Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Viết Cv Bằng Tiếng Anh Chuyên Nghiệp mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gần 6 năm đi làm, mình không nhớ mình đã gửi đi bao nhiêu bản CV tiếng Anh tới bao nhiêu công ty. Nhận được email phản hồi, được gọi phỏng vấn, được lọt vào vòng trong, trúng tuyển hay không nhận được email nào cả, trượt ngay từ vòng CV, phỏng vấn thất bại… tất cả những tình huống này mình đã trải qua. Từ quá trình này, một điều mà mình rút ra được đó chính là đầu tư kỹ lưỡng cho bộ hồ sơ xin việc tiếng Anh, đặc biệt là bản CV luôn luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Nào, bắt đầu tìm hiểu thôi.
Chắc nhiều bạn biết rồi, nhưng mình cũng muốn làm rõ một chút về định nghĩa CV.
CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae. Hiểu nôm na là một tài liệu dài khoảng chừng 2 trang giấy trình bày bạn là ai, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất của bạn là gì và giá trị bạn sẽ mang lại cho nhà tuyển dụng.
Vì vậy, theo kinh nghiệm của mình, CV là một phiên bản điện tử của chính bạn trong môi trường làm việc. Nó thể hiện những điều tốt đẹp nhất về bạn mà bạn sẽ thể hiện ra ngoài khi đi làm tại công ty mà bạn đang ứng tuyển. Thế nên, nó cần được đầu tư một cách chỉnh chu và kỹ lưỡng nhất.
Sự khác biệt giữa CV và resume
CV và resume có giống nhau không? Về bản chất là khác. Nhưng thực tế thì nhiều công ty vẫn cho hai cái này là một. Nghĩa là khi họ bảo bạn gửi resume thì ý họ là gửi CV và ngược lại. Mình đã từng trải qua vài tình huống như này, khi nhà tuyển dụng bảo mình gửi resume. Mình email xác nhận lại và họ bảo ý họ là mình gửi CV cho họ.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng thì đây là một vài nét cơ bản nhất, theo giải thích của trang The Balance Careers :
CV là một bản tóm tắt về nền tảng học vấn, bằng cấp, giải thưởng, chứng nhận, kỹ năng, và kinh nghiệm của bạn. CV thường dài hơn resume và bao gồm nhiều thông tin hơn resume. CV phổ biến khi ứng tuyển các vị trí trong lĩnh vực học thuật, y học, nghiên cứu khoa học. CV cũng được dùng rộng rãi khi xin học bổng .
Resume là một bản tóm tắt về học vấn, lịch sử làm việc, chứng thực (credentials), các kỹ năng và thành tựu của bạn. Resume nên ngắn gọn và súc tích nhất có thể, gói gọn trong 1 trang là tốt nhất, đôi khi có thể kéo dài 2 trang. Resume được dùng để nộp ứng tuyển cho bất cứ công việc nào.
Đến đây bạn bắt đầu thấy có sự bối rối rồi đúng không? Nếu theo định nghĩa trên thì khi bạn ứng tuyển một vị trí bất kỳ, cái bạn cần viết là resume mới đúng, chứ không phải CV?
Sự khác biệt giữa CV và thư xin việc (cover letter)
Một khái niệm khác cũng cần được làm rõ đó chính là thư xin việc (cover letter). Rất nhiều công ty hiện nay có yêu cầu ứng viên bổ sung thêm cả thư xin việc khi ứng tuyển. Vậy nó chính xác là cái gì?
Hiểu nôm na thư xin việc chính là một bức thư được viết một cách chuyên nghiệp giới thiệu chính bản thân bạn như là một ứng viên tiềm năng cho vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Nó bao gồm các thông tin bổ sung giải thích tại sao bạn lại nộp đơn vào vị trí đó và không nên lặp lại những gì đã được trình bày trong CV.
Thông thường, thư xin việc nên trả lời hai câu hỏi này:
Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty đó chứ không phải một công ty khác?
