Cập nhật thông tin chi tiết về Di Chúc Của Bác Hồ mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương lao động ngôn từ mẫu mực
* Một tấm gương lao động ngôn từ
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công bố tại Hà Nội, năm 1989, bao gồm:
• Năm 1965, Bác viết bản Di chúc gồm 3 trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác, bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ.
• Năm 1968, Bác viết bổ sung một số đoạn gồm 6 trang viết tay.
• Ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm 1 trang viết tay.
Trong lời đầu tập, NXB Trẻ giới thiệu về tác phẩm Di chúc của Bác Hồ – Một giáo trình tiếng Việt độc đáo: “Trong di sản về ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một loại tài sản quý giá vừa hết sức sinh động, vừa cụ thể và thiết thực, đó chính là tấm gương lao động ngôn từ của Người. Việc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) công bố toàn bộ ảnh chụp bút tích Di chúc của Bác vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày qua đời của Người (ngày 2-9-1989), đã cung cấp cho chúng ta một bằng chứng xác đáng về tấm gương lao động ngôn từ đó.
Tìm hiểu và học tập tấm gương lao động ngôn từ của Người là một phương pháp tự bồi dưỡng cần thiết và hữu ích, góp phần nâng cao trong mỗi chúng ta lòng “biết quý trọng tiếng ta”, góp phần “giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” như lời dạy của Người”.
Còn nhà Việt ngữ học, PGS – Nhà giáo ưu tú Trần Chút (Hồng Dân) thì đánh giá: “Đọc Di chúc trong những bản thảo viết tay, dừng lại và chăm chú vào những chữ, những đoạn, những dòng đảo lên chuyển xuống, xóa đi chữa lại, lược bớt thêm vào, chúng ta nhận biết quá trình Hồ Chí Minh tạo lập và hoàn thiện một văn bản. Đó là một quá trình lao động ngôn từ đầy cẩn trọng, công phu và trách nhiệm. Một bài học lớn. Một tấm gương sáng. Tôi tin rằng đây cũng chính là thông điệp mà tác giả của quyển sách Di chúc của Bác Hồ – Một giáo trình tiếng Việt độc đáo mong muốn gửi đến bạn đọc”.
* Công trình 30 năm
Thật thú vị khi biết cách đây gần 30 năm, từ thời còn sinh viên, tác giả Dương Thành Truyền đã bắt đầu nghiên cứu về phong cách lao động ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và viết công trình khoa học thực thụ về ngôn ngữ học về Di chúc của Bác Hồ.
Tác giả Dương Thành Truyền có hơn 25 năm hoạt động Đoàn, Đội, công tác thanh niên và kinh nghiệm giảng dạy. Ông là nhà báo, từng là Phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ và hiện là Chủ tịch HĐQT NXB Trẻ chúng tôi Ông Dương Thành Truyền bày tỏ hy vọng cuốn sách Di chúc của Bác Hồ – Một giáo trình tiếng Việt độc đáo có thể góp thêm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến, nâng cao năng lực và vun đắp tình yêu đối với tiếng Việt; đồng thời, là việc làm thiết thực tham gia đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tác giả khảo sát các trường hợp Bác Hồ tự sửa chữa trong quá trình viết Di chúc nhằm tìm hiểu việc sử dụng ngôn từ của Người, để từ đó rút ra những bài học thực tiễn về các trường hợp “nói và viết có hiệu lực”. Như vậy, có thể xem cuốn sách này bàn đến những vấn đề thuộc về con đường chung của phong cách học. Qua đó tìm kiếm những bài học cụ thể, có giá trị thực tiễn trong việc rèn luyện cách viết tiếng Việt.
Các trường hợp sửa chữa về ngôn ngữ của Bác trong Di chúc làm đối tượng nghiên cứu bởi vì, theo tác giả Dương Thành Truyền, “chính trong các trường hợp ấy, chúng ta thấy rõ hơn đâu hết các thao tác lựa chọn ngôn ngữ của Bác Hồ và “giá trị của sự thay thế, hiệu lực của sự thay thế này”. Tìm hiểu các trường hợp sửa chữa của Bác Hồ trong Di chúc thực chất là tìm kiếm lời giải đáp: “Vì sao Bác Hồ sửa chữa ngôn từ như thế?”.
