Cập nhật thông tin chi tiết về Đơn Tố Cáo Về Việc Vay Tiền Không Trả mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đơn tố cáo về hành vi vay, mượn tiền không hoàn trả. Hành vi trên là tương đối phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh trật tự của khu vực. Để đảm bảo quyền lợi của mình, người dân cần ngay lập tức báo cáo tới cơ quan chức năng khi phát hiện để đối tượng bị xử lý theo quy định pháp luật.
Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191
Tổng quan Đơn tố cáo về việc vay tiền không trả
Đơn tố cáo về việc vay tiền không trả là văn bản do cá nhân sử dụng để trình báo về hành vi vay tiền mà không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của một cá nhân vi phạm và khi hành vi này có dấu hiệu của một vụ án hình sự.
Mẫu Đơn tố cáo về việc vay tiền không trả
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
——- ***——-
……., ngày … tháng … năm……
ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ
(Về hành vi chiếm đoạt tài sản của ………………… )
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017
Kính gửi: Công an xã……………… hoặc Cơ quan điều tra – Công an quận/huyện ……
Tôi là:…………………………………… Sinh năm:……………..
Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày:…. . tại…………………………
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………….
Hiện đang cư trú tại:……………………………………………………………….
Điện thoại liên hệ:………………………………. (nếu có)
Tôi xin trình bày với quý cơ quan sự việc như sau:
…………………………………………………………………………….
(Ví dụ : Vào ngày… tháng…năm…, tôi có cho anh ……………. vay một số tiền là 100 triệu đồng, hẹn sau 1 năm sẽ trả để anh ………………….. dùng vào mục đích …………………. có giấy tờ viết tay giữa hai bên. Đến ngày …. tháng ….. năm …., khi đã đến lịch hẹn trả tiền, tôi có thông báo cho anh ………… để trả nợ cho tôi, nhưng anh ………….. xin tôi gia hạn thêm 1 tháng để sắp xếp trả. Đến ngày … tháng …. năm ….. tôi lại liên lạc cho anh …. để yêu cầu trả nợ. Tuy nhiên, tôi không thể liên lạc được cho anh ta. Tôi đã qua nơi ở anh ta để tìm gặp thì có người bảo nhìn thấy anh ta xách vali đi cách đây mấy ngày. Đến nay đã hơn 2 tháng kể từ khi đến hẹn trả mà anh ……… cũng không liên hệ với tôi để trả nợ.
Dựa vào Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, xét thấy hành vi của anh ………… đã cấu thành Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự, như sau:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Cho nên, tôi kính đề nghị quý cơ quan nhanh chóng có biện pháp xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự với anh ……………..
Kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét, giải quyết. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Mẫu Đơn Tố Cáo Vay Tiền Không Trả
Trong cuộc sống hàng ngày, quan hệ vay – mượn diễn ra rất phổ biến. Mối quan hệ đó có thể được xác lập giữa những người thân trong gia đình, bạn bè hay thậm chí là đối tác. Tùy theo giá trị vay mượn hoặc độ tin cậy lẫn nhau, những giao dịch đó có thể được lập thành văn bản hoặc đơn thuần chỉ hứa hẹn bằng lời nói. Trên thực tế, do tin tưởng nhau nên khi giao dịch, người vay và người cho vay thường chỉ thỏa thuận bằng lời nói chứ không lập thành văn bản. Trong trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay không biết xử lý ra sao cho đúng với quy định của pháp luật. Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ phân tích về hành vi vay tiền không trả, cách xử lý khi người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả, hướng dẫn viết đơn tố cáo vay tiền không trả và quy trình giải quyết đơn tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hình ảnh: Mẫu đơn tố cáo
Để có những thông tin đầy đủ về hành vi vay tiền không trả, trước tiên chúng ta cần biết thế nào là vay tiền. Nói đến vay tiền, chúng ta thường hiểu đó là việc một chủ thể nhận tiền hoặc vật nào đó từ một chủ thể khác để sử dụng với điều kiện là sẽ trả lại bằng giá trị hoặc số lượng tương đương.
Trong quy định của pháp luật, hành vi vay tiền được quy định là một hợp đồng vay tài sản. Cụ thể tại Điều 463 BLDS 2015 về hợp đồng vay tài sản:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Trong khi đó, tại Điều 105 quy định về tài sản có giải thích rằng:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Tóm lại, vay tiền là một dạng hợp đồng dưới sự thỏa thuận của các bên, theo đó thì bên vay sẽ nhận tiền từ bên cho vay. Đến thời hạn theo thỏa thuận của hai bên, bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình theo đúng với số tiền đã vay cùng với lãi suất theo nội dung đã thỏa thuận.
