Xem Nhiều 6/2023 #️ Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Của Ông Phan Văn Ta # Top 14 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Của Ông Phan Văn Ta # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Của Ông Phan Văn Ta mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

II- Kết quả xác minh

Thực hiện Dự án Khu đô thị công nghệ FPT phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, ngày 4-3-2008 UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 1875/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, giao đất cho Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng quản lý để thực hiện theo quy hoạch của UBND thành phố.

Căn cứ Quyết định số 1875/QĐ-UBND ngày 4-3-2008 của UBND thành phố, ngày 10-9-2008, UBND quận Ngũ Hành Sơn ban hành Quyết định số 2956/QĐ-UBND về việc thu hồi 688,9m2 đất do hộ ông đang sử dụng tại thửa đất số 11, tờ bản đồ hiện trạng số 202 tại phường Hòa Hải; giao cho Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng quản lý để thực hiện theo quy hoạch của UBND thành phố.

Nguồn gốc sử dụng đất: Theo hồ sơ ông khai do nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Nghiệm năm 1978, giấy tờ đã bị thất lạc do bão năm 2006 nhà bị tốc mái và được UBND phường Hòa Hải xác nhận ngày 17-12-2010 với nội dung: ông Ta có đến báo mất giấy tờ vào lúc 16 giờ ngày 17-10-2010, có biên lai thuế nhà đất năm 2007-2010. Theo hồ sơ đăng ký đất lập theo Nghị định 64/CP được UBND phường Hòa Hải xác nhận thì diện tích đất hộ ông đang sử dụng là đất thuộc một phần thửa 452, tờ bản đồ số 13, diện tích 15.172m2 loại đất hoang do UBND phường quản lý.

Căn cứ nguồn gốc sử dụng đất của hộ ông, ngày 9-7-2012, UBND quận Ngũ Hành Sơn ban hành Quyết định số 1174/QĐ-UBND phê duyệt mức bồi thường và hỗ trợ thiệt hại về nhà, đất cho hộ ông, cụ thể như sau:

– Hỗ trợ 100% giá đất trồng cây hằng năm hạng 1 đồng bằng (đơn giá 35.000 đồng/m2) cho diện tích 688,9m2;

– Hỗ trợ 50% nhà, vật kiến trúc theo Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND;

– Bồi thường cây cối hoa màu trên đất theo Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND.

Ngày 18-3-2015, UBND thành phố ban hành Quyết định số 1485/QĐ-UBND phê duyệt giải quyết hỗ trợ đền bù, bố trí tái định cư đối với hộ ông, như sau (trên nguyên tắc bàn giao mặt bằng mới giải quyết).

– Hỗ trợ 100% nhà, vật kiến trúc theo Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND;

– Bố trí 1 lô đất diện hộ phụ đường 5,5m Khu đô thị Phú Mỹ An;

– Hỗ trợ khó khăn: 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng).

Không đồng ý với kết quả giải quyết trên, ông có đơn kiến nghị gửi đến UBND thành phố. Ngày 6-5-2015, Hội đồng giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị công nghệ FPT có Báo cáo số 100/BC-HĐGPMB về việc giải quyết đơn kiến nghị của hộ ông Phan Văn Ta thuộc diện giải tỏa dự án Khu đô thị công nghệ FPT với nội dung khẳng định việc phê duyệt mức hỗ trợ, bố trí đất tái định cư đối với hộ ông là đúng quy định.

Tuy nhiên, ông vẫn không đồng ý và có đơn khiếu nại về việc giải tỏa đền bù không thỏa đáng gửi đến UBND thành phố với yêu cầu bồi thường diện tích đất 688,9m2 theo giá đất ở; vật kiến trúc, cây cối và hoa màu đền bù theo quyết định giá hiện hành; bố trí 4 lô đất liền kề, diện hộ chính đường 5,5m Khu tái định cư Phú Mỹ An; hỗ trợ khó khăn cho gia đình ổn định cuộc sống. Trong đơn khiếu nại ông khai nguồn gốc sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Huỳnh Phước Mười vào năm 1978, biên lai thu thuế nhà đất từ năm 2005.