* Di chúc của Bác có giá trị lớn lao về lý luận lẫn thực tiễn
“Có ai ngờ được rằng, để viết Di chúc – một văn bản khoảng hơn 1 ngàn chữ, Bác Hồ đã dành công sức trọn vẹn hơn 4 năm trời! Hình như chưa bao giờ Người hài lòng với những gì mình đã viết. Năm nay viết, mấy năm sau Bác lại tìm cách bổ sung, thêm bớt, thậm chí thay đổi lại cả những đoạn đã từng được sửa chữa rồi. Cứ mỗi lần viết, chúng ta thấy Bác để tâm cân nhắc từng chữ, lựa chọn từng ý từng lời, vừa viết vừa sửa. Có khi viết xong, đọc lại, Bác lại sửa tiếp bằng mực đỏ. Người luôn luôn quan tâm tìm cách diễn đạt sao cho chính xác, hay hơn, tốt hơn” – tác giả Dương Thành Truyền tâm đắc viết.
Bút tích Di chúc viết tay của Bác Hồ
Từ việc khảo sát 65 trường hợp Bác Hồ tự sửa chữa ngôn từ, tác phẩm cho rằng “Di chúc của Người như là một giáo trình hết sức độc đáo, sinh động, hấp dẫn dạy cho chúng ta nhiều bài học cụ thể, có giá trị thực tiễn trong việc rèn luyện cách nói, cách viết tiếng Việt”. Đó là bài học về việc lựa chọn và sử dụng hư từ; bài học về việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với điểm nhìn và chỗ đứng, thái độ và tình cảm của người phát ngôn; bài học về sự lựa chọn kiểu diễn đạt vừa ngắn gọn vừa hàm chứa lượng thông tin cao; Bài học về việc tổ chức lại câu để làm tăng giá trị biểu cảm. “Chúng ta tìm kiếm những giá trị ấy trong mối quan hệ giữa cái chung (những đặc điểm về phong cách ngôn ngữ của Bác Hồ đã được phát hiện) với cái riêng (thực tiễn vận dụng ngôn ngữ của Bác Hồ trong các trường hợp đang khảo sát)” – ông Dương Thành Truyền bày tỏ.
Long Khánh
Nơi Bác Hồ Viết Di Chúc?
Nơi Bác Hồ viết Di chúc?
Từ tháng 12/1954 đến tháng 5/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong một ngôi nhà nhỏ của người công nhân điện cạnh bờ ao. Từ ngày 17/5/1958, Người chuyển sang ở ngôi Nhà sàn phía bờ ao đối diện. Ngôi nhà gỗ nhỏ này có hai tầng. Tầng dưới ngôi Nhà sàn để thoáng, xung quanh có mấy chiếc mành bằng tre, ở giữa có 10 chiếc ghế đặt quanh chiếc bàn họp lớn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc mùa hè, họp với Bộ Chính trị hoặc tiếp khách. Góc nhà còn đặt thêm chiếc bể cá vàng dành cho các cháu thiếu nhi thêm vui mỗi khi vào thăm Người. Tầng trên có hai phòng nhỏ, diện tích mỗi phòng chừng 10m2. Phòng làm việc có vách ngăn phòng đồng thời là giá sách để chiếc máy chữ, các tác phẩm của tác giả trong nước và quốc tế gửi tặng Người. Trên bàn làm việc đối diện với khung cửa sổ còn cuốn lịch, chiếc bát thủy tinh để thả hoa nhài. Phòng nghỉ của Người có một số vật dụng cá nhân thường ngày: Chiếc chổi tre phất muỗi, quạt lá cọ, chiếc mũ cát, chiếc đài bán dẫn. Ngôi Nhà sàn lịch sử này đã chứng kiến những năm tháng làm việc và cống hiến quên mình của Người để phục vụ Đảng, phụng sự Tổ quốc và nhân dân trong giai đoạn sôi động của cách mạng Việt Nam: Vừa tiến hành đồng thời công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam nhằm thống nhất đất nước và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội trên thế giới. Điểm đặc biệt nhất là cũng chính tại ngôi Nhà sàn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đạo đức cách mạng, Không có gì quý hơn độc lập tự do, Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân… trong đó có bản Di chúc lịch sử mà lúc đầu Người đặt tên là tài liệu Tuyệt đối bí mật.
