Cập nhật thông tin chi tiết về Cho Học Sinh Sử Dụng Điện Thoại Trong Lớp: Cần Có Hướng Dẫn Cụ Thể mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15-9-2020 của Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Thông tư 32) có hiệu lực từ 1-11-2020, cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp để phục vụ việc học. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường học trong tỉnh cấm học sinh mang điện thoại vào trường, vậy có đúng với tinh thần của thông tư hay không. Đây là vấn đề mà nhiều phụ huynh thắc mắc.
Hiện nay, trong hầu hết nội quy của các trường học trên địa bàn tỉnh đều cấm học sinh mang điện thoại đến trường vì lo các em sẽ mải mê điện thoại bỏ bê việc học hành… Tuy nhiên, quy định cấm này khiến nhiều phụ huynh không đồng tình.
* Cần quy chế kiểm soát thay vì cấm
Chị T., một phụ huynh có con đang học tại một trường THCS ở TP.Biên Hòa chia sẻ, do không có điều kiện đưa đón con nên chị sắm xe đạp điện cho con tự đi học. Để yên tâm, chị cho con mang theo điện thoại di động nhằm thuận tiện liên hệ nắm rõ lịch trình di chuyển của con cũng như hỗ trợ con nếu chẳng may đi đường gặp các tình huống phát sinh… Thế nhưng do nhà trường không cho phép mang điện thoại vào trường, nên con gái chị không dám mang điện thoại đi học vì sợ vi phạm nội quy nhà trường.
Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn minh cho biết, hiện nay, hầu hết các trường học đều triển khai sổ liên lạc điện tử, thông qua kênh này phụ huynh có thể liên lạc với nhà trường rất thuận tiện. Thông qua smart phone, phụ huynh được nhà trường chia sẻ thông tin về tình hình học tập của học sinh một cách đầy đủ, nhanh chóng và có thể phản hồi lại những thông báo của nhà trường, liên lạc với giáo viên, cập nhật tình hình đến trường của học sinh… tạo sự yên tâm cho phụ huynh.
“Điều 37 của Thông tư 32 quy định rõ về các hành vi mà học sinh không được làm là sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép. Như vậy, Thông tư 32 chỉ quy định về việc sử dụng điện thoại chứ không cấm mang điện thoại vào trường, liệu việc nhà trường cấm học sinh mang theo điện thoại có phù hợp với quy định không” – chị T. thắc mắc.
Chia sẻ về vấn đề này, một giáo viên đang công tác tại một trường THPT ở H.Thống Nhất cho rằng, việc một số trường cấm học sinh mang điện thoại vào trường là cứng nhắc. Trong khi việc sử dụng điện thoại đối với một số trường hợp rất cần thiết. Do vậy, thay vì cấm nhà trường nên quy định các em tắt điện thoại trong giờ học trên lớp. Việc cấm sử dụng điện thoại không phải là biện pháp giải quyết vấn đề mà quan trọng hơn là phải tác động vào ý thức để học sinh tự cân nhắc nên sử dụng như thế nào cho hợp lý mới là tốt nhất.
Một số phụ huynh có ý kiến đề xuất các trường nên có quy chế rõ ràng để kiểm soát và định hướng học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích, giúp nâng cao hiệu quả học tập, giữ liên lạc… thay vì cấm học sinh mang điện thoại vào trường như hiện nay. Theo đó, cần có quy định những hình thức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm để mang tính răn đe, giáo dục.
* Sẽ có hướng dẫn cụ thể
Trao đổi về việc thực hiện Thông tư 32, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn Minh cho biết, Thông tư 32 quy định chỉ cấm học sinh sử dụng điện thoại khi không phục vụ cho việc học tập và việc sử dụng sẽ có sự quản lý của giáo viên. Như vậy, nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ mục đích học tập như trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn tư liệu để hỗ trợ cho bài học… thì học sinh được sử dụng điện thoại.
“Việc các trường ban hành nội quy quy định học sinh không được mang điện thoại khi vào trường đã được nhiều trường triển khai lâu nay. Để đảm bảo các trường thực hiện đúng theo tinh thần quy định của Thông tư 32, tới đây, Phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Bởi, thông tư quy định không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát” – ông Minh nói.
Kim Liễu
Cách Viết Đơn Xin Chuyển Lớp Cho Học Sinh, Sinh Viên Cụ Thể, Chi Tiết
Đơn xin chuyển lớp là mẫu đơn được cá nhân học sinh, sinh viên lập ra và gửi tới Ban giám hiệu nhà trường để xin được chuyển lớp học vì một số lý do nào đó. Vậy cách viết đơn xin chuyển lớp thế nào cho đúng quy định, bạn đọc hãy theo dõi hướng dẫn của Nhà Đất Mới.
Khi viết đơn chuyển lớp để gửi cho Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo cần phải đáp ứng được nội dung theo quy định của nhà trường. Về cơ bản, mẫu đơn chuyển lớp cần phải đáp ứng được các nội dung sau:
Nơi tiếp nhận: gồm Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm
Thông tin chính xác của học sinh, sinh viên có nhu cầu chuyển lớp. Thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp học hiện tại.
