Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nói Thời Gian Bằng Tiếng Nhật mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để hỏi thời gian bằng tiếng Nhật ta dùng mẫu câu: Q: いま、なんじですか? ima nan ji desu ka ? 今、何時ですか? Bây giờ là mấy giờ ? A: いま、4じです. ima yo ji desu. 今、よじです。 Bây giờ là 4 giờ.
1 giờ : ichi ji いちじ 1時 2 giờ : ni ji にじ 2時 3 giờ : san ji さんじ 3時 4 giờ: yo ji よじ 4時 5 giờ : go ji ごじ 5時 6 giờ : roku ji ろくじ 6時 8 giờ : hachi ji はちじ 8時 9 giờ : ku ji くじ 9時 10 giờ : jyuu ji じゅうじ 10時 11 giờ : jyuu ichi ji じゅういちじ 11時 12 giờ : jyuu ni ji じゅうにじ 12時
Khi hỏi giờ chúng ta có các cách hỏi sau, câu càng dài thì càng lịch sự, lễ phép và ngược lại
1. いま、なんじ ですか ? ( 今、何時ですか?) ima nanji desu ka ? 2.いま、なんじ? (今、何時?) ima nanji ? 3.なんじ? ( 何時?) nanji ?
Trả lời cũng vậy, trả lời câu càng dài thì càng kính ngữ và ngược lại
1.いま、3じです。 (今、3時です。) ima san ji desu . 2.いま、3じ。 (今、3時。) ima san ji . 3.3じ。 (3時。) san ji .
Các bạn tập số đếm từ 1 đến 12
1: いち tiếng kanji viết như sau : 一 2 : に 二 3: さん 三 4: よん (し) 四 5: ご 五 6: ろく 六 7: しち (なな) 七 8: はち 八 9: きゅう 九 10: じゅう 十 11: じゅういち 十一 12: じゅうに 十二
Nếu muốn nói : ” Bây giờ là 2 giờ rưỡi ” ta nói như sau
いま、にじ はん ですima,ni ji han desu いま、にじ はん です。 (今、2時半です) はん : han là một nữa, trong trường hợp nói về thời gian nó là “rưỡi ” hay 30 phút. Ta cứ việc thêm chử “han” sau giờ như ví dụ trên là được. Các bạn thử tự nói từ 1 giờ rưỡi đến 12 giờ rưỡi xem
Đề nói phút trong tiếng Nhật ta nói như sau : …ふん (分) fun
いま、3時35分ですいま、さんじ さんじゅうご ふん です。 ima san ji sanjuugo fun desu. Bây giờ là 3 giờ 35 phút 1 phút : ( 一分 ) いっぷん ippun 2 phút : ( 二分 ) にふん ni fun 3 phút : ( 三分 ) さんぷん san pun 4 phút : ( 四分 ) よんぷん yon pun 5 phút : ( 五分) ごふん go fun 6 phút : ( 六分) ろっぷん roppun 7 phút : ( 七分 ) しちふん shichi fun 8 phút : ( 八分 ) はっぷん happun: 9 phút : ( 九分 ) : きゅうふん kyuu fun 10 phút : ( 十分 ) じゅっぷん juppun 15 phút : ( 十五分 ) じゅうごふん juu go fun 3o phút : ( 三十分 ) さんじゅっぷん hay nói cách khác là : はん han ( rưỡi)
Cách Nói Thời Gian Trong Tiếng Trung
chủ yếu về:
Giờ giấc (8点40分)
Ngày tháng (2009年7月7日)
Các ngày trong tuần (星期四)
Trước đi vào cách nói thời gian trong tiếng Trung, chúng ta cần biết cách đọc của con số từ 1 đến 10 như sau:
Từ số 10 trở đi, các bạn hãy ghép như tiếng Việt là ra. Ví dụ:11 = mười + một = 十一20 = hai + mươi = 二十21 = hai + mươi + mốt = 二十一 (không có cách nói tắt thành “hai mốt” như tiếng Việt)99 = chín + mươi + chín = 九十九
Mở rộng: Các con số khác:trăm = 百 (bǎi)nghìn = 千 (qiān)10 nghìn = 万 (wàn),100 nghìn = 十万 (shí wàn)1 triệu = 百万 (bǎi wàn)10 triệu = 千万 (qiān wàn)100 triệu = 亿 (yì)1 tỷ = 十亿 (shí yì)
Cách nói giờ
Trong tiếng Trung, có các từ để nói giờ giấc như sau:
点 (diǎn): giờ
刻 (kè): khắc, 1 khắc = 15 phút, 3 khắc = 45 phút, 30 phút thì dùng 半 (bàn) = rưỡi
半 (bàn): rưỡi = 30 phút
分 (fēn): phút
秒 (miǎo): giây
Khi hỏi giờ giấc, chúng ta nói:
Xiànzài jǐ diǎn (le)? → Xiànzài shí diǎn.