Việc xác định lại nguồn gốc đất ông khai trong đơn khiếu nại là nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Huỳnh Phước Mười vào năm 1978 đã được UBND quận Ngũ Hành Sơn trả lời tại Công văn số 40/UBND-TNMT ngày 8-1-2016 với nội dung:

“Hiện trạng ông Huỳnh Phước Mười sử dụng đất tại thửa số 06, tờ bản đồ số 201 với diện tích 1.056,2m2. Phần diện tích đất theo hiện trạng này trùng khớp với vị trí đất đã được UBND huyện Hòa Vang (cũ) cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với thửa 532, tờ bản đồ 13, diện tích 838m2 loại đất thổ cư. Qua đó xác định: phần diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Mười được bảo toàn và sử dụng hợp pháp với diện tích 838m2.

Căn cứ bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ lập theo Nghị định 64/CP thì vị trí đất hộ ông Ta đang sử dụng nằm ngoài thửa đất số 532, tờ bản đồ 13 mà ông Mười đã kê khai và sử dụng theo Nghị định 64/CP.

Từ những căn cứ, hiện trạng và giấy tờ nêu trên, việc ông Phan Văn Ta nêu trong đơn là sử dụng đất do chuyển nhượng của ông Huỳnh Phước Mười với diện tích có đăng ký sử dụng theo Nghị định 64/CP nhưng không có giấy tờ chứng minh, là không có cơ sở, không phù hợp với hiện trạng sử dụng theo đăng ký 64/CP của hộ ông Mười. Như vậy việc ông Phan Văn Ta yêu cầu được đền bù 100% giá đất ở cho diện tích thu hồi 688,9m2 là không có cơ sở giải quyết”.

Vì vậy, việc ông khai nguồn gốc đất là do nhận chuyển nhượng của ông Huỳnh Phước Mười nhưng không có giấy tờ chứng minh; hồ sơ pháp lý không bảo đảm theo quy định là không có cơ sở để xem xét giải quyết.

III- Kết quả đối thoại:

Ngày 14-4-2016, UBND thành phố đã tổ chức đối thoại với ông Phan Văn Ta. Tại buổi đối thoại, lãnh đạo UBND thành phố đã kết luận: Thống nhất với kết quả xác minh nội dung khiếu nại của Thanh tra thành phố tại Báo cáo số 122/BC-TTTP ngày 22-2-2015 của Thanh tra thành phố về kết quả xác minh nội dung khiếu nại của ông Phan Văn Ta.

IV- Kết luận:

Việc UBND thành phố ban hành Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 18-3-2015 phê duyệt giải quyết hỗ trợ đền bù, bố trí tái định cư đối với hộ ông Phan Văn Ta là đúng với quy định của pháp luật.

Do đó, việc ông khiếu nại yêu cầu được bồi thường diện tích đất 688,9m2 theo giá đất ở; vật kiến trúc, cây cối và hoa màu đền bù theo quyết định giá hiện hành; bố trí 2 lô đất diện hộ chính đường 5,5m là không có cơ sở để xem xét giải quyết.

Từ những nhận định, căn cứ trên, Quyết định:

Điều 1. Giữ nguyên kết quả giải quyết hỗ trợ đền bù, bố trí tái định cư đối với hộ ông Phan Văn Ta được UBND thành phố phê duyệt tại các Quyết định số 7345/QĐ-UBND ngày 10-9-2012 về việc phê duyệt giá trị đền bù, hỗ trợ đối với các hộ giải tỏa để thực hiện dự án Khu đô thị công nghệ FPT; Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 18-3-2015 về việc phê duyệt giải quyết hỗ trợ đền bù, bố trí tái định cư đối với các hộ giải tỏa tại dự án Khu đô thị công nghệ FPT.

Không chấp nhận yêu cầu của ông về bồi thường diện tích đất 688,9m2 theo giá đất ở và bố trí tái định cư 2 lô đất diện hộ chính đường 5,5m.

Điều 2. Nếu không đồng ý với quyết định này thì ông Phan Văn Ta được quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật.