Nếu phân loại hợp đồng theo tương quan quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thì hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ, tức là mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.Trong nội dung của loại hợp đồng này, quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Cụ thể, người cho vay có nghĩa vụ giao đúng số tiền và có quyền nhận lại số tiền đã cho vay và tiền lãi theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Người vay có quyền nhận đủ số tiền đã thỏa thuận và có nghĩa vụ thanh toán số tiền vay khi đến thời hạn cùng tiền lãi theo sự thỏa thuận của hai bên. Ngoài ra, tại Điều 280 BLDS 2015 có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Về hành vi vay tiền không trả: vay tiền không trả thực chất là việc người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Khi đó, bên cho vay đối mặt với nguy cơ bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể mà hành vi trên có thể chỉ dừng lại ở việc bên vay vi phạm nghĩa vụ dân sự hoặc có thể cấu thành tội hình sự là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 175 BLHS 2015, cụ thể như sau:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Chúng tôi phân tích những yếu tố cấu thành của tội này như sau:
Thứ nhất, về mặt chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội này là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
Thứ hai, về mặt khách thể của tội phạm: Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm: Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thứ tư, về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên;
Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.
Nếu chỉ nhìn vào cấu thành tội phạm thì nhiều người sẽ nhầm lẫn hành vi vay tiền không trả cấu thành nên tội Lừa đào chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hai tội này có những điểm đáng lưu ý để phân biệt như sau:
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là lợi dụng uy tín, lòng tin trên cơ sở các hợp đồng và để chiếm hữu được tài sản và sau đó là chiếm đoạt tài sản. Các hợp đồng này là chữ tín tức là lòng tin, hay tín nhiệm để người bị hại tin và giao tài sản.
Yếu tố hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng để phân biệt hai tội này. Hợp đồng một cách hợp pháp, ngay thẳng để người bị hại giao tài sản. Sau đó, mới thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt. Còn tội lừa đảo là người bị hại bị lừa bởi hành vi gian dối để giao tài sản.
Mục đích của cả hai tội phạm này là nhằm chiếm đoạt tài sản nên không thể nhận định rằng ý định chiếm đoạt có trước hay sau. Điểm phân biệt quan trọng là cách thức để chiếm hữu được tài sản là hợp đồng hợp pháp hay hành vi gian dối.
Ví dụ như sau:
– A ký giấy vay B (hợp đồng vay tài sản) 100 triệu đồng nhưng A cố tình ghi tài sản bảo đảm không có thật, ghi tên, địa chỉ sai và thậm chí ký chữ ký khác (Cố tình ký khác so với chữ ký thường dùng), Sau đó A chối bỏ hợp đồng đó. Đây là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– A ký giấy vay B như trên một cách hợp pháp nhưng sau đó A cố tình làm cho mình mất khả năng chi trả (có thể là tẩu tán tài sản). khi đó, A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Khi không may trở thành nạn nhân của hành vi vay tiền không trả, nhiều người trở nên hoang mang không biết phải làm thế nào để lấy lại số tiền đã cho vay. Theo quy định của pháp luật hiện hành, để đòi lại tiền khi người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người cho vay có thể thực hiện theo những cách sau:
Thứ nhất, khởi kiện đòi tài sản tại Tòa án:
Như đã trình bày ở trên, pháp luật dân sự quy định “khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Trường hơp bên vay cố tình không trả thì người cho vay có quyền yêu cầu cơ quan Tòa án nơi bị đơn đang cư trú để yêu cầu được giải quyết.
Thủ tục khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau đây:
Đơn khởi kiện.
Những chứng cứ, giấy tờ, tài liệu chứng minh khoản vay.
Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc giấy tờ chứng minh về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn.
Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
Thứ hai, gửi đơn tố cáo vay tiền không trả lên cơ quan công an:
Trong trường hợp người vay có những hành vi mang dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và bạn đánh giá khả năng khởi kiện dân sự là không có hiệu quả thì phương án còn lại là gửi đơn tố cáo vay tiền không trả đến cơ quan công an để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân.
