Nợ TK 6418, 6428 – Chi phí bán hàng: 1.000.000 (Giá chưa VAT trên hóa đơn mua vào) Nợ 133: 100.000 (Thuế GTGT được khấu trừ) Có 111; 112; 331: 1.100.000 (Tổng tiền thanh toán trên hóa đơn mua vào)
Đối với hóa đơn đầu ra, do hàng biếu tặng không ghi nhận doanh thu trong kế toán cũng như không ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng vẫn phải xuất hóa đơn GTGT thì các bạn ghi như sau (chỉ ghi phần thuế GTGT đầu ra) Nợ 6418,6428: 100.000 (Thuế GTGT đầu ra) Có 33311:100.000 (Thuế GTGT đầu ra)
-Trường hợp XUẤT SẢN PHẨM để biếu tặng cho nhân viên không thu tiền: (Nhớ là xuất hóa đơn theo giá bán thị trường để tính VAT cho đúng). Do không còn ghi nhận doanh thu biếu tặng về mặt kế toán cũng như doanh thu tính thuế TNDN nên chúng ta vẫn xuất hóa đơn GTGT theo giá bán thị trường. Ví dụ giá thành 155 là 100.000 đồng/cái. Giá bán là 150.000 đồng/cái và VAT là 10% thì xuất hóa đơn vẫn là giá 150.000 và VAT 10% là 15.000. Tính vào chi phí là 100.000+15.000=115.000. Xem hạch toán như sau: Nợ TK 6418,6428 – Chi phí bán hàng: 115.000 (Giá thành sản phẩm, không được ghi giá bán vì ghi giá bán thì tổng nợ sẽ không bằng tổng có+thuế GTGT đầu ra) Có TK 155 – Thành phẩm (chi phí sản xuất sản phẩm). Áp dụng giá xuất kho 1 trong 3 phương pháp (Bình quân gia quyền, Nhập trước xuất trước hoặc thực tế đích danh): 100.000 Có 33311: Theo Giá bán * Thuế suất thuế GTGT: 15.000 (150.000*10%)
Ghi chú: (Nếu làm theo cách hồi xưa Quyết định 15 thì ghi nhận doanh thu nội bộ 512 thì cuối cùng chi phí cũng là 115.000. Các bạn có thể xem lại quyết định 15 để biết. Ở đây quyết định 15 không còn hiệu lực nữa nên tôi không trình bày hạch toán làm gì, mất thời gian).
– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá dùng để biếu, tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, vẫn xuất hóa đơn bằng thường và ghi nhận 2 nghiệp vụ như sau: (Trường hợp này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nào có Quỹ khen thưởng phúc lợi, còn những doanh nghiệp nhỏ không có quỹ khen thưởng, phúc lợi nên đại đa số không hạch toán cách này mà hạch toán theo cách trên là đưa vào chi phí).
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo giá bán thị trường) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán: Theo giá thành Có các TK 155, 1561 Thành phẩm hoặc Hàng hóa: Theo giá thành
b. Đối với hàng hóa dùng để trả thay lương cho người lao động: + Kế toán phải ghi nhận doanh thu đối với sản phẩm, hàng hóa như đối với giao dịch bán hàng thông thường: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311). Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (nếu có). Vì trả lương bằng sản phẩm thì giống như là trả tiền nên thuộc diện chịu thu nhập chịu thuế TNCN
+ Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị hàng hoá: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155;1561 – Thành phẩm hoặc Hàng hóa.
Ví dụ: Tặng bánh trung thu cho nhân viên Ngày 5/9/2018 Công ty mua bánh trung thu với tổng giá trị chưa VAT là 15.000.000 và VAT là 10%: 1.500.000 đã trả bằng tiền mặt cho Công ty bánh trung thu Như Lan
Ngày 5/9/2018 , mua bánh trung thu về chưa tặng nhân viên, kế toán ghi
Nợ 1561: 15.000.000 Nợ 1331: 1.500.000 Có 1111: 16.500.000
Ngày 10/09/2018 xuất bánh tặng nhân viên. Dựa vào hóa đơn đầu ra xuất ghi nhận như sau (xuất bằng đúng giá mua).
*Vấn đề 5: Về thuế TNCN của quà tặng
Nợ 6418,6428: 16.500.000 Có 1561: 15.000.000 Có 33311: 1.500.000
Câu hỏi: Quà tặng cho nhân viên nhân dịp lễ, tết (ví dụ giỏ quà, bánh trung thu..) thì có phải chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công không?
Trả lời: Theo như CV 2510/CT-TTHT ngày 23/03/2017 của Cục thuế Hồ Chí Minh trả lời cho Công ty TNHH Thang máy Mitsubishi Việt Nam như sau:
Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
+ Tại Điều 2 quy định về thu nhập chịu thuế TNCN: “…2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: … đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: Căn cứ các quy định trên: 1. Trường hợp Công ty mua hàng hóa để tặng thưởng cho nhân viên vào dịp tất niên thông qua chương trình bốc thăm trúng thưởng, thì khi xuất hàng tặng thưởng Công ty phải lập hóa đơn, tính kê khai nộp thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng nhưng không phải tính vào doanh thu tính thuế TNDN. Chi phí quà tặng không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và số thuế GTGT đầu vào của hóa đơn mua hàng tặng được kê khai khấu trừ (nếu đáp ứng điều kiện tính vào chi phí được trừ và khấu trừ thuế GTGT theo quy định). Đối với giá trị quà tặng cho nhân viên được tính vào thu nhập từ tiền lương tiền công (bao gồm cả trường hợp nhận quà tặng từ bốc thăm trúng thưởng).
Hy vọng, bài viết này giúp các bạn biết cách hạch toán quà tặng nhân viên. Hãy chia sẽ bài viết để lan tỏa đến cộng đồng. Cũng là nguồn động viên tinh thần cho tôi tiếp tục cống hiến giá trị đến cộng đồng
LIÊN HỆ VỚI TÔI Hotline hỗ trợ: 0914.540.423 Facebook(Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526Group Facebook: tự học kế toán và thuếFanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/Youtube: tự học kế toán Email: buitanhai1610@gmail.com Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org
Bạn đang xem bài viết Hóa Đơn Bán Lẻ Có Được Tính Vào Chi Phí Không? trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!