Cổng Thông tin điện tử thành phố

Kết Quả Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Của Ông Trương Hùng Tiến

Theo đó, kết quả xác minh:

* Nguồn gốc đất: Khu đất của ông Tiến bị giải tỏa trước đây do ông Cao Văn Sỹ tự khai phá từ năm 1975 và sử dụng đến năm 1999. Theo bản đồ đo vẽ theo Nghị định 64/CP, tờ bản đồ số 3 thì vị trí đất của ông Tiến nằm một phần trong thửa số 124, diện tích 690m2, loại đất màu do UBND phường quản lý và một phần nằm trong thửa số 129, diện tích 5.100m2, loại đất màu do nhiều hộ gia đình kê khai nhưng không có tên ông Hường và ông Tiến kê khai (đã chồng khớp bản đồ hiện trạng và bản đồ theo 64/CP và theo Biên bản làm việc ngày 19/3/2015 với UBND phường Hòa Quý).

Năm 1999, ông Cao Văn Sỹ chuyển nhượng 250m2 đất vườn cho ông Trần Văn Hường (cha vợ ông Tiến) và UBND phường Hòa Quý xác nhận ngày 19/11/1999. Sau đó, ông Hường làm nhà cấp 4 (không phép) trên lô đất này. Ông Hường có làm Đơn xin sửa chữa nhà ở được UBND phường Hòa Quý xác nhận ngày 20/9/2000 (Khối trưởng Khuê Đông 1 xác nhận có nhà ở). Đến năm 2005, ông Hường chuyển nhượng lại toàn bộ đất, nhà cho vợ chồng ông Tiến, được UBND phường Hòa Quý xác nhận ngày 06/6/2005. Cuối năm 2006, ngôi nhà bị sập do ảnh hưởng của bão Sangsen (theo lời trình bày của ông Tiến).

Ngày 04/12/2007, UBND quận Ngũ Hành Sơn ban hành Quyết định số 4419/QĐ-UBND thu hồi 254,7m2 đất của ông Trương Hùng Tiến và bà Trần Thị Mỹ Hiền giao cho Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng quản lý để thực hiện theo quy hoạch của UBND thành phố Đà Nẵng. Ngày 10/4/2008, bà Hiền có đơn xin xác nhận hiện trạng nhà, đất và được UBND phường Hòa Quý xác nhận ngày 22/4/2008 với nội dung: có nhà ở (đã sập), khu đất không tranh chấp, hiện nằm trong khu quy hoạch sinh thái Khuê Đông, chưa có thông báo di dời.

Ngày 20/10/2011, UBND thành phố ban hành Quyết định số 9092/QĐ-UBND Phê duyệt giải quyết hỗ trợ đền bù, bố trí tái định cư cho hộ ông Tiến như sau: hỗ trợ 100% giá đất trồng cây hàng năm hạng 1 đồng bằng tại Thông báo số 436/TB-BGTĐB ngày 27/10/2011.

Không đồng ý với việc đền bù, hỗ trợ như trên, ông Tiến có đơn kiến nghị. Ngày 14/11/2014, Văn phòng UBND thành phố có Công văn số 4182/VP-QLĐBGT trả lời đơn của ông Tiến trong đó giữ nguyên các khoản đền bù, hỗ trợ đã giải quyết đối với hộ ông Tiến. Ngày 21/11/2014, ông Tiến tiếp tục có đơn gửi UBND thành phố. Ngày 04/12/2014, UBND thành phố có Công văn số 11124/UBND-QLĐBGT khẳng định nội dung kiến nghị của ông Tiến đã được giải quyết tại Công văn số 4182/VP-QLĐBGT. Không đồng ý với Công văn số 11124/UBND-QLĐBGT, ông Tiến làm đơn khiếu nại.

Ngày 12/1/2016, UBND thành phố đã tổ chức đối thoại với ông Trương Hùng Tiến. Tại buổi đối thoại, Lãnh đạo UBND thành phố đã kết luận:

– Thống nhất với Báo cáo của Thanh tra thành phố về kết quả xác minh đơn khiếu nại của ông Trương Hùng Tiến.

– Việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất và không bố trí tái định cư đối với hộ ông Trương Hùng Tiến là đúng quy định.