Theo quy định tại điều 2 Luật tố cáo năm 2018, “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, khi có hành vi vay tiền không trả thì người bị hại có thể kiện dân sự để đòi lại tài sản hoặc nếu hành vi đó có dấu hiệu của tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có thể giải quyết theo hướng tố cáo tội phạm hình sự. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả đúng theo quy định của pháp luật và cách viết đơn tố cáo vay tiền không trả.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả được xây dựng dựa trên mẫu đơn tố cáo được quy định tại mẫu số 46, được ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra, cụ thể như sau:
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: ………………………………….
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của: …………………
Nay tôi đề nghị: …………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.
Để hoàn thành mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả theo mẫu trên, bạn cần điền đầy đủ các thông tin như sau:
Thứ nhất, mục “Kính gửi…”, người viết đơn sẽ điền tên cơ quan, cá nhân tiếp nhận đơn tố cáo, cụ thể ở đây là cơ quan Công an cấp huyện nơi hai bên giao kết hợp đồng vay tài sản, có thể là ký kết bằng văn bản hoặc giao kết bằng lời nói.
Thứ hai, mục “Tên tôi là…” và “Địa chỉ…”, người viết đơn khai rõ thông tin về họ tên và địa chỉ của bản thân.
Thứ ba, mục “Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của…” thực chất là phần nội dung tố cáo của người tố cáo. Người viết đơn trình bày Họ tên, chức vụ và dấu hiệu, căn cứ về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người bị tố cáo. Nội dung tố cáo sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà có cách lập luận và trình bày khác nhau. Người tố cáo sẽ trình bày theo trình tự xảy ra vụ việc, sau đó chỉ ra hành vi có dấu hiệu “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, sau đó là căn cứ pháp luật để xử lý hành vi đó.
Thứ tư, mục “Nay tôi đề nghị…” người viết đơn điền tên cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.
Bạn có thể tham khảo ví dụ mà chúng tôi đưa ra như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)
Kính gửi: Công an phường Trung Tự, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Tên tôi là: Nguyễn Văn A – Sinh năm: …………………….
Hộ chiếu số: ……………… do ………………………………………..cấp ngày ……………………
Hộ khẩu thường trú: số …. phố Đông Tác, phường Trung Tự, quận Đống Đa, TP.Hà Nội.
Tôi làm đơn này để trình báo đến quý cơ quan về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của anh Nguyễn Văn B (Sinh ngày: 30/10/1988, nơi đăng ký thường trú: Xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, nay đang ở tại: Xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, Số điện thoại:09xxxxxxxx). Nội dung sự việc như sau:
Vào khoảng tháng 6/2020, anh Nguyễn Văn B (là bạn của em trai tôi) có đề xuất với tôi về việc cần tiền để mua xe chạy dịch vụ tại khu du lịch Tam Đảo và muốn vay tôi số tiền là 300.000.000 đồng. Vào hồi 09 giờ 30 phút ngày 30/7/2019, tại nhà tôi số …. phố Đông Tác, phường Trung Tự, quận Đống Đa, TP.Hà Nội, tôi và anh Nguyễn Văn B có giao kết hợp đồng vay tiền với giá trị vay là 300.000.000 VNĐ với nội dung chính sau:
Mục đích vay là để mua xe ô tô chạy dịch vụ;
Thời hạn vay là 01 năm kể từ ngày 30/7/2019;
Lãi suất vay: 0%;
Tiền được giao bằng hình thức chuyển khoản từ tài khoản của anh A sang tài khoản của anh B (có sao kê của Ngân hàng);
(có nộp kèm hợp đồng kèm theo đơn tố cáo)
Tại thời điểm giao kết hợp đồng có anh Nguyễn Văn C (Trú tại …………….; sđt:……) chứng kiến.
Đến thời điểm hiện tại đã quá thời hạn trong hợp đồng nhưng anh B vẫn chưa thanh toán số tiền đã vay cho tôi mặc dù tôi đã nhiều lần gọi điện để nhắc nhở nhưng không nghe máy, thậm chí tôi có đến tận nhà nhưng anh B cố tình lẩn tránh và không chịu gặp tôi. Theo thông tin từ hàng xóm và những người xung quanh thì anh B vẫn sinh sống và làm ăn bình thường, có nhà ở ổn định và vẫn đi du lịch cùng gia đình thường xuyên.