现在几点(了)? ➝ 现在十点。
Bây giờ là mấy giờ (rồi)? → Bây giờ là 10 giờ.
Cấu trúc nói giờ giấc như sau:
1. ……点……分 = … giờ … phút2. ……点半 = … giờ rưỡi3. 差……分……点 = … giờ kém … phút
Lưu ý: ① Trong tiếng Trung, phần kém nói trước. ② Với cấu trúc ……点……分 = … giờ … phút, nếu số phút lớn hơn 10 thì có thể nói hoặc không nói 分.③ Nếu là phút lẻ thì có thể nói ……点零……(分) : … giờ lẻ… (phút)
10:00 十点 (Shí diǎn)10:05 十点零五 (Shí diǎn líng wǔ) / 十点五分 (shí diǎn wǔ fēn)10:15 十点一刻 (Shí diǎn yī kè) / 十点十五分 (shí diǎn shíwǔ fēn)10:30 十点半 (Shí diǎn bàn) / 十点三十分 (shí diǎn sānshí fēn)10:45 十点三刻 (Shí diǎn sān kè) / 十点四十五分(shí diǎn sìshíwǔ fēn) / 差一刻十一点(chà yīkè shíyī diǎn)10:55 十点五十五分 (Shí diǎn wǔshíwǔ fēn) / 差五分十一点 (chà wǔ fēn shíyī diǎn)
Nếu đi kèm với các từ chỉ giờ giấc thì những từ nêu trên đứng trước, còn ……点……分 đứng sau. Ví dụ: Shàngwǔ shí diǎn shíwǔ fēn 上午十点十五分 10 giờ 15 phút sáng
Cách nói ngày tháng năm
Trong tiếng Trung, cách nói ngày tháng năm giờ giấc theo trình tự từ lớn đến bé nên ngược lại với tiếng Việt, họ nói năm → tháng→ ngày với cấu trúc như sau:
……nián……yuè……rì
……年 ……月 ……日
Lưu ý: ①Cách nói năm là đọc rõ từng con số là được ②…….月 ……日 là văn viết, còn văn nói là ……月 ……号 (hào)
Ví dụ: Ngày 15 tháng 8 năm 2010→二零一零年 八月 十五日 Èr líng yī líng nián bā yuè shíwǔ rì
Nếu có thêm giờ giấc nữa thì giờ giấc sẽ phải đứng sau ngày tháng. Ví dụ: 8: 30 sáng, ngày 19 tháng 5→五月十九日上午八点半 Wǔ yuè shíjiǔ rì shàngwǔ bā diǎn bàn
Cách nói ngày trong tuần
星期一 xīng qī yī Thứ 2星期二 xīng qī èr Thứ 3星期三 xīng qī sān Thứ 4星期四 xīng qī sì Thứ 5星期五 xīng qī wǔ Thứ 6星期六 xīng qī liù Thứ 7星期日・星期天 xīng qī rì / xīng qī tiān Chủ nhật
Lưu ý: Có thể thay thế 星期 = 周 (zhōu) và 礼拜 (lǐ bài).
Nếu nói thêm ngày thàng thì “Thứ” đứng sau ngày tháng. Ví dụ: Thứ 6 ngày 5 tháng 12→十二月五日星期五 Shí’èr yuè wǔ rì xīngqíwǔ
Nếu muốn nói thêm giờ thì “Thứ” đứng trước giờ. Ví dụ: 9 giờ 20 phút Thứ 7→星期六九点二十分 Xīngqí liùjiǔ diǎn èrshí fēn
Tổng kết
Các bạn cùng xem ví dụ sau để
2019 Nián 9 yuè 2 rì xīngqí yī wǎnshàng 8 diǎn 15 fēn
2019年9月2日星期一晚上8点15分
8: 15 phút tối thứ 2 ngày 2 tháng 9 năm 2019
Cách Nói Về Thời Gian Trong Tiếng Việt: Giờ, Phút, Giây
Cách nói về thời gian trong tiếng Việt: giờ, phút, giây
Trong số các danh từ chỉ thời gian, chúng ta có ba từ giờ, phút, giây dùng để chỉ các chiết đoạn thời gian chính xác trong ngày. Vấn đề được đặt ra là: Phải chăng các từ: giờ, phút, giây trong cách nói giờ của người Việt thoả mãn đầy đủ mô hình cấu trúc nêu trên về cả hai phương diện ngữ pháp ngữ nghĩa?