1. Dựa vào lập luận theo tính chất sự kiện: Trong giai đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc đang diễn ra ngày một ác liệt, để tránh làm ảnh hưởng, xáo trộn tinh thần, tư tưởng, tình cảm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn để cho mọi người biết việc Người đã bắt đầu viết những lời căn dặn cuối cùng nên khi khởi thảo Di chúc, Người viết tránh đi là tài liệu Tuyệt đối bí mật. Và đã là tài liệu rất quan trọng và bí mật thì khi viết sẽ đòi hỏi cách bố trí thời gian thư thái, cần tập trung cao về tinh thần, trí tuệ và sự tỉ mỉ, cẩn thận từng câu, từ để hoàn thành nội dung một cách tốt nhất, do vậy Người phải chọn nơi có bàn làm việc thoải mái, thoáng đãng, yên tĩnh, ít có người qua lại để không bị ngắt quãng luồng suy nghĩ. Tầng 1 Nhà sàn tuy là nơi Người thường làm việc mùa hè nhưng vẫn có bàn điện thoại, anh em phục vụ, bảo vệ xung quanh và rất có thể các đồng chí trong Trung ương, Bộ Chính trị bất chợt xin vào gặp Người báo cáo công việc! Còn phòng làm việc ở trên tầng 2 Nhà sàn hoàn toàn là nơi đảm bảo mọi yếu tố cần thiết đã nêu (vì là phòng riêng, kín đáo và vẫn có gió thoáng mát, ánh sáng, hương hoa vườn…).
2. Dựa vào hồi ký của nhân chứng: Đồng chí thư ký Vũ Kỳ là người chứng kiến và cũng là người duy nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn để giao cho việc lưu giữ các bản thảo trong quá trình Người viết Di chúc. Trong hồi ký kể lại những lần viết, sửa Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh in trong cuốn Thư ký Bác Hồ kể chuyện do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ấn hành và tái bản vào những năm 2005, 2008, 2009, đồng chí Vũ Kỳ có một lần đầu tiên nói rõ địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc là tại phòng làm việc trên tầng 2 Nhà sàn, còn những lần sau đồng chí chỉ mô tả địa điểm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Di chúc từ tháng 5/1965 đến tháng 5/1969 như sau:
a, “… Đó là buổi sáng thứ hai ngày 10/5/1965 không thể nào quên. Tôi theo Bác lên Nhà sàn, báo cáo công việc chính trong ngày. Đúng 9 giờ, Bác Hồ ngồi chăm chú viết. Vấn đề chắc đã được suy ngẫm từ lâu. Phòng làm việc trên Nhà sàn càng yên tĩnh. Gió mát dịu, thoang thoảng hương thơm của hoa vườn. Đúng 10 giờ. Một giờ đã qua. Bác gấp những tờ giấy Tuyệt đối bí mật lại, cẩn thận cho vào phong bì rồi để vào ngăn trên giá sách (trang 487- 490). “Bác đánh máy xong tài liệu Tuyệt đối bí mật vào lúc 16 giờ ngày 14/5/1965. Nhưng Bác đánh máy dòng chữ Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 1965 trước chữ ký Hồ Chí Minh. 19 giờ 30, Bác đến dự mít tinh của thiếu nhi Thủ đô)… 21 giờ Bác về tới Phủ Chủ tịch… Tôi im lặng đi bên Bác, đưa Bác lên Nhà sàn. Bác giao chiếc phong bì to cho tôi và dặn: Chú cất giữa cẩn thận, sang năm mùng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác.” (trang 507-508).
b, “Ngày 12/5/1968 là ngày Chủ nhật. Gần 9 giờ khi tôi lên để chuẩn bị tài liệu cho Bác thì cũng là lúc Bác tiễn anh Tô và anh Ngô Minh Loan ra về. Đúng 9 giờ, Bác quay lại Nhà sàn, đọc tài liệu, suy nghĩ, sửa chữa.” (trang 549)
c, “Ngày 19/5/1969. Khi chúng tôi đến Nhà sàn, Bác đã dậy và đang luyện tập. Đúng 9 giờ Bác ngồi vào bàn làm việc với bản Di chúc trước mặt. Bên ngoài nắng đã lên cao. Một làn gió mát rượu ùa vào khung cửa sổ làm bay bay những sợi tóc bạc của Bác. Bác ngồi đó, tựa lưng vào thành ghế thoải mái, ung dung, nét suy tư hiện lên trên vầng trán rộng…” (trang 581).
