Cập nhật thông tin chi tiết về Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Nhật Bản Khuyến Cáo Công Dân Về Vấn Đề Xin Về Nước mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong thời gian vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã nhận được nhiều email, cuộc gọi và thư từ công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước. Lơị dụng tình hình này, một số tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện hành vi tập hợp danh sách (bao gồm thông tin các nhân) các công dân Việt Nam ở Nhật Bản có nhu cầu về nước, tung tin về kế hoạch tự thuê và sắp xếp các chuyến bay về nước, thu xếp địa điểm cách ly tại Việt Nam, thu tiền đặt cọc lên tới 250.000 yên/mỗi công dân… mà không nhận được sự cho phép từ Đại sứ quán cũng như các cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, một số đối tượng có hành vi lừa đảo lập Facebook giả danh người Đại sứ quán, thu tiền dịch vụ để “mua suất vé trên chuyến bay về nước của Đại sứ quán” (Facebook Jerry Pham), làm giả email Đại sứ quán để gửi email ưu tiên mua vé nhằm mục đích thu tiền, lừa đảo. Đại sứ quán chỉ sử dụng email: vnconsular@vnembassy.jp (chú ý không phải đuôi gmail) để gửi thông tin mua vé, và sử dụng hòm mail thứ 2: baohocongdantainhatban@gmail.com để nhắc công dân check mail mua vé trong trường hợp mail từ hòm chính bị gửi vào Junk & Spam mail của một số ít công dân.
Đại sứ quán khẳng định hiện không có các chuyến bay khác ngoài các chuyến bay đã được Đại sứ quán công bố. Đối với những công dân được ưu tiên cấp quyền mua vé, tiền chi trả cho Đại lý bán vé máy bay theo giá công bố, không bao gồm bất cứ khoản phí nào khác. Đại sứ quán đề nghị cộng đồng người Việt tại Nhật Bản hết sức tỉnh táo, thận trọng với các tổ chức, cá nhân và hình thức lừa đảo nêu trên.
Để có thể tiếp tục tổng hợp nguyện vọng của những CÔNG DÂN CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, THỰC SỰ CÓ NGUYỆN VỌNG VỀ NƯỚC, Đại sứ quán gửi đường link Google Forms có tên Khảo sát 3.0, KÊNH DUY NHẤT và CHÍNH THỨC về việc đăng ký nguyện vọng về nước của công dân ta tại Nhật Bản:
Link: https://forms.gle/66xm9fgUKXN8GSdk9
Mỗi người chỉ đăng ký nguyện vọng 1 lần để tránh tình trạng đăng ký lặp lại, chồng chéo.
Sử dụng hòm Gmail để đăng ký. Những trường hợp chưa có thì lập hòm thư Gmail mới.
Đính kèm bản chụp thông tin Visa, Hộ chiếu, Thẻ cư trú vào Form khai theo đường link trên (dung lượng ảnh dưới 1mb)
Đính kèm bản chụp Hồ sơ bệnh án, y tế, cùng các giấy tờ chứng minh trong trường hợp nêu lý do mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh lý nền, mang thai, cùng các trường hợp nhân đạo khác… (ảnh chụp rõ, có tên đính kèm, dung lượng ảnh dưới 1mb)
Việc đăng ký nguyện vọng về nước sẽ được thực hiện ĐẦY ĐỦ, HIỆU QUẢ NHẤT thông qua Google Forms so với hình thức gửi email, gọi điện thoại (do thiếu thông tin, thông tin sai lệch khi trao đổi không dùng văn bản). Đại sứ quán sẽ sàng lọc, tổng hợp, lập thứ tự ưu tiên các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để báo cáo các cơ quan chức năng trong nước.
* Form Khảo sát trên chỉ mang tính chất tham khảo, tổng hợp nguyện vọng công dân./.