– Giao Thanh tra thành phố chủ trì, phối hợp UBND quận Ngũ Hành Sơn kiểm tra, rà soát các trường hợp ông Trương Hùng Tiến có phản ánh tại buổi đối thoại và báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

* Về khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ:

Điểm a, khoản 1, Điều 45 Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“Nghị định 84/2007/NĐ-CP

Điều 45. Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Trường hợp thu hồi đối với đất đã sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đất đó không có tranh chấp thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất theo diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và giá trị bồi thường phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP. Đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở và phần diện tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp.

Tại thời điểm thu hồi đất, hộ ông Trương Hùng Tiến không có nhà ở trên đất và không sử dụng vào mục đích để ở nên không có cơ sở để bồi thường đất ở theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ nêu trên. Xét điều kiện thực tế tại địa phương, UBND thành phố đã phê duyệt hỗ trợ 100% giá đất trồng cây hàng năm hạng 1 đồng bằng là phù hợp. Việc ông Tiến khiếu nại, yêu cầu bồi thường 50% giá đất ở là không có cơ sở để xem xét, giải quyết.

* Về khiếu nại yêu cầu bố trí đất tái định cư:

Căn cứ Điểm 1 Điều 47 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố được ban hành kèm theo Quyết định 36/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND thành phố thì việc bố trí đất tái định cư chỉ được xem xét đối với các trường hợp bị thu hồi đất ở. Hộ ông Trương Hùng Tiến được hỗ trợ theo giá đất trồng cây hàng năm hạng 1 đồng bằng nên không được bố trí đất tái định cư là đúng quy định. Do đó, việc ông Trương Hùng Tiến khiếu nại yêu cầu bố trí đất tái định cư là không có cơ sở để xem xét giải quyết.

Từ những nhận định, căn cứ trên, ngày 3/2/2016, UBND TP đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-UBND:

– Giữ nguyên kết quả phê duyệt bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với hộ ông Trương Hùng Tiến tại Quyết định số 9092/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng.

– Không chấp nhận yêu cầu của ông Trương Hùng Tiến về bồi thường 50% giá đất ở và bố trí tái định cư.

Nếu không đồng ý với Quyết định này thì ông Trương Hùng Tiến được quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật.

Cổng Thông tin điện tử thành phố

1.2. Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Thuộc Thẩm Quyền Của Viện Kiểm Sát.

1.2.1. Khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND.

a. Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND.

Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND được chia thành hai loại: Khiếu nại trong quản lý hành chính và khiếu nại trong hoạt động tư pháp.

– Khiếu nại trong hoạt động hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND.

Căn cứ Điều 13 Quy chế 59, khiếu nại trong hoạt động hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND bao gồm:

Khiếu nại quyết định, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát về tuyển dụng; phong thăng, bổ nhiệm; điều động, thuyên chuyển; nâng lương, điều chỉnh lương; hợp đồng lao động…

+ Khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát ban hành.

– Khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của VKSND:

Căn cứ Điều 4 Luật tổ chức VKSND thì VKSND có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 15 Quy chế 59 thì khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của VKSND bao gồm:

+ Khiếu nại trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự.

+ Khiếu nại trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh, thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật.

+ Khiếu nại trong hoạt động kiểm sát việc thi hành án.

+ Khiếu nại trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

+ Khiếu nại trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

+ Khiếu nại trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp.

+ Khiếu nại về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

b. Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND

Căn cứ Điều 18 Quy chế 59, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND gồm có:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động hành chính của cán bộ, công chức thuộc Viện kiểm sát;

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;

– Tố cáo hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra.

1.2.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKSND:

a. Tiếp nhận, phân loại và xử lý khiếu nại, tố cáo.

Tiếp nhận, phân loại và xử lý khiếu nại, tố cáo là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và được quy định cụ thể tại các Điều 9, 10, 11, 12 của Quy chế 59.

– Đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến VKSND (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều được quản lý thống nhất qua một đầu mối là đơn vị Khiếu tố. Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm phân loại đơn được tiếp nhận qua hòm thư tố giác tội phạm và thụ lý đơn thuộc thẩm quyền đồng thời chuyển ngay những đơn không thuộc thẩm quyền cho đơn vị Khiếu tố xử lý theo quy định. Không được tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo ngoài nơi quy định.

– Đơn khiếu nại, tố cáo được gửi đến Viện kiểm sát được phân thành 04 loại: Đơn không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát; đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát; đơn thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát và đơn không đủ điều kiện để xử lý, giải quyết.

Căn cứ Điều 11 của Quy chế 59, việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo được thực hiện như sau:

– Xử lý đơn khiếu nại

+ Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc không thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát thì trả lại đơn và chỉ dẫn, trả lời cho người có đơn biết để họ gửi đơn đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết. Nếu người khiếu nại gửi kèm theo tài liệu là bản gốc thì phải gửi trả lại cho họ theo đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm; trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát cấp khác hoặc địa phương khác thì phải chuyển đơn khiếu nại, cùng tài liệu, chứng cứ gửi kèm cho Viện kiểm sát có thẩm quyền, đồng thời có văn bản báo tin cho người khiếu nại biết;

+ Đối với đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền thì chuyển ngay tới lãnh đạo Viện phụ trách khối, các đơn vị có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, để có biện pháp giải quyết, đồng thời báo tin cho người có đơn biết.

+ Đối với đơn khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý thì có văn bản chỉ dẫn, trả lời rõ lý do cho người khiếu nại biết. Việc chỉ dẫn trả lời này chỉ thực hiện một lần cho một việc khiếu nại.

– Xử lý đơn tố cáo

+ Đối với đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải chuyển ngay đơn cùng các tài liệu chứng cứ gửi kèm cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời có văn bản báo tin cho người có đơn biết;

+ Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng có một phần nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì thụ lý nội dung thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát, đồng thời có văn bản chỉ dẫn người tố cáo viết đơn riêng theo nội dung tố cáo còn lại để gửi đến đúng nơi có thẩm quyền; trường hợp đơn có nhiều nội dung tố cáo khác nhau nhưng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát, mà từng nội dung này lại do các đơn vị, bộ phận khác nhau xem xét thì đơn vị, bộ phận Khiếu tố báo cáo đề xuất bằng văn bản với Viện trưởng để Viện trưởng phân công trách nhiệm chủ trì và phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận trong giải quyết đơn và trả lời người có đơn;

+ Đối với đơn tố cáo hành vi phạm tội thì xử lý theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát thì xử lý theo quy định tại Quyết định số 144 ngày 07/11/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Không xem xét đối với tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới.

+ Đối với đơn khiếu nại, tố cáo do các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức có chức năng giám sát chuyển đến, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát thì đơn vị có trách nhiệm giải quyết phải có văn bản thông báo việc thụ lý cho cơ quan, người chuyển đơn biết. Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì đơn vị khiếu tố trả đơn cho người khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người chuyển đơn biết.

b. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Giải quyết khiếu nại:

– Giải quyết khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước: 

– Giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp.

Thứ nhất: 

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp:

+ Căn cứ Điều 16 Quy chế 59 thì

 thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại 

Điều 329, 330, 332 và 333 

Bộ luật Tố tụng Hình sự và

Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày 10/8/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về khiếu nại, tố cáo.

+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự được áp dụng theo quy định tại các Điều 395, 396, 397 và 401 Bộ luật Tố tụng Dân sự và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSTC-TATC ngày 01/8/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự.

+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thực hiện theo quy định tại các Điều 275, 293 Bộ luật Tố tụng Hình sự và các Điều 285, 307 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại khác của Viện kiểm sát bao gồm:

Một là,

 khiếu nại quyết định, hành vi của Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết; trường hợp người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết mà khiếu nại tiếp thì Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng;

Hai là

, khiếu nại quyết định, hành vi của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng;

Ba là

, khiếu nại quyết định, hành vi của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết. Việc giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là giải quyết cuối cùng;

Bốn là, 

khiếu nại quyết định, hành vi của Kiểm sát viên, Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết. Việc giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là giải quyết cuối cùng.

