Cập nhật thông tin chi tiết về Công Tác Kiểm Tra Phục Vụ Đại Hội Đảng Các Cấp: Không Giải Quyết Đơn Tố Cáo Giấu Tên, Mạo Tên mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ủy ban kiểm tra Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 07- HD/UBKTTW về công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo hướng dẫn này, cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường giám sát, chủ động nắm chắc tình hình các tổ chức đảng trực thuộc, nhất là những nơi có biểu hiện nội bộ mất đoàn kết, có biểu hiện sai phạm, có vấn đề phức tạp mới nảy sinh, vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm. Đồng thời, nắm chắc tình hình đảng viên, tập trung vào đối tượng là cấp ủy viên, cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý, trước hết là cán bộ chủ chốt, đảng viên được quy hoạch nguồn nhân sự tham gia cấp ủy khóa tới và dự kiến là đại biểu dự đại hội Đảng cấp trên để tạo tiền đề, cơ sở cho công tác kiểm tra phục vụ đại hội Đảng các cấp.
Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế, quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, tiêu chuẩn chính trị và những điều đảng viên không được làm; quan liêu, cửa quyền, thiếu gắn bó mật thiết với nhân dân; bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới uy tín cơ quan, đơn vị, bản thân cán bộ; kết quả thực hiện nhiệm vụ không cao.
Phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp nhận, phân loại và xử lý kịp thời, đầy đủ, thận trọng các nguồn thông tin, báo cáo, phản ảnh về tổ chức đảng, đảng viên; nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì kịp thời xem xét, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Nếu phát hiện đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có dấu hiệu vi phạm thì kịp thời báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tập trung kiểm tra những tổ chức đảng có dấu hiệu mất đoàn kết nội bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, vi phạm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”, nhất là trong các lĩnh vực quản lý tài chính, dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, cổ phần hóa, định giá doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản, mua sắm tài sản công, công tác tổ chức và cán bộ…; có dấu hiệu vi phạm trong giải quyết tố cáo, khiếu nại hoặc để tồn đọng đơn tố cáo, khiếu nại làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của đảng viên và công dân.
Tập trung kiểm tra những cán bộ, đảng viên có dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên, về thực hiện kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập; tham nhũng, lãng phí; chủ nghĩa cá nhân, bè phái, cơ hội, thực dụng; vi phạm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương và những điều cán bộ, đảng viên không được làm.
Qua kiểm tra, phải xem xét, quyết định hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý kỷ luật các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có). Việc xem xét, xử lý phải kết thúc trước ngày khai mạc đại hội 25 ngày làm việc đối với cấp cơ sở và 30 ngày làm việc đối với cấp trên cơ sở.
Chủ động phân loại, rà soát để xác định rõ tố cáo không phải giải quyết; tố cáo, phản ảnh gửi đến cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời, căn cứ nội dung tố cáo, đối tượng bị tố cáo và quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử để xác định cụ thể, đầy đủ những tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết.
– Trường hợp tố cáo tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền nhưng chưa xem xét, giải quyết được hoặc đang giải quyết nhưng không thể kết thúc trước khi khai mạc đại hội do không đủ thời gian theo quy định thì kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của ban thường vụ cấp ủy cấp mình; đồng thời, báo cáo Ủy ban kiểm tra cấp trên.
– Trường hợp tố cáo không thuộc phạm vi giải quyết của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra thì căn cứ vào đối tượng bị tố cáo, nội dung tố cáo, Ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy chỉ đạo hoặc chuyển các cơ quan, tổ chức giải quyết theo thẩm quyền.
– Trường hợp tố cáo có tên nhưng không có cơ sở, điều kiện để giải quyết theo quy định thì cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp phải thông báo cho người tố cáo biết lý do để chấm dứt việc tiếp tục tố cáo.
Không giải quyết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.