Thông Báo Từ Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Nhật Bản Về Quy Trình Đi Lại Ngắn Ngày Giữa Việt Nam Và Nhật Bản
về Quy trình đi lại ngắn ngày giữa Việt Nam và Nhật Bản
Trên cơ sở có đi có lại, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất về việc áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày (còn gọi là Quy chế đi lại ưu tiên cho người từ Nhật bản nhập cảnh Việt Nam dưới 14 ngày và Business track cho người từ Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản)
Quy trình này bắt đầu được áp dụng , cho phép các trường hợp ưu tiên của một Bên nhập cảnh Bên kia với thời hạn lưu trú ngắn ngày để thực hiện một số hoạt động ưu tiên như đầu tư, thương mại, lao động kỹ thuật cao, ngoại giao, công vụ… mà không phải cách ly tập trung 14 ngày.
Đại sứ quán xin giới thiệu tóm tắt quy trình thực hiện Quy chế đi lại ưu tiên cho người từ Nhật bản nhập cảnh Việt Nam dưới 14 ngày như sau (đây là nội dung tham khảo, người nhập cảnh cần tuân thủ theo các quy định như trích dẫn trong tài liệu này):
: người nước ngoài (bao gồm công dân Nhật Bản hoặc nước thứ ba), nhập cảnh Việt Nam với các mục đích: nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, ngoại giao, công vụ và thân nhân của những người này.
Xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Cơ quan/tổ chức mời đón khách xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chương trình làm việc, địa điểm lưu trú, phương tiện đưa đón, cách ly cụ thể cho khách nhập cảnh.
Sau khi có phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan/tổ chức mời đón khách làm thủ tục xin lệnh duyệt cấp thị thực với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Xin lệnh duyệt cấp thị thực: (theo hướng dẫn của Bộ Công an ban hành kèm theo công văn số 3374/BCA-QLXNC ngày 02/10/2020).
Cơ quan/tổ chức mời đón cần trình: (i) bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức; (ii) văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16 ban hành kèm theo THông tư số 04/2015/TT-BCA).
+ Cơ quan/tổ chức mời đón nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh (địa chỉ: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh)
+ Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau khi có lệnh duyệt cấp thị thực của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, xin thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản. Tất cả người nước ngoài phải xin thị thực, kể cả các đối tượng thuộc diện miễn thị thực theo hiệp định miễn thị thực trước đây, người có thẻ ABTC, thẻ thường trú tại Việt Nam…
Các giấy tờ khác cần chuẩn bị:
+ Bảo hiểm y tế quốc tế hoặc Văn bản của cơ quan/tổ chức mời, đón tại Việt Nam cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp bị mắc covid-19
Khi mua vé, cần xuất trình: (i) Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu còn giá trị ít nhất 06 tháng; (ii) thị thực (visa) Việt Nam đã được cấp theo chương trình làm việc được phê duyệt.
Khi lên máy bay, cần xuất trình: các giấy tờ trên cùng Giấy chứng nhận âm tính covid-19 theo quy định (thời gian xét nghiệm là từ 3-5 ngày trước ngày nhập cảnh Việt Nam)
*Lưu ý: cần nhập cảnh Việt Nam 1-2 ngày trước thời gian làm việc thực tế để bảo đảm thời gian chờ kết quả xét nghiệm PCR.
Xuất trình Giấy chứng nhận âm tính covid-19
Khai báo y tế điện tử, đo thân nhiệt. Nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh sẽ được cách ly y tế ngay.
Cài đặt ứng dụng giám sát y tế điện tử (Bluezone) tại Việt Nam.
Tổ chức/cơ quan mời, đón tại Việt Nam đưa về nơi lưu trú đã được phê duyệt bằng xe riêng, không sử dụng xe công cộng.
Lấy mẫu, xét nghiệm Real-time PCR khi về đến nơi lưu trú.
Sau khi có kết quả âm tính với covid-19, được phép làm việc tại địa phương
Thực hiện xét nghiệm PCR 2 ngày/lần trong thời gian lưu trú
Tuân thủ triệt để địa điểm lưu trú và kế hoạch làm việc đã đăng ký, không sử dụng phương tiện công cộng
(theo Hướng dẫn y tế phòng, chống dịch covid-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày – ban hành kèm theo Công văn số 4674/BYT-MT ngày 31/08/2020)
– Sau 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh, nếu chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ tiếp tục có nhu cầu ở lại Việt Nam làm việc và kết quản xét nghiệm âm tính thì được làm việc bình thường, không cần cách ly (với điều kiện thời hạn lưu trú ở Việt Nam còn giá trị).