Bạn sẽ đóng góp cho công ty đó như thế nào?
Dựa trên điều này, một thư xin việc rõ ràng, đầy thuyết phục sẽ là một điểm cộng cho CV của bạn. Cho dù bạn có CV nổi bật như thế nào nhưng thư xin việc không làm rõ mục đích ứng tuyển và giá trị bạn sẽ mang lại công ty thì khả năng trượt của bạn khá cao đấy.
Tại sao bạn nên có một bản CV tiếng Anh?
Nếu bạn đã có một bản CV tiếng Anh thì đấy là điều cực kỳ tốt. Còn nếu bạn chưa có thì mình khuyên bạn nên làm ngay nó bây giờ. Có một bản CV tiếng Anh sẵn sàng trong tay luôn luôn có lợi bất kể bạn mới ra trường hay đã đi làm nhiều năm. Bởi vì một xu hướng nổi lên hiện nay đó là các nhà tuyển dụng rất muốn xem CV tiếng Anh của bạn, một phần vì tính chất công việc cần tiếng Anh, nhưng một phần khác là họ muốn kiểm tra khả năng ngoại ngữ của bạn.
Thêm nữa, càng ngày Việt Nam càng hội nhập, nhiều công ty nước ngoài xuất hiện và các công ty Việt Nam cũng mở rộng ra thị trường nước ngoài. Bạn cũng có nhiều cơ hội ứng tuyển cho công ty nước ngoài và làm từ xa cho họ, chứ không nhất thiết phải sang tận bên đó để đi làm. Cơ hội là không giới hạn cho tất cả mọi người.
3 thứ cần làm trước khi viết CV tiếng Anh
Đọc kỹ bản mô tả công việc của vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hiểu rõ trách nhiệm công việc, yếu tố nào để có được thành công ở vị trí này và các kỹ năng bạn cần có để trúng tuyển là gì. Sau đó, liệt kê ra những kinh nghiệm/kỹ năng bạn có mà phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nên lựa chọn các cụm từ quan trọng/từ khóa (đặc biệt là từ ngữ chuyên môn gắn liền với ngành) mà thể hiện được sự phù hợp và làm nổi bật chính bạn để đưa vào CV.
Xây dựng một checklist tất cả những việc cần làm để sau khi viết CV xong bạn kiểm tra lại. Checklist nên bao gồm những câu hỏi như: Đã sử dụng font đúng chưa? Đã thêm tên/email/số điện thoại chưa? Email đã chuyên nghiệp chưa? Đã liệt kê kinh nghiệm theo thứ tự thời gian chưa? Có chỗ nào sai ngữ pháp không? Có bị lỗi đánh máy không?…
Sau khi đã hoàn thành xong 3 điều này thì bạn có thể bắt tay vào viết CV bằng tiếng Anh rồi.
Cơ bản về cách viết CV tiếng Anh
1. Lựa chọn định dạng hợp lý cho CV
Một số nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ font chữ yêu cầu cho CV trong bản mô tả công việc. Nhưng đa phần, bạn sẽ không nhìn thấy yêu cầu này. Tự bạn phải biết cách chọn font chữ phù hợp cho CV của bạn.
Thử tưởng tượng bạn đang nộp đơn ứng tuyển cho một vị trí mà có 249 người khác cũng đang chuẩn gửi bị CV cho vị trí đó. Nhà tuyển dụng sẽ phải review 250 hồ sơ này. Họ có đủ thời gian để đọc kỹ từng hồ sơ không? Chắc chắn là không, và kể cả có thời gian, họ cũng sẽ không làm như vậy.
Bạn cần nhớ nhà tuyển dụng chỉ dành 6 giây để “quét” mỗi CV. Thế nên, ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng. Nếu bạn tạo một CV mà rõ ràng, được tổ chức hợp lý, gọn ghẽ thì bạn sẽ giúp họ lướt nhanh qua được những điểm chính trong hồ sơ của bạn. Nếu CV của bạn chữ nào cũng khít nhau, hoặc font chữ khó đọc, dễ làm mỏi mắt thì chắc chắn là họ sẽ không dừng lâu ở CV của bạn đâu.