Nội dung đơn xin chuyển lớp từ lớp này sang lớp khác
Trình bày lý do xin chuyển lớp là gì
Tải xuống mẫu đơn xin chuyển lớp chuẩn nhất theo quy định của Bộ Giáo dục.
II. Mẫu đơn xin chuyển lớp đúng tiêu chuẩn
Chuyển lớp là nhu cầu hoàn toàn chính đáng của học sinh và sinh viên. Khi viết đơn xin chuyển lớp, lá đơn cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Đơn xin chuyển lớp phải được viết dưới dạng văn bản, nội dung trình bày ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.
Cần đáp ứng được các quy định chung về các hình thức của đơn
Các thông tin trình bày trong đơn phải chính xác, trung thực.
Một lá đơn xin chuyển lớp chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chí cần cóIII. Cách viết đơn xin chuyển lớp
Mẫu đơn chuyển lớp có thể thực hiện qua hình thức viết tay hoặc đánh máy. Nội dung trình bày cần đáp ứng được bố cục chung, vị trí của các phần cũng nhu quy tắc viết hoa trong đơn.
Cách viết đơn xin chuyển lớp không khó nhưng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bảnPhần 1: Phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong đơn
Đây là phần nội dung bắt buộc ở trong đơn xin chuyển lớp. Quốc hiệu có thể viết chữ thường hoặc viết in hoa toàn bộ. Phần Tiêu ngữ cần phải viết hoa các từ theo quy định và cách đều giữa các cụm từ. Phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ nằm cách đều giữa hai bên lề của đơn.
Phần 2: Đơn xin chuyển lớp cần phải được viết in hoa và cân đối cách đều ở hai bên lề Phần 3: Phần kính gửi đơn
Nội dung phần này ghi cụ thể địa chỉ nơi tiếp nhận và xử lý đơn. Gồm có: Ban giám hiệu nhà trường của học sinh hay sinh viên đang theo học, Giáo viên chủ nhiệm của lớp hiện tại và Giáo viên chủ nhiệm của lớp xin chuyển đến.
Phần 4: Thông tin phụ huynh hoặc học sinh
Nếu trường hợp là phụ huynh viết đơn thì cần liệt kê đầy đủ thông tin cá nhân của mình, mối quan hệ đối với học sinh xin chuyển lớp.
Nếu là trường hợp sinh viên viết đơn thì sẽ cung cấp thông tin như: Niên khóa, khoa/chuyên ngành, lớp học, địa chỉ nơi ở hiện tại…
Phần 5: Lý do
Người viết đơn chuyển lớp sẽ trình bày lý do muốn chuyển lớp của mình. Một số lý do chính đáng có thể tham khảo là: Không theo kịp chương trình học, không cảm thấy thoải mái, không có được điều kiện tốt nhất để học tập… Các lý do đưa ra cần phải có tính thuyết phục và trung thực.
Phần 6: Lời cảm ơn
Trong phần này người viết đơn sẽ gửi lời cảm ơn, tuân thủ lời hứa tốt nhất theo quy định của nhà trường và lớp học đề ra.
Soạn thảo được mẫu đơn chuyển lớp chuẩn sẽ giúp quá trình chuyển lớp được nhanh chóng và thuận tiện hơnIV. Thủ tục và quy trình chuyển lớp học
Học sinh khi có nhu cầu chuyển lớp cần phải có chữ ký của phụ huynh hoặc người giám hộ
Học sinh hoặc phụ huynh sẽ nộp Đơn xin chuyển lớp tại văn phòng của nhà trường và đợi kết quả
Hiệu trưởng nhà trường sẽ tiếp nhận Đơn xin chuyển lớp và tiến hành phê duyệt
Khi nhận được sự đồng ý của hiệu trưởng, học sinh sẽ nhận giấy vào lớp tại văn phòng nhà trường.
Hàng triệu thông tin bất động sản nóng hổi đang chờ bạn khám phá trên mục Tin rao của chúng tôi Mong ước mua được một căn nhà ưng ý giờ đã không còn khó khăn, bạn hãy Đăng ký nhận tin ngay hôm nay.
Hướng Dẫn Sử Dụng Google Classroom Cho Sinh Viên
là một công cụ giúp giảng viên tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện,tất cả tài liệu, bài tập, và điểm số đều được lưu ở cùng một nơi. Ngoài phiên bản web, Google Classroom cũng có phiên bản trên Android và iOS cho phép học sinh, giảng viên theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu. Hôm nay chúng tôi sẽ Hướng dẫn sử dụng Google Classroom cho các bạn
Một trong những lợi ích nổi trội của Google Class đó là giúp giảm thiểu được việc sử dụng giấy (in ấn tài liệu, nộp bài tập…) trong lớp học.
Giúp giảng viên tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện; tất cả tài liệu, bài tập và điểm đều ở cùng một nơi (trong Google Drive).