Sau khi đã tìm hiểu quy định của pháp luật thì tôi được biết việc anh B có điều kiện trả nợ nhưng cố tình lẩn tránh, không trả nợ cho tôi có dấu hiệu vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 175 BLHS 2015:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Do vậy tôi làm đơn này kính đề nghị quý cơ quan tiến hành điều tra, xác minh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật của anh Nguyễn Văn B. Tôi xin cam kết nội dung trình báo trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người tố cáo
Trong trường hợp bạn cần viết đơn tố cáo về hành vi vay tiền không trả nói riêng hoặc những hành vi vi phạm pháp luật khác nói chung thì bạn có thể sử dụng mẫu trên và điền những thông tin cần thiết hoặc cũng có thể cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn soạn thảo thành đơn tố cáo hành vi lừa đảo hoàn chỉnh nhất để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018, việc giải quyết đơn tố cáo phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục sau:
Thứ nhất, thụ lý đơn tố cáo vay tiền không trả:
Cơ quan/người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý đơn tố cáo khi có đủ các điều kiện sau:
Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Thứ hai, xác minh nội dung trong đơn tố cáo hành vi vay tiền không trả
Sau khi thụ lý, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh thông tin tố cáo và được tiến hành như sau:
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Thứ ba, kết luận nội dung tố cáo trong đơn tố cáo hành vi vay tiền không trả
Kết luận nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ tư, xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
Trường hợp kết luận người bị tố cáo không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi hoặc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Khi không may rơi vào tình trạng bị thiệt hại do bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị hại phải thực hiện những biện pháp theo đúng quy định của pháp luật. Trong những vụ việc thực tế, nhiều khách hàng trước khi tìm đến Luật Hùng Bách thì thường tự soạn và gửi đơn dẫn đến hậu quả là đơn tố cáo vay tiền không trả không được thụ lý và giải quyết vì lý do gửi không đúng cơ quan có thẩm quyền và nội dung đơn không đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Để có thể hạn chế được những sai sót nói trên thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006194 để được hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo vay tiền không trả và các lợi đơn tố cáo khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu bạn gặp những vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hình sự nói riêng và các lĩnh vực pháp luật khác nói chung thì có thể để lại nội dung cần tư vấn trong phần tin nhắn hoặc liên hệ tới hotline của chúng tôi để được hỗ trợ.
Vay Tiền Trả Góp Thủ Tục Đơn Giản
FE Credit giới thiệu đến khách hàng các gói vay tiền trả góp thủ tục đơn giản không cần phải thế chấp tài sản hoặc nhờ người đứng ra bảo lãnh. Hỗ trợ khoản vay tối đa lên tới 70 triệu vnđ với lãi suất thấp chỉ từ 1,4% mỗi tháng, thời gian vay vốn linh động từ 06 đến 36 tháng. Bạn có thể vay tiền trả góp thủ tục đơn giản tại FE Credit qua nhiều hình thức khác nhau, với các điều kiện khá giản đơn nhằm hỗ trợ tối đa cho quý khách hàng dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn mong muốn.
FE Credit Cho Vay Tiền Trả Góp Thủ Tục Đơn Giản, Dễ Dàng.
Hiện nay các sản phẩm vay trả góp không thế chấp của công ty tài chính FE Credit rất đa dạng, bạn có thể chọn lựa một trong những hình thức vay vốn trả góp phía dưới.
Mỗi hình thức vay cần phải có điều kiện và thủ tục riêng biệt, cụ thể như sau:
Thủ Tục Vay Tiền Trả Góp Bằng Sim Veittel Chính Chủ
Yêu cầu sim viettel phải chính chủ.
Thời gian đăng ký càng lâu càng tốt.
Sim trả trước hay trả sau đều được hỗ trợ.
Thủ Tục Vay Tiền Trả Góp Theo Lương Tiền Mặt Hoặc Chuyển Khoản
Cần hợp đồng lao động.
Sao kê lương ngân hàng 3 tháng gần nhất ( lương chuyển khoản).
Bảng lương 3 tháng gần nhất ( lương tiền mặt).
Làm việc tại công ty 03 tháng trở lên.
Lương tối thiểu 03 triệu vnđ/tháng.
Thủ Tục Vay Tiền Trả Góp Theo Hóa Đơn Điện.
Cung cấp hóa đơn 03 tháng gần nhất.
Hóa đơn mỗi tháng trên 300,000vnđ.
Người vay vốn phải đứng tên hóa đơn điện.
Thủ Tục Vay Trả Góp Theo Hợp Đồng BHNT
Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn trên 01 năm.