Thông thường, một CV sẽ bao gồm các phần được sắp xếp theo thứ tự như thế này:
Tiêu đề CV với các thông tin về tên, email, số điện thoại, địa chỉ của bạn.
Objective hoặc summary (mục tiêu nghề nghiệp hoặc tóm tắt bản thân).
Work experience (kinh nghiệm làm việc).
Education background (nền tảng học vấn).
Skills (kỹ năng).
Referee (người tham khảo).
Bạn có thể áp dụng cách định dạng CV như sau:
2. Phần thông tin liên hệ
Thông tin cá nhân của bạn nên đặt ở đầu CV, thường bao gồm:
2. Summary hoặc objective hoặc personal statement
Phần này nên viết ngắn gọn và trong một đoạn văn. Nó giống như “trailer” cho các nội dung tiếp theo trong CV của bạn vậy. Do vậy, bạn nên lựa chọn các từ ngữ thật phù hợp để làm nổi bật chính mình.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc có ít thì hãy tóm tắt các kỹ năng mà bạn đã thành thục và dựa trên chúng, bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển như thế nào.
Cho dù bạn thuộc nhóm nào thì cũng đừng tập trung vào điều mà bạn sẽ đạt được từ việc nhận được vị trí này. Đừng chỉ đơn thuần nói With these skills, my objective is to become a Marketing Manager of your company after three years (Với những kỹ năng này, mục tiêu của tôi là trở thành Marketing Manager cho công ty của bạn sau 3 năm). Thay vào đó, nên nhấn mạnh tới những gì mà bạn sẽ mang đến cho công ty.
Chẳng hạn, đây là một bản tóm tắt tốt cho vị trí chăm sóc khách hàng:
Ngắn gọn trong khi vẫn nhấn mạnh vào giá trị có thể đóng góp (improve KPIS at Prescott Global).
3. Kinh nghiệm làm việc (Work experience)
4. Nền tảng học vấn (Education background)
Bạn chỉ nên liệt kê bằng trung cấp trở lên, không nên đưa vào thông tin về trường trung học, trừ khi được yêu cầu hoặc bạn đang nộp hồ sơ xin học bổng.
Định dạng phần nền tảng học vấn như sau:
Nên liệt kê theo thứ tự thời gian, cái gần nhất trước, cái đã tốt nghiệp lâu rồi để sau, tương tự như lúc viết kinh nghiệm làm việc.
5. Kỹ năng (Skills)
có hai loại là kỹ năng cứng (hard skill) và kỹ năng mềm (soft skill):
Hard skill: Chính là kỹ năng chuyên môn của bạn. Cái này mang tính đặc trưng cho từng ngành nghề.
Soft skill: Kỹ năng thường không gắn liền với một ngành nghề cụ thể nào cả, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, đồng cảm, lắng nghe chủ động… Các kỹ năng này nói chung là các kỹ năng có thể chuyển đổi được ( Transferable skills ).
Trên CV, hard skill là điều bạn có thể làm (what). Soft skill ám chỉ bạn sẽ thực hiện trách nhiệm của mình như thế nào (how).
Nếu bạn chỉ liệt kê soft skill, công ty có thể đánh giá bạn là một người “tốt” nhưng không thỏa mãn với vị trí nào cả.
Nếu bạn chỉ liệt kê hard skill, công ty có thể đánh giá bạn như là một chú robot và khó hòa hợp với môi trường làm việc.
Các soft skill quan trọng gồm:
Các lưu ý khi trình bày phần kỹ năng:
Viết dưới dạng bullet.
Không bê nguyên xi các kỹ năng yêu cầu trong mô tả công việc vào CV.
Kỹ năng cần cụ thể, tránh viết chung chung. Chẳng hạn nên viết written and verbal communication, thay vì good communication.