3. Địa điểm khác: Năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi chữa bệnh ở Tùng Hóa (Quảng Châu) từ ngày 14/4 đến ngày 30/6 mới trở về Hà Nội nên năm đó Người không chỉnh sửa tài liệu Tuyệt đối bí mật. Năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa tài liệu Tuyệt đối bí mật ở tại Nhà sàn và khu nhà nghỉ Trung ương ở Hồ Tây. Đồng chí Vũ Kỳ kể: “Ngày 18/5/1968, cơm chiều xong Bác và tôi bí mật rời Phủ Chủ tịch. Ngày 19/5, hôm nay tại Hồ Tây, từ 9 giờ đến 10 giờ, Bác vẫn đem tài liệu ra xem lại và sửa chữa… Bác ngồi trên chiếc ghế mây. Sáng nay tôi được nhìn Bác Hồ ngồi viết Di chúc” (trang 554-555). Như vậy, qua lập luận lôgic của sự kiện, qua cách mô tả địa điểm và thông tin được trích từ hồi ký của đồng chí thư ký Vũ Kỳ, với những danh từ, động từ và trạng từ chỉ địa điểm như: phòng làm việc trên nhà sàn, lên nhà sàn, ngăn giá sách, khung cửa sổ (những kết cấu, vật dụng không có ở tầng 1 ngôi Nhà sàn). Chúng ta có thể kết luận chắc chắn rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết và hoàn thành việc soạn thảo, đánh máy, chỉnh sửa, bổ sung các bản thảo Di chúc tại phòng làm việc trên tầng 2 ngôi Nhà sàn từ ngày 10 đến ngày 19 trong các tháng 5 của bốn năm: 1965, 1966, 1968 và 1969.
Đỗ Hoàng Linh Phó Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Theo http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ Tâm Trang (st)
Toàn Văn Di Chúc Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
* *
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm”.
Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI – là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em! Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa MácLênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình. Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
* * *
VỀ VIỆC RIÊNG – Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
* * *
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969 HỒ CHÍ MINH
Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
Fanpage Facebook
Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
QR Code Fanpage
Tin khác
Các Lưu Ý Khi Lập Di Chúc? Lập Di Chúc Thế Nào? Mẫu Đơn Di Chúc Đúng Luật?
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Việc lập di chúc cần đảm bảo điều kiện sau:
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Vậy khi lập di chúc hợp pháp cần đáp ứng điều kiện quy định tại điều 630 nêu trên.
Muốn lập di chúc hợp pháp thì anh cần lập di chúc bằng văn bản tại văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường. Việc lập di chúc tại UBND xã, phường được quy định như sau: Căn cứ theo điều 636, Bộ Luật dân sự 2015:
Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Như vậy khi cần lập một di chúc hợp pháp nhất, anh cần đến Văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường để lập.
Ngôi nhà và thửa đất là tài sản chung của bố mẹ bạn. Như vậy, bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc chung để lại tài sản trên cho bạn. Tuy nhiên, việc lập di chúc chung không thể chỉ do một người tiến hành mà bắt buộc phải do cả vợ và chồng cùng tự nguyện lập. Pháp luật không quy định vợ hoặc chồng có quyền đại diện cho chồng hoặc vợ mình trong việc lập di chúc chung của vợ chồng. Theo đó, Khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc”. Vậy, ba của bạn không thể đại diện cho mẹ của bạn để lập di chúc chung của vợ chồng được.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện của di chúc hợp pháp. Di chúc được coi là hợp pháp khi di chúc đó có đủ các điều kiện sau:
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, để đảm bảo điều kiện người lập di chúc minh mẫn thì cả bố và mẹ bạn đều phải có giấy khám sức khỏe của bệnh viện cấp huyện trở lên để chứng minh vào thời điểm lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt.