Đức Dũng
Báo Cáo Giải Trình Công Tác Kiểm Tra Đảng Năm 2022
ĐẢNG UỶ XÃ HỢP THÀNH CHI BỘ TRƯỜNG TIỂU HỌC ***** Số: 09/ BC – CB
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hợp Thành, ngày 2 Tháng 10 năm 2017
BÁO CÁO Giải trình theo Kế hoạch Kiểm tra số: 22-KH/ĐU, ngày 15/9/2017 của UBKT Đảng uỷ xã Hợp Thành
Thực hiện Quyết định số: 42 – QĐ/ĐU, ngày 13/9/2017 và Kế hoạch Kiểm tra số: 22-KH/ĐU, ngày 15/9/2017 của UBKT Đảng uỷ xã Hợp Thành về kiểm tra việc xây dựng chương trình và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí của chi bộ. Chi bộ Tiểu học Hợp Thành báo cáo giải trình như sau: I. Đặc điểm tình hình chung của chi bộ 1. Tình hình chung: Tổng số đảng viên trong chi bộ 15 đảng viên, đảng viên chính thức 13đ/c, dự bị: 02đ/c Trong đó :+ Trình độ chuyên môn: ĐHTH: 11 , CĐ: 3, TC: 1 + Trình độ lí luận CT: TC: 01, sơ cấp: 6 2. Thuận lợi và khó khăn *Thuận lợi: Đảng viên trong chi bộ Chi bộ nhà trường được Đảng bộ xã Hợp Thành quan tâm chỉ đạo sát sao, hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ công tác Đảng. Đảng viên trong chi bộ là công chức nên có sự hiểu biết, nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách kịp thời. 100% Đảng viên trong chi bộ chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Không có đảng viên nào vi phạm điều đảng viên không được làm. Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Khó khăn: Ban chi ủy trong nhà trường kiêm nhiệm công tác Đảng nên nghiệp vụ còn hạn chế, trong quá trình triển khai công việc còn lúng túng, một số việc triển khai còn chậm. II. Kết quả thực hiện:
Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
* Ưu điểm: – Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát cụ thể theo nhiệm kì, theo năm. Kế hoach xác định rõ nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra, giám sát. Cụ thể: + Năm 2016: Kiểm tra 2 đảng viên; giám sát đảng viên 01 đảng viên. + Năm 2017: Kiểm tra đảng viên; giám sát đảng viên. – Thực hiện kiểm tra giám sát nghiêm túc theo chương trình xây dựng. – Kết quả: Thực hiện kiểm tra, giám sát đầy đủ các đối tượng theo đúng điều lệ và kế hoạch dựng. Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định. * Hạn chế: – Việc lưu trữ hồ sơ về công tác kiểm tra, giám sát năm 2016 chưa khoa học. – Gợi ý báo cáo giải trình chưa cụ thể – Biên bản báo cáo công tác kiểm tra, giám sát không lồng ghép trong cuộc họp chi bộ mà làm riêng.
Kết quả thu nộp đảng phí:
– Thu đảng phí của các đảng viên trong chi bộ đảm bảo theo Công văn số 141-CV/VPTW/nb, ngày 05/3/2012 của Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn thực hiện quyết định số 342-QĐ/TW, ngày 28/12/2010 của Bộ Chính trị về chê độ thu, chi đảng phí. Có sổ theo dõi thu đảng phí của các đảng viên theo từng tháng.
Rút Kinh Nghiệm Công Tác Kiểm Sát Quyết Định Tạm Đình Chỉ, Quyết Định Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự; Quyết Định Công Nhận Thuận Tình Ly Hôn
Thông qua công tác Kiểm sát bản án, quyết định theo thủ tục phúc thẩm; thấy rằng một số quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm ban hành trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình không phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS). Tác giả xin nêu lên một số ví dụ cụ thể, để đồng nghiệp cùng bạn đọc nghiên cứu, trao đổi rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
1 – Tòa án ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không thuộc các căn cứ quy định tại Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự. Điển hình:
1.1 – Tóm tắt nội dung và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:
– Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa: nguyên đơn Nguyễn Văn B với bị đơn Nguyễn L.R và vụ án “Tranh chấp chia tài sản chung” giữa: nguyên đơn Trần T.T với bị đơn Võ T.H cả hai vụ án đều được TAND ĐL thụ lý giải quyết.
Trong quá trình giải quyết, Tòa án sơ thẩm ban hành văn bản yêu cầu nguyên đơn cung cấp cho Tòa án chứng cứ thể hiện sơ đồ hiện trạng diện tích đất đang tranh chấp; thời hạn cung cấp chứng cứ là 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu không thực hiện được thì phải có văn bản thông báo cho Tòa án biết.
Ngày 26/02/2020, nguyên đơn có văn bản đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do: “Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện đã tiến hành thủ tục đo đạc, nhưng chưa có kết quả nộp cho Tòa án”. Cùng ngày 26/02/2020, Tòa án có công văn số 47 và số 48, yêu cầu Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện sớm trả kết quả cho đương sự để nộp cho Tòa án.
– Ngày 26/02/2020, Tòa án cấp sơ thẩm ban hành quyết định số 08 và số 09 tạm đình chỉ giải quyết 02 vụ án nêu trên với lý do: “cần đợi nguyên đơn cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được và nguyên đơn có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án, theo quy định tại khoản 18 Điều 70, điểm h khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự”.
1.2 – Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
– Một là, Tòa án ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng với các căn cứ quy định tại Điều 214 Bộ luật TTDS vì:
+ Tại khoản 5, 6 Điều 6 và khoản 7 Điều 70, Điều 91, Điều 96 Bộ luật TTDS quy định: Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình; nếu đương sự không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ, thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ. Trường hợp đương sự có yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được thì Tòa án phải ban hành quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó nhưng hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà chưa có kết quả, thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 214 Bộ luật TTDS (Cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án). Tuy nhiên, cả hai vụ án nêu trên các đương sự không có đề nghị Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ nên Tòa án giải quyết vụ án theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ và đương sự phải chịu hậu quả pháp lý theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Bộ luật TTDS.