Chia ra skill ra các nhóm, thường là hard skill và soft skill.
Không liệt kê quá 10 kỹ năng.
Có thể chia ra mức độ thành thạo theo Advanced, Intermediate hay Basic.
6. Các phần khác (Additional information)
7. Người liên hệ (Reference)
Người liên hệ hay còn gọi là người tham khảo, là người mà nhà tuyển dụng có thể liên lạc để xác minh các thông tin về bạn mà bạn đã ghi trong CV.
Theo kinh nghiệm của mình thì thường mình sẽ chỉ ghi Reference available upon request (người liên hệ sẽ được cung cấp khi có yêu cầu) vì nó là thông tin cá nhân của một người khác, không nên công khai như vậy. Không chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ gọi xác nhận, nhưng dù họ có gọi hay không thì thông tin cá nhân của người liên hệ cũng đã bị chuyển giao cho ít nhất một bên khác. Thế nên, mình hạn chế đưa vào.
Tuy nhiên, cũng tùy từng tình huống mà bạn nên linh hoạt. Nếu mô tả công việc ghi rõ bạn cần cung cấp người liên hệ thì bạn nên đưa vào, hoặc tính chất công việc của bạn đòi hỏi phải được xác nhận bởi một người nào đó uy tín thì bạn cũng nên thêm thông tin người liên hệ. Mình nhấn mạnh, việc đưa vào phần này tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.
Các lỗi khi viết CV tiếng Anh
Các nhà tuyển dụng, đặc biệt là nhà tuyển dụng nước ngoài họ rất khắt khe khi lọc CV. Mình biết được điều này qua kinh nghiệm và từ chia sẻ của các thầy cô về nhân sự ở trường mình đang học (mình có học môn Human Resource ở trường).
Qua bản CV tiếng Anh của bạn, họ sẽ có thể đánh giá sơ qua liệu bạn có phải là người cẩn thận, chi tiết, chỉnh chu, gọn gàng hay không? Bạn có thực sự muốn làm ở vị trí đó hay không? Bạn dành bao nhiêu thời gian để viết ra một bản CV như vậy? Thế nên, đừng nghĩ rằng chỉ cần thành tích của bạn là đủ, cách bạn trình bày nó như thế nào cũng quan trọng không kém.
Theo một bản báo cáo gần đây của CareerBuilder , 10 lỗi khi viết CV có thể khiến bạn bị loại ngay lập tức là:
Ngoài ra, còn có một vài lỗi phổ biến khác khi viết CV bằng tiếng Anh mà mình đã quan sát được khi review CV giúp bạn bè mình và qua nghiên cứu:
1. Hình ảnh không phù hợp
Với đa phần các vị trí, nhà tuyển dụng nước ngoài không yêu cầu bạn phải đưa hình ảnh vào CV. Một lý do chính đó là đưa hình ảnh vào sẽ tạo ra một định kiến về phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo… Thế nên, tốt nhất bạn không nên chèn hình ảnh.
Có nhiều bạn đưa hình ảnh vào nhưng một sai lầm tệ hại đó là bạn lại dùng hình ảnh tự sướng, chụp ở một nơi nào đó đầy thơ mộng hoặc ăn mặc không phù hợp để cho vào CV. Cho dù bạn đang ứng tuyển vị trí diễn viên, thiết kế… thì cũng nên cẩn thận với việc sử dụng hình ảnh.
2. Format CV lộn xộn
In đậm, in nghiêng, viết hoa, gạch chân, sử dụng dấu ngoặc kép, mở ngoặc, đóng ngoặc, dùng nhiều font chữ… vô tổ chức – nhà tuyển dụng không hề hài lòng. Khi bạn làm như vậy nghĩa là bạn cũng đang thể hiện mình một cách thiếu chuyên nghiệp.