Thứ hai, 

thời hiệu, thời hạn, thủ tục, quy trình giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp.

* Xác định thời hiệu khiếu nại trong hoạt động tư pháp

Thời hiệu là khoảng thời gian mà các chủ thể được thực hiện những quyền mà pháp luật cho phép, khi hết thời hạn theo quy định thì mất quyền thực hiện. Thời hiệu khiếu nại trong hoạt động tư pháp quy định tại Điều 328 BLTTHS, Điều 394 BLTTDS, Điều 150 Luật thi hành án hình sự…Việc thực hiện quyền khiếu nại khi đã hết thời hiệu thuộc một trong các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đúng đắn cho hoạt động của mình, cũng như đơn đã có văn bản giải quyết cuối cùng, đối với loại khiếu nại này cần kiểm tra lại nhằm phát hiện sai sót (nếu có) và các biện pháp khắc phục sai sót đó để hạn chế hậu quả xảy ra.

* Thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp là hoạt động nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng, được thực hiện bởi nhiều cơ quan tư pháp và với nhiều giai đoạn, lĩnh vực, thủ tục, trình tự khác nhau. Thời hạn giải quyết khiếu nại trong mỗi hoạt động tư pháp được quy định khác nhau tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của mỗi hoạt động tố tụng, cụ thể:

– BLTTHS quy định thời hạn giải quyết khiếu nại của VKS lần đầu là 7 ngày, lần tiếp theo là 15 ngày; đặc biệt đối với khiếu nại về việc bắt, tạm giữ, tạm giam thì phải giải quyết ngay.

– Luật Thi hành án hình sự quy định: “thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại; thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại; trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại”…

Như vậy, cho thấy, khiếu nại về tư pháp có quy định riêng thời hạn giải quyết cho từng lĩnh vực, khi giải quyết khiếu nại tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cần lưu ý áp dụng chính xác, tránh tình trạng áp dụng thời hạn giải quyết khiếu nại của Luật khiếu nại thuộc lĩnh vực hành chính hoặc các lĩnh vực tư pháp này vào lĩnh vực tư pháp khác.

* Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế 59 thì thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được thực hiện như sau:

–  Cán bộ, Kiểm tra viên, Kiểm sát viên được phân công xác minh khiếu nại phải xây dựng kế hoạch xác minh và thực hiện nhiệm vụ đúng kế hoạch đã được thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Sau khi xác minh, người được phân công phải đề xuất hướng giải quyết bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc đề xuất của mình.

* Quy trình giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp căn cứ khoản 3 Điều 17 Quy chế 59 thì quy trình giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo các quy chế của các lĩnh vực tương ứng, song cần đảm bảo các trình tự chủ yếu sau:

– Xác minh, kết luận

Viện trưởng ra Quyết định phân công nhiệm vụ xác minh việc khiếu nại, trong đó phân công cụ thể nội dung, thời gian, quyền hạn, trách nhiệm

+ Kết thúc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải tổng hợp bằng văn bản báo cáo kết quả xác minh theo các nội dung khiếu nại;

+ Đề xuất hướng giải quyết, xác định trách nhiệm của cá nhân, tập thể bị khiếu nại.

– Hình thức giải quyết

– Giải quyết khiếu nại phải lập hồ sơ riêng, được đánh số trang theo quy định

 Giải quyết tố cáo

– Giải quyết tố cáo trong hoạt động quản lý hành chính:

+ Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy chế 59 thì 

Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong hoạt động hành chính của Viện kiểm sát được thực hiện theo quy định của Luật tố cáo năm 2011 và Nghị định số 76/2012/NĐ – CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ.

+ Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy chế 59 thì thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động hành chính của Viện kiểm sát được thực hiện theo quy định của Luật tố cáo. 

– Giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp:

Thứ nhất, 

về thẩm quyền giải quyết tố cáo: Căn cứ khoản 2 Điều 19 Quy chế 59 thì thẩm quyền giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát được thực hiện như sau:

+ Thẩm quyền giải quyết các tố cáo khác được thực hiện theo quy định của Luật tố cáo. Riêng giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát nơi quản lý người chấp hành án phạt tù.