Mẫu Di chúc chuẩn và hướng dẫn chi tiết cách viết
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hôm nay, ngày … tháng ….. năm …., tại ……………………………………………………..,
Sinh ngày …. tháng …. năm …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….
Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:
Tài sản của tôi gồm: (1)
1/ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …………………………….. Số phát hành ………………… số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: …………………… do …………………………. cấp ngày ………………….
Thông tin cụ thể như sau:
* Quyền sử dung đất:
– Diện tích đất: ……. m2 (Bằng chữ: …………………… mét vuông)
– Địa chỉ thửa đất: …………………………………………….
– Thửa đất: ……….. – Tờ bản đồ: ………….
– Mục đích sử dụng: …………………
– Thời hạn sử dụng: ………………………..
– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………
* Tài sản gắn liền với đất:
– Loại nhà: ……………………; – Diện tích sàn: ……… m2
– Kết cấu nhà : …………………; – Số tầng : ………….
– Thời hạn xây dựng: …………; – Năm hoàn thành xây dựng : …………
2/ Quyền sở hữu, sử dụng chiếc xe ô tô mang biển số …………. theo giấy đăng ký ô tô
số ……… do công an ………. cấp ngày …………… Đăng ký lần đầu ngày …………… mang tên ông/bà: …………………. Địa chỉ: ………………………………………….
Năm sản xuất: …………………………………………
3/ Sổ Tiết kiệm có kỳ hạn số ……………. số tài khoản ………………… kỳ hạn …….. do Ngân hàng …………………., phát hành ngày …………….., ngày đến hạn ……………. mang tên …………… với số tiền là ……… VNĐ (Bằng chữ: …………..).
Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho: (2)
Sinh ngày …. tháng …. năm …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….
Sinh ngày …. tháng …. năm …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….
Ngoài ông/bà ………………, tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.
Ý nguyện của tôi: ………………………………………………………………
Sau khi tôi qua đời, (3) ……………………… được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.
Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành (4) …. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.
(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
1. Liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản gồm bất động sản và động sản kèm theo thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản trên.
2. Liệt kê chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế
3. Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc
4. Viết bằng số và bằng chữ
Hướng dẫn cách viết di chúc
là sự thể hiện ý chí muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định, Di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để một di chúc được coi là hợp pháp thì phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
– Hình thức di chúc phải có tối thiếu các nội dung (Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015):
+ Ngày, tháng, năm lập di chúc;
+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
+ Di sản để lại và nơi có di sản
+ Những nội dung khác: ý nguyện của người để lại di chúc,…
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép
– Nội dung trong di chúc phải không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu
– Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc
– Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người viết di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa
Về tài sản người để lại di chúc:
Đây gồm toàn bộ những tài sản chung và tài sản riêng của người để lại di sản di chúc bao gồm thông tin và các giấy tờ chứng minh.
– Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, … diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng … của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành….
– Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….
– Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm…
Về việc để lại tài sản cho người khác sau khi chết:
Khi người để lại di chúc muốn để tài sản lại cho ai thì phần ghi thông tin của người (những người) nhận tài sản nên ghi càng cụ thể, chi tiết càng tốt.
Những nội dung về nhân thân của người nhận tài sản nên ghi rõ là: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân với ngày cấp, cơ quan cấp, địa chỉ thường trú …. Nếu được có thể bổ sung cả thông tin về Giấy khai sinh nếu là người có quan hệ huyết thống và một số giấy tờ khác để chứng minh quan hệ (nếu có).
Về phần ý nguyện của người để lại di chúc:
Phần ý nguyện là phần nếu người để lại di chúc có gì muốn dặn dò thêm người nhận di chúc. Có thể có phần này hoặc không có phần này. Ví dụ về việc yêu thương anh em, trông nom nhà cửa…
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1…
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, chúng tôi (Bên cạnh Công chứng số
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa) 68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, chúng tôi
028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: ‘); document.write(addy19539); document.write(‘‘); document.write(‘‘); document.write(”);
Bạn đang xem bài viết Di Chúc Của Bác Hồ trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!