3. CV lòe loẹt
Sử dụng màu sắc lòe loẹt, thêm các hình ảnh/icon mục đích để làm CV thêm phần “rực rỡ”, nhưng chính nó có thể phản tác dụng. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Designer, điều này có thể là cần thiết nhưng cần được thể hiện một cách hợp lý. Còn nếu bạn đang viết CV cho vị trí Accountant thì tốt nhất không nên làm CV trở thành “bảy sắc cầu vồng”.
Thêm nữa, nếu bạn liệt kê quá nhiều những thành tích, kỹ năng thì khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi về những điều đó. Trừ khi bạn có bằng chứng chứng minh còn không thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy.
Biết điều gì nên đưa vào và lược bỏ điều gì là kỹ năng rất quan trọng khi chuẩn bị hồ sơ xin việc.
5. Dùng từ đao to búa lớn
Bạn nên tránh sử dụng các từ ngữ mang tính chung chung, thiếu tính cụ thể, ví dụ super, great, expert, excellent. Đồng thời, cũng không nên viết dài dòng hay dùng các cụm từ dài lê thê trong khi chúng có thể hoàn toàn được thay thế bằng một từ ngắn gọn khác.
Đừng viết be responsible for, mà hãy dùng handle/manage/achieve/accomplish.
Đừng viết utilize, mà hãy dùng adopt/apply/promote/mobilize/restore/revive.
Ngoài ra, lặp từ cũng là một lỗi rất phổ biến khi viết CV bằng tiếng Anh. Lặp đi lặp lại một từ khiến nhà tuyển dụng dễ nhàm chán. Bạn nên dành thời gian lựa chọn từ ngữ để có một bản CV thật sự tốt nhất.
Các trang web tạo CV tiếng Anh
Một số trang web tốt để tạo CV tiếng Anh mà mình biết và/hoặc đã sử dụng là: , , , . Phiên bản miễn phí có một số giới hạn, nếu bạn cảm thấy hữu ích thì có thể đầu tư để CV chuyên nghiệp hơn.
Các mẫu CV tiếng Anh chuẩn
Cách Viết Email Chuyên Nghiệp Bằng Tiếng Anh
Ngày nay bạn nên nắm được cách viết một email chuyên nghiệp, hoàn chỉnh bằng tiếng Anh để có thể ứng tuyển một công việc yêu cầu sử dụng tiếng Anh hay dễ dàng làm việc với đối tác nước ngoài. Anh ngữ Athena sẽ hướng dẫn bạn cách viết email bằng tiếng anh sao cho vừa chuyên nghiệp lại vừa thể hiện được định hướng của mình trong bài viết.
Mở đầu + Trình bày lý do viết email: Dear + danh xưng + họ.
Ví dụ:
* Dear Mr.Parker, I am writing to you regarding… (Tôi viết email này để liên hệ về vấn đề…)
* Im writing to you on behalf of (Tôi thay mặt…viết email này)
Đưa ra lời đề nghị, yêu cầu
Ví dụ:
* I would appreciate it if… (Tôi rất cảm kích nếu…)
* Would you mind…? Would you be so kind as to…? (Xin ông/ nà/ công ty vui lòng…)
* We carefully consider… and it is our intention to… (Chúng tôi đã cẩn thận xem xét… và mong muốn được…)
Xin lỗi người nhận email
Ví dụ:
* We regret / are sorry to inform you that… (Chúng tôi rất tiếc phải thông báo với bạn rằng…)
* Please accrept our sincere apologies for… (Xin hãy chấp nhận lời xin lỗi chân thành về…)
* We truly undertand and apoplogize for… (Chúng tôi hoàn toàn hiểu và xin lỗi về…)
Đề cập đến tài liệu đính kèm
Ví dụ:
* Please find attached… (Xin lưu ý đến…đã được đính kèm trong email.)