Thủ Tục Vay Trả Góp Theo Đăng Ký Xe Máy
Giá trị xe tính tại thời điểm vay vốn phải từ 15 triệu trở lên.
Có thời gian đăng ký từ 04 tháng đến 02 năm.
Một Số Điều Kiện Và Thủ Tục Cần Thiết Áp Dụng Chung Cho Mọi Hình Thức Vay Vốn
Sổ hộ khẩu hoặc KT3 tạm trú ( photo đầy đủ).
Chứng minh thư nhân dân photo 2 mặt.
01 ảnh 3×4.
Điều kiện và thủ tục vay tiền trả góp tại FE Credit chỉ có vậy, khá đơn giản và dễ dàng, khách hàng chỉ cần nằm trong độ tuổi lao động từ 20 đến 60 đều có thể đăng ký vay vốn.
Vay Tiền Trả Góp Thủ Tục Đơn Giản Có Những Ưu Điểm Gì?
Không cần thế chấp tài sản đảm bảo.
Không cần nhờ người thứ ba đứng ra bảo lãnh.
Điều kiện dễ dàng và thủ tục đơn giản.
Lãi suất thấp chỉ từ 1,4% mỗi tháng.
Bảo mật thông tin khách hàng.
Hỗ trợ khoản vay tới 70 triệu.
Nhược Điểm
Chỉ áp dụng cho khách hàng là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam.
Chỉ cho vay tối đa là 70 triệu vnđ.
Không áp dụng cho khách hàng có nợ xấu ở bất cứ ngân hàng hay công ty tài chính nào cả.
Vay Tiền Trả Góp Thủ Tục Đơn Giản Có Lãi Suất Là Bao Nhiêu?
Mức lãi suất thấp nhất hiện nay là 1,4% mỗ tháng, cao nhất là 2,95%, tùy vào hình thức vay vốn và khoản vay mong muốn và chúng tôi sẽ áp dụng mức lãi suất cho phù hợp. Để biết được chính xác bạn vay được bao nhiêu tiền và lãi suất là bao nhiêu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline phía dưới.
Mẫu Đơn Tố Cáo Hành Vi Không Trả Nợ, Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản
Luật sư Hãng Luật Lâm Trí Việt gửi đến bạn đọc quan tâm: Bản mẫu Đơn tố cáo về hành vi không trả nợ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đây là vụ việc do Luật sư Hãng Luật Lâm Trí Việt trực tiếp tư vấn và kết quả rất tốt, đã thu hồi được tài sản cho Thân chủ.
“Về việc: hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
Năm 2016, tôi có quen bà Y qua việc buôn bán chung ở chợ An Đông – Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 7/2016, bà Y nói đang khó khăn về kinh tế nên bà muốn vay tôi một số tiền để có thêm vốn phục vụ cho việc buôn bán ở chợ. Bản thân tôi cũng buôn bán nhỏ lẻ nên cũng không có đủ tiền cho bà Y vay. Vì nghĩ thương hoàn cảnh bà Y gặp nhiều khó khăn và là chỗ bạn hàng quen biết nên tôi đã đi vay tiền nhiều người khác rồi cho cho bà Y vay lại. Ngày 2/8/2016, tôi đã cho bà Tuyết vay số tiền là: 780.000.000đ (Bằng chữ: bảy trăm tám mươi triệu đồng), với lãi suất 1%/tháng, thời hạn vay 03 tháng kể từ khi vay. Khi giao nhận tiền luôn có sự chứng kiến của nhiều bà con tiểu thương chợ và bà Y có viết giấy vay tiền rồi giao cho tôi cất giữ.
Tổng cộng số tiền bà Y chiếm đoạt của tôi đến thời điểm này là 780.000.000đ (Bằng chữ: bảy trăm tám mươi triệu đồng).
Bài viết nêu trên là ý kiến tư vấn của Luật sư, Luật gia, Chuyên gia pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm thuộc Hãng Luật Lâm Trí Việt. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo vì lý do vụ việc cụ thể của mỗi Khách hàng có điểm khác biệt hoặc các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm Khách hàng tham khảo bài viết. Quý Khách hàng không nên tự ý áp dụng văn bản hoặc bài viết khi chưa có ý kiến chính thức của Luật sư. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư qua Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801 hoặc Email: hangluatlamtriviet@gmail.com
Bạn đang xem bài viết Đơn Tố Cáo Về Việc Vay Tiền Không Trả trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!