1. Nhìn chung, cách định lượng thời gian trong tiếng Việt là x + D, trong đó x là các từ chỉ số lượng; ví dụ như:
(1) a. Ba giờ, sáu phút; năm ngày; sáu tháng; hai năm…
b. Những năm đói kém; mấy tháng học tập…
và cách định vị là D + y, trong đó y là các từ chỉ định (này, nọ, kia, ấy…), số từ (một, hai, ba…) hoặc cả các từ chỉ can chi (tí, sửu, dần, mão…; canh, tân, nhâm, quý, ví dụ như:
(2) a. Giờ này; ngày nọ; tháng kia…
b. Ngày 5; tháng 6; năm 2006.
c. Giờ ngọ; ngày thìn; năm bính tuất…
xem xét khả năng kết hợp với x hoặc y của ba danh từ giờ, phút, giây có thể nhận thấy rằng:
– Về định lượng, cả ba danh từ này đều có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như bao danh từ chỉ thời gian khác.
– Về định vị, cả ba danh từ này cũng đều có khả năng kết hợp với các từ chỉ định. Riêng định vị bằng các từ chỉ can chi trong ba từ giờ, phút, giây, chỉ thấy từ giờ mới có khả năng đó (Ví dụ: giờ ngọ; giờ nhâm thìn…).
Tuy nhiên, khi định vị bằng số từ thì trật tự D + y không còn hiệu lực nữa.
Người ta nói:
(3) a. (Chớ đi) ngày bảy, (chớ về) ngày ba.
b. (Thanh minh trong tiết) tháng ba
c. Vào tháng 11 năm 2006, Việt Nam sẽ gia nhập tổ chức WTO.
Và nói: d. (Xe chạy lúc) bảy giờ.
Chứ không nói: e. (xe chạy lúc) giờ bảy.
2. Tại sao trong tiếng Việt có hiện tượng chập cấu trúc này? Phải chăng trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã chịu ảnh hưởng và tiếp nhận cách nói giờ của một ngôn ngữ nào khác? Đối chiếu với các ngôn ngữ có quan hệ tiếp xúc lâu dài với tiếng Việt như tiếng Hán, tiếng Pháp, ta thấy cách nói giờ của các ngôn ngữ này có tình hình như sau:
Ở tiếng Hán, định vị và định lượng thời gian đều theo cách nói thống nhất là: số từ bao giờ cũng đứng trước danh từ chỉ đơn vị thời gian và tuỳ theo ngữ cảnh mà hiểu số từ ấy có chức năng định lượng hay định vị.
Ví dụ:
(4) a. Nhất nhật bất kiến như tam thu hề.
(Một ngày không được gặp nhau dài như ba mùa thu vậy)
b. Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu (Lý Bạch)
(Vào tháng ba hoa nở, xuôi về Dương Châu)
c. Bính tuất niên, bát nguyệt, tam thập nhật, Nhâm tí thời.
(Năm Bính tuất, tháng tám, ngày 30, giờ Nhâm tý).
d. Kim thiên 2006 niên 11 nguyệt 2 nhật
(Hôm nay ngày 2 tháng 11 năm 2006)
e. Hiện tại 7 điểm 5 phân.
(Bây giờ là 7 giờ 5 phút)
Ở 4a, số từ (nhất, tam) có chức năng định lượng; còn ở 4b, 4c, 4d và 4e, số từ (tam, bát, tam thập…) và các từ chỉ can chi (bính tuất, nhâm tý) có chức năng định vị. Các ví dụ trên cho thấy tiếng Việt và tiếng Han tuy có quan hệ với nhau lâu đời nhưng cách định vị và định lượng thời gian trong hai ngôn ngữ này có khác nhau: Trong tiếng Hán, yếu tố định vị luôn luôn đứng trước D; còn trong tiếng Việt, yếu tố ấy đứng sau D, ngoại trừ ba từ giờ, phút và giây khi chúng được định vị bằng số từ.