* I am sending chúng tôi an attached (Tôi đã đính kèm…)
* You will find reports attached to this email (Các báo cáo được đính kèm trong emial này)
Hẹn liên lạc
Ví dụ:
* Please do not hesiate to contact me via (Đừng ngần ngại liên hệ với tôi qua…)
* Please reply once you have the chance to… (Xin hãy hổi âm ngay trước khi bạn đã)
* I look forward to hearing from you soon. (Tôi mong sớm nhận được hồi âm từ bạn)
Kết thúc email
Ví dụ:
* Best regards * Warm regards * Yours sincerely * Yours
Ex1: Tell about your house
Dear Oanh,
Thanks for your letter so much. My family moved to this house 3 weeks ago. My husband is going to arrange a small party to welcome to our new house this week. We will be happy if you come. And about our new house, This is a three floors house with a neat little garden. I will plant some flowers in this garden to make the house more beautifully. All members of family want to live in a house near nature, thus we decide to choose this house. It is not bigger but I like because of its simple beauty. There are 1 sitting room, 4 bedrooms, 3 bathrooms and 1 kitchen in the house. My room is already lovely room in the 2nd floor. I like it so much and next weekend if you come, I will show you some little interest of my room. My husband want it to be a beautiful house full of joy and wonder so he chose pink to paint it. Do you like pink, Oanh? And best of all, it will never get dirty so we do not have to spend time just to clean up the mess. In our house, there is not very a lot of furniture but I think that everything is harmonious with other things. My husband want to decorate it more before the party and I will help him. Don’t forget to come here this weekend, Oanh.
Lovely,
Mai
Ex2: Tell me how you keep fit and healthy
Dear Oanh,
I was very happy after receiving your letter. Thanks for your praise. Are you putting on weight? Don’t worry. I will help you not only to lose weight but also to have a fit and healthy body. I think the first you had better avoid foods high in fats like cookies, fries,.. You also try to limit amount of animal protein consume. I really little eat meat. I eat a lot of vegetables, fresh fruit which are full of fiber and vitamin and drink enough water daily.
The second effective measure is to do exercise frequently. You can walk or jog in the morning or afternoon everyday. Moreover, playing sports is also very good for health, especially it is very efficient to lose weight. In addition, you can join some clubs for examples as dance sport or aerobic clubs. If you want to have a fit and healthy body, you should have regular daily routine. I think losing weight will be difficult if you use suitable measures. I hope that these experience are helpful for you.
Good luck,
Mai
Cách Viết Cv Bằng Tiếng Anh Chuyên Ngành Khách Sạn
Việc làm phục vụ
Việc làm đầu bếp
Việc làm pha chếCV bằng tiếng Anh là bước tiếp cận đầu ngành Nhà hàng – khách sạn
Các mục chính cần phải có khi viết CV tiếng Anh chuyên ngành Khách sạn – Nhà hàng
Để viết CV tiếng Anh chuyên ngành bạn cần tập trung vào những mục chính sau:
– Thông tin cá nhân: họ tên, ngày sinh, email, địa chỉ, email,… là những thông tin bắt buộc phải có.
– Kinh nghiệm: Liệt kê những nơi bạn đã làm việc, những kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn rèn luyện được từ những công việc cũ.
– Người tham khảo: Đây là mục quan trọng, nhà tuyển dụng cần mục này để có thể xác nhận những thông tin mà bạn đưa vào CV.
Những hạng mục quan trọng mà bạn không được bỏ qua
Từ vựng chuyên dụng cho CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Khách sạn – Nhà hàng
Khi viết CV, bạn nên chú ý sử dụng những từ chuyên ngành để nhà tuyển dụng ấn tượng về CV, ví dụ như:
Team player: tinh thần làm việc nhóm cao
Organizational skills: tính kỷ luật cao
Exceptional interpersonal skills: kỹ năng giao tiếp đặc biệt
Highly responsible and reliable: có trách nhiệm và đáng tin cậy.
Quick thinking, can handle pressure: nhanh trí, xử lý tình huống hiệu quả dưới áp lực cao.