– Áp dụng tương tự Quy trình các bước nêu trên (trừ quy định về thị thực)
– Đối với khách VIP từ cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, được ưu tiên nới lỏng quy định như:
+ không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận âm tính với covid-19;
+ không phải cài đặt ứng dụng Bluezone;
+ không phải xét nghiệm covid-19 sau khi nhập cảnh
+ không phải xét nghiệm covid-19 khi xuất cảnh
Công Chứng – Chứng Thực – Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Pháp
CÔNG CHỨNG / CHỨNG THỰC CHỮ KÝ TRÊN GIẤY TỜ ĐỂ SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
Cá nhân có nhu cầu phải trực tiếp đến Đại sự quán để ký tên trước mặt viên chức lãnh sự. Các giấy tờ đã được ký trước không được chứng thực.
Hồ sơ gồm:
– Giấy tờ cần được Công chứng/Chứng thực chữ ký. Người yêu cầu cần tự chuẩn bị văn bản hoặc yêu cầu người thân tham khảo cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam để chuẩn bị văn bản phù hợp với yêu cầu (Ủy ban nhân dân, Văn phòng công chứng, Tòa án …)
– Bản sao và bản chính giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng của người yêu cầu (hộ chiếu, giấy CMND, thẻ căn cước công dân….)
Lưu ý:
– Nộp hồ sơ trực tiếp và chỉ được ký trước mặt viên chức lãnh sự theo lịch hẹn. Người yêu cầu cần đặt hẹn trước qua trang chủ của ĐSQ và cần có mặt trước giờ hẹn 15 phút.
– Khi cần thiết, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu xuất trình thêm các giấy tờ bổ sung.
XÁC THỰC GIẤY PHÉP LÁI XE VIỆT NAM
Theo quy định của phía Pháp, kể từ tháng 01/2012, tất cả các loại giấy phép lái xe do nước ngoài cấp chỉ được đổi sang giấy phép lái xe của Pháp với các điều kiện sau :
Giấy phép lái xe phải được đổi trong thời hạn 1 năm kể từ khi người có yêu cầu đến Pháp ;
Giấy phép lái xe phải được ĐSQ dịch công chứng ;
Giấp phép lái xe phải được ĐSQ xác thực.
Để xác thực các loại giấy phép lái xe cấp tại Việt Nam, người có yêu cầu cần làm các bước sau :
Lập văn bản yêu cầu xác thực giấy phép lái xe ( Mẫu Giấy đề nghị xác thực GPLXVN ).
Có mặt tại ĐSQ để trực tiếp lập văn bản và ký ;
Xuất trình giấy tờ tùy thân (bản sao và bản chính hộ chiếu, thẻ căn cước, CMTND);
Xuất trình giấy phép lái xe (bản sao và bản chính).
Sau khi có xác nhận của ĐSQ, người yêu cầu gửi văn bản về Sở Giao thông vận tải địa phương nơi cấp giấy phép lái xe để được xác nhận. Văn bản xác nhận của cơ quan cấp giấy phép lái xe sau đó phải được Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) hoặc Sở Ngoại vụ Tp. Hồ Chí Minh hợp pháp hóa.
Sau khi có văn bản xác nhận của Sở Giao thông vận tải được hợp pháp hóa, người yêu cầu có thể tới nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận giấy phép lái xe.
Hồ sơ bao gồm :
Bản sao hộ chiếu;
Bản sao Giấy phép lái xe cần xác nhận ;
Bản sao và bản chính giấy xác nhận của Sở Giao thông vận tải đã được Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ hợp pháp hóa.
Lưu ý:
– Người yêu cầu cần đặt hẹn trước qua trang chủ của ĐSQ và cần có mặt trước giờ hẹn 15 phút;
– Khi cần thiết, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu xuất trình thêm các giấy tờ bổ sung.