Ở tiếng Pháp, định vị và định lượng bằng số từ cũng có nét tương đồng với tiếng Hán: Số từ luôn đặt trước D. Nhưng do là ngôn ngữ thuộc loại hình hoà kết, tiếng Pháp phân biệt định vị và định lượng thông qua sự biến đổi hình thái của từ:
(5) a. Elle travaille six jours par la semaine.
(Cô ấy làm việc 6 ngày mỗi tuần)
b. C’ est au sixième jour qu’ elle habite cette maison.
(Đấy là ngày thứ sáu cô ấy ở nhà này)
c. Jeudi est le quatrième jours de la semaine.
(Thứ năm là ngày thứ tư trong tuần)
Tuy nhiên, khi định vị thời gian bằng các từ heure (giờ), minute (phút), seconde (giây), ở tiếng Pháp lại có tình hình giống tiếng Việt: hiện tượng chập cấu trúc. Tiếng Pháp dùng số từ chỉ số đếm (numéraux cardinaux) để định lượng hoặc định vị thời gian tuỳ ngữ cảnh.
(6) a. Il est 7 heures (Bây giờ là bảy giờ)
b. Chaque jour comprend 24 heures (Mỗi ngày có 24 giờ)
Qua các cứ liệu phân tích ở 2.2.1, chúng tôi suy nghĩ và xin đưa ra mấy nhận định như sau:
– Trong quá trình phát triển và tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán, tiếng Việt đã chịu ảnh hưởng và tiếp thu khá nhiều các yếu tố ngoại lai từ ngôn ngữ này. Tuy nhiên, có thể nói rằng tiếng Việt đã không tiếp thu cách nói giờ của người Hán. Bởi lẽ, đã gần hai ngàn năm trôi qua, kể từ những năm tháng đầu tiên tiếp xúc với người Hán, người Việt nói chung, đã cứ vẫn định vị thời gian theo cách riêng của mình: D + y. Chẳng hạn: Năm Bính Tuất; ngày 7; tháng ba; giờ Dần…
– Từ khi tiếp xúc với người châu Âu, với chiếc đồng hồ du nhập từ phương Tây, người Việt đã thay đổi cách nói giờ: Định vị giờ phút theo cấu trúc y + D. Chẳng hạn: Bây giờ là 9 giờ 10 phút 5 giây.
3. Tóm lại, cách thưc định lượng và định vị thời gian trong tiếng Việt nói chung từ lâu đã đi theo con đường phân định rạch ròi có sự đối lập nhau về vị trí trong cấu trúc của ngữ danh từ: x + D + y (trong đó x = từ định lượng; y = từ định vị). Thế nhưng, cách nói với giờ, phút, giây hiện nay của tiếng Việt lại là một hiện tượng chập cấu trúc: x/y + D; sự đối lập vị trí của x và y đã bị xóa bỏ một cách đáng tiếc. Phải chăng đó là kết quả tiếng Việt đã chịu ảnh hưởng lai tạp cách nói giờ của tiếng Pháp (hoặc các ngôn ngữ phương Tây khác) khi người Việt có sự giao lưu tiếp xúc với người phương Tây, đặc biệt qua gần một trăm năm Pháp thuộc?
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Xuân Giao, Văn phạm Anh văn. Nxb Thái Dương, Sài gòn, 1964.
2. Học viện ngôn ngữ Bắc Kinh, 301 câu đàm thoại tiếng Hoa, tập 1, 2 và 3 (biên dịch: Đạt Sĩ). Nxb Thanh niên, 2004.
3. Nguyễn Quốc Dũng, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1998.
4. Nguyễn Quốc Dũng, Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của các danh ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt. Thông báo khoa học, Trường ĐHSP Huế, số 1/ 2003, tr 5.
5. Nguyễn Văn Tạo, Văn phạm tiếng Pháp giản yếu. Nxb Tuấn Tú, Sài Gòn, 1964.
6. L. M. Pulkina, A short Russian reference grammar. Russian Language publishers, 1978.
Cách Nói Giờ Và Thời Gian Trong Tiếng Anh Thường Sử Dụng Cực Chính Xác
1. Cách nói giờ chẵn trong tiếng Anh
Giờ chẵn trong tiếng Anh là những mốc giờ tròn, không kèm theo phút. Ví dụ như 8 giờ tròn bạn có thể nói đơn giản là “It’s 8 o’clock”. O’clock chính là cách nói vắn tắt của cụm từ cổ of the clock, được đặt ngay sau số giờ tròn.