Personal appearance: ngoại hình cá nhân tốt
Communication skills: kỹ năng giao tiếp tốt
Ứng viên phải sử dụng chính xác từ vựng chuyên ngành để nhà tuyển dụng
Cách viết CV tiếng Anh chuyên ngành Khách sạn – Nhà hàng
CURRICULUM VITAE
INFORMATION
Nguyen Trong Tuan
Sales Executive
Gender: Male
Date of birth: 1st June 1994
Family Status: Single
Address: 573 Tran Nao Street, Ho Chi Minh City
Cellphone: 0383535854
Email: nguyentrongtuan@gmail.com
Website: facebook.com/tuannguyen1994
CAREER OBJECTIVE
A conpentent, focused and experienced receptionist who feels that his greatest strengths are firstly his strong commitment to providing the highest level of loyalty and service to colleagues & hotel patrons. Secondly my ability to develop and maintain a close working relationship with co-workers. Thirdly i am always reviewing processes and identifying ways to improve efficiency & service, thereby reducing overall costs.
WORKING EXPERIENCE
July, 2017 to Present
Hyatt Agency
Receptionist
Greeting customer by using body language or language, in person or on the telephone; answering or referring inquiries.
Directs customers by giving instructions or using employee and department directories.
Following procedures; monitoring logbook; issuing visitor badges to maintain security.
Following manufacturer’s instructions for house phone and console operation to maintains telecommunication system
Complying with procedures, rules, and regulations to maintain safe and clean reception area. Documenting and communicating actions, irregularities, and continuing need to maintain continuity among work teams.
Accomplishing related results as needed to contribute to team effort
EDUCATION
Hanoi Open University
2014 – Good
English – Very good
ADDITIONAL SKILLS
– Extensive knowledge of the hotel, hospitality, leisure and service sector.
– Be able to tactfully resolving guest disputes.
– Dealing with challenging situations by a calmly and professionally attitude
– be able to identify, understand and give priority to urgent issues.
– In-depth customer facing experience.
– Working for long hours, under hard pressure and to tight deadlines.
– Strong influencing & good at communication skills.
– Quickly learning new skills & knowledge.
– Be able to work under pressure.
– Good commercial acumen.
HOBBIES
English, reading, communicating, traveling,…
REFEREE
Mr. Thanh Trung
General Manager – Hyatt Agency – 0351234563 – thanhtrung@abc.com
I assure that the information provided is true and correct!
Lưu ý khi viết CV tiếng anh chuyên ngành Khách sạn – Nhà hàng
Kiểm tra cẩn thận CV của bạn trước khi gửi đi. Một lỗi nhỏ thôi sẽ phá hủy mọi cố gắng của bạn.
Trình bày rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng biện pháp liệt kê để nhà tuyển dụng nắm được nội dung dễ dàng hơn.
Dành thời gian tham khảo những mẫu CV mới nhất để đảm bảo CV đẹp về nội dung và ấn tượng.
Sử dụng định dạng PDF để tránh tình trạng lỗi file. Thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn cho nhà tuyển dụng thấy.
Bí Quyết Viết Email Bằng Tiếng Anh Chuyên Nghiệp
Áp dụng cách viết Email sau để có một bức Email bằng tiếng Anh chuyên nghiệp:
Dàn ý cụ thể trong cách viết Email bằng tiếng Anh bao gồm các phần:
Greeting (Chào hỏi)
Introduction (Giới thiệu)
Main point (Nội dung chính)
Concluding sentence (Kết thúc email)
Signing off
Một bức formal Email bằng tiếng Anh bao gồm 3 phần chính: Mở đầu (beginning), Thân (Body) và Kết thúc (Ending).
Cách viết Email dưới hình thức formal:
1. Phần Beginning (mở đầu):
-Hãy mở đầu bức Email bằng một lời chào.
Ex: Dear Mr. Castle/ Dear Mrs. Beckket/ Dear Miss Bradley.
Lưu ý: – Trong cách viết Email tiếng Anh dưới hình thức formal, tuyệt đối không sử dụng “first name”.