Như phân tích ở trên, Tòa án chỉ ra Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là đương sự tham gia tố tụng trong vụ án được giải quyết. Nhưng Tòa án sơ thẩm ra quyết định yêu cầu nguyên đơn cung cấp chứng cứ đã vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và khoản 3 Điều 97 Bộ luật TTDS.
+ Việc áp dụng căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 Bộ luật TTDS “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định”, được hiểu là các trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong Bộ luật TTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi Bộ luật TTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó (Tham chiếu hướng dẫn tại khoản 6 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP). Theo đó Bộ luật TTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật TTDS đều không quy định việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì lý do “cần đợi nguyên đơn cung cấp tài liệu, chứng cứ…”.
– Hai là, đối với vụ án “Tranh chấp chia tài sản chung” giữa nguyên đơn Trần T.T với bị đơn Võ T.H, thời hạn giải quyết vụ án không quá 06 tháng (kể cả gia hạn). Lẽ ra Tòa án phải ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử 02 tháng để đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ, nhưng Tòa án không gia hạn mà ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, Tòa án đã ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong khi chưa hết thời hạn chuẩn bị xét xử là không phù hợp hợp quy định tại Điều 203 Bộ luật TTDS.
2 – Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hôn nhân gia đình không đúng quy định tại Điều 214 Bộ luật TTDS.
2.1 – Tóm tắt nội dung và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:
– Vụ án thứ nhất: “Tranh chấp ly hôn” giữa nguyên đơn Võ Thị Q với bị đơn Mai Văn N vì nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện nên Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
– Vụ án thứ hai: “Tranh chấp ly hôn, tranh chấp nuôi con” giữa nguyên đơn Nguyễn Thị H với bị đơn Lê Văn T. Trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết thì nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện (rút phần tranh chấp nuôi con). Ngày 28/2/2020 Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết một phần vụ án dân sự. Theo đó: đình chỉ giải quyết phần tranh chấp nuôi con, theo điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật TTDS.
– Vụ án thứ ba: “Tranh chấp ly hôn, tranh chấp nuôi con” giữa nguyên đơn Lê Minh H với bị đơn Lê Thu H. Trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết thì nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện (rút phần tranh chấp nuôi con). Ngày 25/02/2020 Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, tuy nhiên ở phần quyết định ghi “đình chỉ giải quyết một phần vụ án ly hôn, tranh chấp nuôi con”, theo điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật TTDS.
2.2 – Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
– Vụ án thứ nhất: Tòa án áp dụng căn cứ đình chỉ, theo điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật TTDS là có căn cứ. Tuy nhiên, tại phần quyết định lại ghi “đình chỉ giải quyết một phần vụ án ly hôn…” là không đúng, bởi nguyên đơn đã rút yêu cầu khởi kiện. Vì vậy, trường hợp này phải ghi là “đình chỉ giải quyết vụ án …”.
– Đối với vụ án thứ hai và thứ ba:
+ Về hình thức của Quyết định đình chỉ: Đương sự rút một phần yêu cầu khởi kiện nhưng Tòa án ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo Mẫu số 45-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) là áp dụng không đúng biểu mẫu của Tòa án nhân dân tối cao.
Riêng vụ án “Tranh chấp ly hôn, tranh chấp nuôi con” giữa nguyên đơn Lê Minh H với bị đơn Lê Thu H. Tại phần quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ghi chung chung là đình chỉ giải quyết một phần vụ án “Ly hôn, tranh chấp nuôi con” là không đúng. Lẽ ra phải ghi rõ là đình chỉ giải quyết đối với phần tranh chấp nuôi con mới đúng với yêu cầu của đương sự.
+ Về căn cứ pháp luật áp dụng ban hành Quyết định đình chỉ: Đương sự rút một phần yêu cầu khởi kiện, nhưng Tòa án áp dụng điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật TTDS là không đúng pháp luật. Bởi đây là căn cứ để ban hành quyết định đình chỉ giải quyết cả vụ án khi đương sự rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Trường hợp đương sự rút một phần yêu cầu khởi kiện thì Tòa án không phải ban hành quyết định đình chỉ đối với phần yêu cầu đã rút mà Hội đồng xét xử nhận định về việc người khởi kiện rút một phần yêu cầu khởi kiện và quyết định đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện đó trong bản án, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại mục 15 giải đáp số 02 ngày 19/9/2018 và căn cứ pháp luật áp dụng để đình chỉ đối với phần yêu cầu đã rút là khoản 2 Điều 244 Bộ luật TTDS.