Cách nói giờ chẵn trong tiếng Anh
Ví dụ:
Do you know what time it is now? (
Bạn có biết bây giờ là mấy giờ không?
)
It is eleven
o’clock
. (
Giờ là 11 giờ.
)
2. Cách đọc giờ hơn trong tiếng Anh
Cách 1: Đọc giờ trước phút: giờ + phút
Cách nói giờ hơn trong tiếng Anh
Ví dụ:
6:30 – It’s six thirty
8:08 – It’s eight oh-eight (O phát âm là [ oʊ ])
9:15 – It’s nine fifty
Cách 2: Đọc phút trước giờ: phút + PAST + giờ
Áp dụng khi số phút hơn không vượt quá 30 phút.
Ví dụ:
11:25 – It’s twenty-five past eleven
4:20 – It’s twenty past four
3. Cách nói giờ kém trong tiếng Anh
Dùng khi số phút hơn vượt 30 phút trong một giờ. Cách nói giờ kém trong tiếng anh thường chúng ta sẽ nói phút trước, sau đó đến giờ: phút + TO + giờ
Cách đọc giờ kém trong tiếng anh này tương đương với cách nói giờ trong tiếng Việt, ví dụ như khi ta nói 6 giờ kém 16 phút thì ở tiếng Anh sẽ là forteento seven.
Cách nói giờ kém trong tiếng Anh
7:51 – It’s nine to eight
2:53 – It’s seven to three
4. Các trường hợp đặc biệt khi nói giờ trong tiếng Anh
Khi nói đến khoảng thời gian đúng vào
15 phút
chúng ta thường nói:
(a) quarter past/to
Trong đó (a) quarter là viết tắt của a quarter of an hour (một phần tư của một giờ).
Các trường hợp đặc biệt khi nói giờ trong tiếng Anh
Ví dụ:
a quarter past: Hơn 15 phút
8:15 – It’s (a) quarter past eight
a quarter to: Kém 15 phút
10:45 – It’s (a) quarter to eleven
Khi nói đến
phút thứ 30
chúng ta sử dụng:
half past
Ví dụ:
4:30 – It’s half past for (chúng ta cũng có thể nói three-thirty)
5. Sử dụng a.m. và p.m. để nói giờ trong tiếng Anh
Khi nói đến một giờ cụ thể nào đó như giờ đúng và giờ hơn ở trên, đôi khi chúng ta cần làm rõ đó là giờ buổi sáng (a.m) hay buổi tối (p.m). Hai từ này là viết tắt từ tiếng Latin của “ante meridiem” (trước buổi trưa) và “post meridiem” (sau buổi trưa).
Trong một số trường hợp bạn cần làm rõ đây là giờ sáng hay giờ tối:
I think I overslept, what time is it now? (
Mình nghĩ là mình ngủ quên, bây giờ là mấy giờ?
)
It’s 7:00. (
7 giờ rồi.)
7:00
a.m.
or
p.m.
? (
7 giờ sáng hay tối?
)
7:00
p.m.
(
7 giờ tối.
)
6. Cách nói giờ trong tiếng anh mang tính chất ước lượng thời gian
a/ Sử dụng Past và Till
Tùy thuộc vào lúc đó bạn muốn đề cập đến giờ hơn hay giờ kém. Ví dụ: 7:30 có thể là half past 7 hoặc thirty minutes till 8. (Till là cách nói rút gọn của until – cho đến)
10:30 p.m. — Half
past
ten. / Thirty minutes
till
11.
11:30 a.m. — Half
past
eleven. / Thirty minutes
to
12.
b/ Sử dụng Couple và Few
Khi nói a couple minutes sẽ vào khoảng 2-3 phút. A few minutes sẽ dài hơn a couple (thường khoảng 3-5 phút), nhưng cả hai đều được sử dụng tương tự khi muốn đề cập đến một khoảng thời gian. Ví dụ trong trường hợp sau:
What time is it now? (Bây giờ là mấy giờ?)
A
couple
minutes past five. (Năm giờ mấy phút rồi.)
c/ Sử dụng By
By cũng được dùng để chỉ thời gian tới một điểm cụ thể nào đó.