Sử dụng “Mrs” nếu người nhận là phụ nữ đã kết hôn rồi và “Miss” cho những phụ nữ kết hôn
– Sử dụng Dear Sir/ Dear Madam trong cách viết formal Email trong trường hợp bạn không biết người nhận thư là nam hay nữ hoặc có thể viết chung chung Dear/Dear Dr. Smith Dear Captain Morgan….
2. Phần Body (phần thân)
– Trong trường hợp viết Email trả lời cho ai đó.
Ví dụ: Khách hàng hỏi về sản phẩm của công ty bạn và bạn đang viết Email đáp lại, bạn có thể viết:
“Thanks for contacting ABC Company”
Thank you for getting in touch with ABC Company
Thanks for being our awesome customer!
– Trong trường hợp, công ty mà bạn đã nộp hồ sơ ứng tuyển vào gửi lại Email cho bạn để xác nhận một số thông tin, bạn hãy nói: “I am very happy/ I am greatful to receive your Email”
Việc bạn cảm ơn hoặc nói “tôi rất vui khi nhận được Email” trong cách viết Email này sẽ làm người đọc cảm thấy được tôn trọng, đồng thời làm cho bức Email trở nên trang trọng hơn.
Tiếp đến, hãy đi thẳng vào mục đích chính của Email. Hãy nhớ rằng mọi người không có nhiều thời gian để đọc Email. Vậy nên Email phải ngắn gọn, rõ ràng, đặc biệt chú ý đến ngữ pháp, chính tả và các dấu câu trong cách viết formal Email.
– Nếu bạn là người chủ động viết Email, thì không cần viết lời cảm ơn, thay vào đó bạn có thể tham khảo các cách viết Email theo mẫu câu sau:
I am writing – Tôi viết Email … to inform you that … – nhằm thông báo với bạn rằng…
I am contacting you for the some following reason… – Tôi liên hệ với bạn vì…
I am writing to make a hotel reservation/ to apply for the position of manager/ to confirm my travel ticket booking/ to ask for further details about your produces/services (Tôi viết thư để đặt phòng khách sạn/ để ứng tuyển cho vị trí quản lý/ để xác nhận việc đặt trước vé du lịch/ để biết thêm một số thông tin chi tiết về các sản phẩm dịch vụ của bạn)
3. Phần Ending (Kết thúc).
– Trong cách viết Email bằng tiếng Anh, trước khi kết thúc Email, bạn có thể viết thêm một trong những câu sau:
Thank you for your cooperation (Cảm ơn sự hợp tác của bạn)
Thank you for your consideration (Cảm ơn sự quan tâm của bạn)
If you have any questions/want to go into details, don’t hesitate to contact us (Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay nếu bạn muốn biết them thông tin chi tiết, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi)
I am looking forward to hearing from you soon (Tôi mong sớm được nhận tin từ bạn)
– Cuối cùng, hãy kết thúc Email bằng các câu, ví dụ như :
Yours faithfully (Trân trọng)
Nếu bạn bắt đầu Email bằng Dear Sir/Madam thì cuối thư phải dùng “Yours sincerely” (Trân trọng)
Nếu bạn bắt đầu bằng Dear Mr. Castle, Mrs. Beckket Sincerely thì nên kết thúc bằng “Yours/ Sincerely/ Yours Truly” (Trân trọng) (Phổ biến trong Anh-Mỹ)
Trong công việc giao tiếp với đối tác hằng ngày thì việc viết Email bằng tiếng Anh cũng là một trong những kĩ năng quan trọng đối với người đi làm. Tuy nhiên cách viết Email sao cho hay và đúng luôn là một vấn đề khiến nhiều bạn băn khoăn. Hi vọng, một số quy tắc cơ bản về cách viết Email bằng tiếng Anh dưới hình thức formal sẽ hữu ích đối với bạn!
Bạn đang xem bài viết Cách Viết Cv Bằng Tiếng Anh Chuyên Nghiệp trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!