3 – Tòa án quyết định án phí đối với trường hợp thuận tình ly hôn không đúng pháp luật.
Qua kiểm tra một số Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự, do Tòa án nhân dân cấp huyện ban hành thấy rằng: Tại biên bản ghi nhận sự tự nguyện thuận tình ly hôn và hòa giải thành, thể hiện các đương sự không có thỏa thuận về việc nguyên đơn hay bị đơn phải chịu án phí ly hôn. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm buộc nguyên đơn phải chịu 150.000 đồng án phí sơ thẩm đã vi phạm khoản 4 Điều 147 Bộ luật TTDS, điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại văn bản số 72/TANDTC-PC ngày 11/4/2017. Theo đó: Trường hợp thuận tình ly hôn nhưng không có sự thỏa thuận về nghĩa vụ chịu án phí, thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí (tức mỗi đương sự phải chịu 75.000 đồng án phí).
Từ thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình của Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn nhiều quyết định của TAND cấp sơ thẩm ban hành có sai sót, nhưng không được kịp thời phát hiện, đồng thời chưa thực hiện đúng quy định về thời hạn gửi Quyết định chưa có hiệu lực cho Viện kiểm sát cấp trên theo quy định tại tiết 2.4.1 tiểu mục 2.4 mục 2 Chỉ thị số 10/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện KSND tối cao, về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, dẫn đến hết thời hiệu kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết các vụ án nêu trên theo quy định tại khoản 4 Điều 215, khoản 4 Điều 218, khoản 2 Điều 280 Bộ luật TTDS.
Để đạt và vượt các chỉ tiêu công tác của năm 2020. Tác giả xin nêu ra một số giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự nói riêng và công tác kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung, như sau:
– Một là, lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện và công chức phòng nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát tỉnh gắn trách nhiệm cá nhân với chất lượng, hiệu quả công tác của đơn vị được phân công phụ trách theo dõi.
– Ba là, tăng cường công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới thông qua việc trao đổi nghiệp vụ, thỉnh thị xin ý kiến, báo cáo thông tin vi phạm trong hoạt động ban hành bản án, quyết định của Tòa án để kịp thời thực hiện các quyền năng của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình;
– Bốn là, tăng cường công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác. Phối hợp với Tòa án để tổ chức có hiệu quả các phiên tòa rút kinh nghiệm.
– Năm là, Viện kiểm sát cấp trên tăng cường hoạt động tổng hợp những vướng mắc, khó khăn của Viện kiểm sát cấp huyện để tham mưu cho lãnh đạo Viện cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết. Thông báo kịp thời những vụ việc bị Tòa án cấp trên hủy, sửa để rút kinh nghiệm chung nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Phạm Xảnh
Phòng 9 Viện KSND tỉnh Bình Thuận
Đơn Đề Nghị Kiểm Tra Công Tơ Điện
Đơn xin kiểm tra lại đồng hồ điện
Mẫu đơn đề nghị kiểm tra công tơ điện là mẫu đơn dùng trong trường hợp hộ gia đình thấy đồng hồ điện (công tơ điện) chạy không đúng với lượng tiêu thụ của gia đình mình. Đơn nêu rõ họ tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, lý do đề nghị…. để công ty điện tiến hành kiểm tra, xem xét.
Đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện
1. Đơn đề nghị kiểm tra công tơ điện số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CÔNG TƠ
Kính gửi : Điện lực ………………………………
Tôi tên:………………………………………………………………………
Sử dụng Công tơ mang tên KH :…………………………………………………..
Mã khách hàng: ……………………Địa chỉ:………………………………………
Việc sử dụng điện hiện nay của tôi có những vướng mắc sau:…………………….
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đề nghị Điện lực……………………….. cử nhân viên đến kiểm tra và giải quyết
2. Đơn đề nghị kiểm tra công tơ điện số 2
Nội dung cơ bản của Đơn đề nghị kiểm tra công tơ điện như sau:
CMTND số…………………………cấp ngày…………………………………….tại………….
Hộ khẩu thường trú:…………………………………… .đường:……………………………
Phường:…………………………………………………………Quận…………………………….
Điện thoại liên hệ:………………………………
Hợp đồng dịch vụ cung cấp điện số: ………………………… ký ngày:……………………………
Đề nghị Điện lực thực hiện:
Tại địa chỉ dùng điện:…………………………………………………………
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Lý do:………………………………………………………………………………………
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hình ảnh đơn đề nghị kiểm tra công tơ điện
Bạn đang xem bài viết Công Tác Kiểm Tra Phục Vụ Đại Hội Đảng Các Cấp: Không Giải Quyết Đơn Tố Cáo Giấu Tên, Mạo Tên trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!