I want you to be home
by
ten o’ clock (trước hoặc chậm nhất là lúc 10 giờ).
d/ Các cách nói ước lượng thời gian khác
Chúng ta hoàn toàn có thể dùng các từ “about”, “almost” để nói về giờ.
Ví dụ:
Do you know what time it is now? (Bạn có biết mấy giờ rồi không?)
About
nine minutes past midnight. (Qua nửa đêm khoảng 9 phút rồi.)
Almost
noon. (Gần trưa rồi.)
7. Cách nói những khoảng thời gian trong ngày
Để nói giờ trong tiếng Anh chính xác người dùng sẽ sử dụng các con số. Tất nhiên, ngay trong giao tiếp, nói chuyện thông thường, nhiều người có xu hướng nói thời gian trong ngày một cách chung chung không có cụ thể giờ phút nào cả. Một số từ thường được dùng để nói về những khoảng thời gian như thế gồm có:
Noon (buổi trưa)
Noon có nghĩa là 12:00 p.m. (12 giờ trưa)
Ví dụ:
What time are we meeting this weekend? (Cuối tuần này mấy giờ mình gặp nhau?)
Around
noon
, so we can have lunch together. (Khoảng trưa đi, mình có thể cùng đi ăn trưa luôn.)
Midday (giữa ngày)
Midday có nghĩa tương tự như noon, bởi vì giữa trưa cũng là thời điểm giữa ngày, vào khoảng từ 11:00 a.m tới 2:00 p.m.
Ví dụ:
It is supposed to be very hot and sunny today at
midday
. (Trời sẽ rất nắng và nóng vào lúc giữa ngày hôm nay đấy.)
Afternoon (buổi chiều)
Từ này hàm nghĩa “after noon passes” (sau buổi trưa). Đây có thể là bất cứ lúc nào kể từ trưa (12:00 p.m.) cho đến lúc mặt trời lặn (thường khoảng 5-6:00 p.m.). Độ dài của afternoon có thể dài hơn hay ngắn đi tùy thuộc vào thời điểm mặt trời lặn theo mùa đó như thế nào.
Ví dụ:
Midnight (nửa đêm)
Midnight có nghĩa là lúc giữa đêm. Cũng là lúc một ngày mới bắt đầu 12:00 a.m. Cụm từ midnight hours hàm ý chỉ khoảng thời gian từ 12 giờ đêm (12:00 a.m.) tới 3 giờ sáng (3:00 a.m.)
Ví dụ:
People kiss on New Years Eve at
midnight
. (Mọi người hôn nhau vào đêm giao thừa lúc nửa đêm.)
Twilight (chạng vạng)
Twilight là khoảng thời gian khi ánh tà chiều chỉ còn le lói yếu ớt trên bầu trời (ngay sau khi mặt trời lặn). Cách để nhớ và hình dung về khoảng thời gian này đó là khi bầu trời có màu xanh dương thẫm hay tím phớt rất đẹp.
Ví dụ:
I love the color of the skies at
twilight
. (Mình rất thích màu của bầu trời lúc chạng vạng.)
Sunset và Sunrise (lúc hoàng hôn và lúc bình minh)
Thời gian mặt trời lặn hoàng hôn (sunset) hay lúc mặt trời mọc bình minh (sunrise). Sunset là thời điểm ngay trước twilight, khi bầu trời chuyển màu hồng hay cam chứ chưa chuyển màu thẫm hẳn. Sunrise là lúc mặt trời bắt đầu mọc, ánh nắng đầu tiên xuất hiện.
Ví dụ:
Let’s go to the beach before
sunrise
. (Hãy ra biển trước lúc bình minh.)
I’d rather climb to the rooftop by the
sunset
. (Mình muốn trèo lên mái nhà lúc hoàng hôn.)
The Crack of Dawn (lúc tảng sáng)
Khoảng thời gian của the crack of dawn là khi bắt đầu có ánh sáng trên bầu trời nhưng mặt trời vẫn chưa ló dạng. Khoảng thời gian tờ mờ sáng từ 4 đến 6 giờ sáng.
Ví dụ:
If we want to beat the traffic tomorrow we will need to wake up at the
crack of dawn
.
Bạn đang xem bài viết Cách Nói Thời Gian Bằng Tiếng Nhật trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!