Đặt lịch hẹn trực tuyến
LIÊN HỆ:
Điện thoại: 01 44 14 64 23 (buổi chiều các ngày thứ 3-4-5 từ 14h00-17h00) Email: ls2@ambassade-vietnam.fr Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp/Ambassade du Vietnam Bộ phận Hộ tịch 61, rue de Miromesnil 75008 PARIS
Kết Hôn – Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Pháp
NHÓM CÁC THỦ TỤC HỘ TỊCH VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp không có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc, bản sao, trích lục) đã được cơ quan chức năng trong nước cấp trước đó. Trường hợp muốn xin lại các loại giấy này, đề nghị liên hệ trực tiếp với cơ quan đã làm thủ tục đăng ký trước đây (UBND phường/xã hoặc cơ quan tư pháp tỉnh/thành).
1. GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN
Công dân có yêu cầu cần trực tiếp nộp hồ sơ tại Đại sứ quán theo lịch hẹn. Hồ sơ nộp gồm có:
Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn theo mẫu (Mẫu tờ khai Phong tục tập quán để kết hôn tại Pháp – Certificat de Coutume);
01 ảnh chân dung cỡ 3*5 hoặc 4*6 trên nền trắng (có thể sử dụng ảnh theo các kích cỡ tương đương của photomaton)
Bản sao hộ chiếu và thẻ cư trú của đương sự và vợ/chồng sắp cưới (xuất trình bản gốc để đối chiếu);
02 bản Trích lục giấy khai sinh (Mẫu Trích lục khai sinh bản sao) do UBND có thẩm quyền cấp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện kết hôn của đương sự và vợ/chồng sắp cưới(thời hạn chưa quá 6 tháng, xác nhận rõ tình trạng nhiễm/mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, bệnh tâm thần, HIV…);
Các giấy tờ chứng nhận tình trạng độc thân do các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp: Giấy Chứng nhận tình trạng hôn nhân do Uỷ ban nhân dân xã/phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh cấp theo quy định tại Điều 25 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp; ngoài ra bổ sung thêm :
– Giấy Chứng nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài cấp (nếu đương sự cư trú tại nước đó trên 03 tháng);
– Quyết định ly hôn của Tòa án nếu đã ly hôn;
– Giấy chứng tử nếu vợ/chồng cũ đã qua đời.
– Đối với công dân có thời gian cư trú tại Pháp trên 1 năm hoặc đã ly hôn tại Pháp hơn 6 tháng hoặc có vợ/chồng chết tại Pháp hơn 6 tháng, cần bổ sung Giấy chứng nhận không ghi chú hộ tịch (Certificat de non-inscription au répertoire civil) do Service Central d’État Civil của Pháp cấp (địa chỉ: Service central d’Etat civil 11, rue de la Maison Blanche 44941 NANTES Cedex 09 – Mẫu cerfa_12819-06).
Lưu ý:
– Người yêu cầu cần lấy hẹn trên trang chủ của ĐSQ, trực tiếp nộp hồ sơ tại ĐSQ theo lịch hẹn và có mặt trước giờ hẹn 15 phút. Hồ sơ gửi qua đường bưu điện sẽ coi như hồ sơ không hợp lệ và không được xử lý, ĐSQ không chịu trách nhiệm bảo quản đối với các giấy tờ gốc gửi qua bưu điện.
– Sau khi được cấp giấy chứng nhận kết hôn do một cơ quan thẩm quyền nước ngoài cấp (Tòa thị chính Pháp, ĐSQ hoặc Lãnh sự nước ngoài tại Pháp), Công dân Việt Nam phải đến ĐSQ làm thủ tục « Ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn ».
– Các giấy tờ tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt theo quy định pháp luật của Việt Nam về công chứng/chứng thực bản dịch, trường hợp dịch hồ sơ qua “traducteur assermenté” thì các giấy tờ phải được chứng nhận lãnh sự (légalisation) tại Bộ Ngoại giao Pháp.
– Cán bộ lãnh sự tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu xuất trình thêm các giấy tờ bổ sung nếu cần thiết.
Đặt lịch hẹn trực tuyến
LIÊN HỆ:
Điện thoại: 01 44 14 64 23 (buổi chiều các ngày thứ 3-4-5 từ 14h00-17h00)
Email: ls2@ambassade-vietnam.fr
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp/Ambassade du Vietnam
Bộ phận Hộ tịch
61, rue de Miromesnil 75008 PARIS
Xem tiếp
Bạn đang xem bài viết Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Nhật Bản Khuyến Cáo Công Dân Về Vấn Đề Xin Về Nước trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!