Ngoài phiên bản web, Google Classroom đã có phiên bản trên Android và iOS cho phép người học truy cập vào Lớp học nhanh hơn, luôn cập nhật mọi thông tin về lớp học khi di chuyển.
Tài khoản Google của Trường đã được cấp với dung lượng không giới hạn. Điều này là một thuận lợi rất lớn trong việc sử dụng Google Classroom, giảng viên có thể lưu trữ toàn bộ tài liệu giảng dạy, video tham khảo, hình ảnh lớp học, điểm,…ngay trên Drive của lớp học này và chia sẻ cho sinh viên mà không phải bận tâm về không gian lưu trữ.
Giảng viên và sinh viên có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu (chỉ cần có laptop, tablet hay điện thoại có kết nối internet).
Các thông báo tức thời và các trao đổi trên diễn đàn được thực hiện dễ dàng.
Bước 1: Truy cập đường dẫn https://classroom.google.com
Nếu chưa có tài khoản gmail thì xem ở đây: Tạo và sử dụng mail căn bản
Cách 1: Tự đăng ký lớp học khi biết mã lớp
Truy cập đường dẫn https://classroom.google.com
Cách 2: Nhận email mời vào lớp học từ giảng viên
Giảng viên sẽ mời sinh viên tham gia lớp học bằng cách gửi mail đến sinh viên, sinh viên check mail để tham gia lớp học.
Người học đăng nhập và mở email ra và mở mail “lời mời tham gia lớp học….”
Xem các nội dung thông báo hoặc bài tập của giảng viên gửi ở phần Luồng
Bước 1: Sinh viên chọn lớp học cần tạo bài đăng
Sau khi tạo xong sinh viên nhấn ĐĂNG để gửi nội dung cho các bạn trong lớp.
Sau khi tạo xong sinh viên nhấn ĐĂNG để gửi nội dung cho các bạn trong lớp.
Bạn chọn trang chủ ” lớp học ” của Classroom
Vậy là xong!
Phương pháp học tập hiệu quả học phần ngôn ngữ lập trình Hướng dẫn sử dụng Google Classroom
Hướng Dẫn Cụ Thể Cách Viết Mở Bài Essay Trong Ielts Writing Task 2
Mở bài trong IELTS writing task 2 có lẽ là vấn đề mà rất nhiều bạn quan tâm. Vậy cách viết mở bài essay như thế nào là hay và hiệu quả?
1, Tại sao bạn cần học cách viết mở bài essay?
Trong writing task 2, nếu thân bài (Body) của essay là phần chứa các thông tin quan trọng nhất của bài essay thì Introduction (Mở bài) lại là ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra với người chấm. 1 Introduction lạc đề hoặc quá dài dòng đôi khi sẽ gây mất điểm và khiến người chấm có ấn tượng xấu với phần còn lại của cả bài.
2, Cách viết mở bài essay thật ấn tượng trong Writing task 2
Some people who have been in prison become good citizens later, and it is often argued that these are the best people to talk to teenagers about the dangers of committing a crime.
To what extent do you agree or disagree?
(1 vài người từng ở trong tù đã trở thành công dân tốt sau đó, và họ được cho là những người tốt nhất để nói chuyện với người trẻ về những nguy hiểm của việc phạm tội.
Bạn đồng ý hay không đồng ý với ý kiến này?)
-Đầu tiên chúng ta cần biết rằng introduction gồm khoảng từ 2-3 câu và có 2 phần:.
It is thought that ex-prisoners can later become productive members of society. Some believe that these are the best to speak to teenagers about the consequences of break the law.
(1 số cụm từ đồng nghĩa: people who have been in prison=ex-prisoners; talk to= speak to; the dangers of committing a crime= the consequences of break the law)
+Viết freestyle: Bạn có thể viết từ 1-2 câu theo ý muốn của mình, miễn là nó chạm đến được topic của bài.
Bạn có thế viết thesis statement theo những cách sau
+Trả lời trực tiếp câu hỏi của đề bài: Chúng ta sẽ dùng 1 câu trả lời trực tiếp câu hỏi của đề bài
Và tùy thuộc vào các câu, độ dài của mở bài mà khi chúng ta ghép general statement và thesis statement sẽ được các kết quả khác nhau:
(Nhiều tội phạm cũ được nghĩ rằng có thể trở thành công dân tốt cho xã hội sau này. Một vài người tin rằng họ là những người tốt nhất để nói với người trẻ về hậu quả của việc phạm tội. Theo quan điểm của tôi, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này)
(Ngày này, có suy nghĩ rằng vì những tội phạm cũ đã trả qua sự cô lập và hình phạt ở trong tù nên họ có thể chia sẻ trải nghiệm của mình với người trẻ và khuyến khích họ tuẩn thủ luật pháp. Theo quan điểm của tôi, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.)
3, Video hướng dẫn cách viết mở bài essay trong Writing task 2:
Bạn đang xem bài viết Cho Học Sinh Sử Dụng Điện Thoại Trong Lớp: Cần Có Hướng Dẫn Cụ Thể trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!