Thứ hai,

 về thời hạn, thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp:

Thứ ba,

 quy trình giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp:

Một là,

 xác minh, kết luận:

+ Viện trưởng Viện kiểm sát phải ra quyết định về việc tiến hành xác minh nội dung tố cáo; trong quyết định phải phân công người được giao nhiệm vụ xác minh, nội dung cần xác minh, thời gian xác minh, quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh.

+ Kết thúc việc xác minh, người được phân công xác minh phải có văn bản báo cáo về những nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm pháp luật và đề xuất hướng giải quyết để Viện trưởng quyết định biện pháp xử lý. Người được phân công xác minh phải chịu trách nhiệm về nội dung xác minh và đề xuất của mình.

Tp.hcm Giải Quyết Đơn Xin Từ Chức Của Ông Đoàn Ngọc Hải

Hôm qua 6.6, thông tin từ Ban Tổ chức Thành ủy chúng tôi cho biết đã nhận được đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn TNHH MTV (SGCC). Cơ quan này cho hay sẽ tham mưu cho Thường trực Thành ủy xử lý đúng với các quy định của công tác tổ chức cán bộ.

Cùng ngày, UBND chúng tôi cho biết cũng đã nhận được đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải, và UBND TP đã giao cho Sở Nội vụ phối hợp Ban Tổ chức Thành ủy tham mưu, báo cáo Thường trực Thành ủy xử lý.

Trước đó, Ban giám đốc SGCC cũng đã nhận được đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải và đã có động thái báo cáo, chuyển đơn của ông Hải cho UBND chúng tôi để giải quyết theo thẩm quyền. Về nguyên tắc, đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải do Sở Nội vụ xử lý tham mưu trước cho Thường trực UBND chúng tôi Sau đó, Thường trực UBND chúng tôi sẽ trình lên Thành ủy để tiếp tục có những bước xử lý theo quy định trong công tác cán bộ.

Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 4.6, UBND chúng tôi trao quyết định điều động, bổ nhiệm Phó chủ tịch UBND Q.1 Đoàn Ngọc Hải giữ chức Phó tổng giám đốc SGCC, nhưng chiều cùng ngày ông Hải bất ngờ có đơn xin từ chức gửi Thường trực Thành ủy, Thường trực UBND chúng tôi và SGCC.

Trong đơn xin từ chức ông Đoàn Ngọc Hải viết: “Sau khi nhận công tác tại đơn vị mới, tôi nhận thấy không có trình độ chuyên môn về ngành xây dựng, không phù hợp với năng lực, sở trường chuyên môn được đào tạo và quá trình công tác, thì không thể làm tốt công việc này được.Nếu tôi miễn cưỡng phải nhận nhiệm vụ trái với sở trường, chuyên môn và tâm huyết thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng do không có chuyên môn.

Điều đó sẽ làm tổn thương đến uy tín của Đảng, tiền bạc và tài sản của nhân dân, nên tôi từ chức. Trong khi chờ quy trình giải quyết chế độ nghỉ việc sớm 10 năm theo quy định, tôi xin phép nghỉ việc 2 tháng không hưởng lương, kể từ ngày 5.6.2019″.

Từ năm 2016, ông Đoàn Ngọc Hải được biết đến nhiều vì đã xung phong liên tục xuống đường trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giành lại vỉa hè, “tuyên chiến” nạn tiểu bậy nơi công cộng, xử lý nạn chó thả rông, đột xuất kiểm tra PCCC… trên địa bàn Q.1.

Ông Đoàn Ngọc Hải (50 tuổi, quê quán Thanh Trì, Hà Nội); trình độ chuyên môn thạc sĩ chính trị, cử nhân luật, cử nhân kinh tế, cử nhân xã hội học; trước khi làm Phó chủ tịch UBND Q.1 đã làm ở Quận ủy và UBND Q.1, Bí thư và Chủ tịch UBND P.Cầu Ông Lãnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Q.1.

Bạn đang xem bài viết Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Của Ông Phan Văn Ta trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!