Cập nhật thông tin chi tiết về Các Khái Niệm Cơ Bản Cho Người Mới Học Tiếng Trung mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong bài này, các bạn sẽ biết được một số khái niệm cơ bản về các âm tiết và cách phát âm tiếng Trung.
I. Khái niệm cơ bản cho người mới học tiếng Trung
1. Âm tiết trong tiếng Trung
Âm tiết trong tiếng Trung bao gồm 1 thanh mẫu + 1 vận mẫu + 1 thanh điệu
-Thanh mẫu: là phụ âm trong tiếng Hán (thường đứng đầu 1 âm tiết), thanh mẫu trong tiếng Hán có 21 phụ âm.
-Vận mẫu: Là những nguyên âm đơn hoặc kép (thành phần còn lại đứng sau thanh mẫu), có 36 vận mẫu trong đó 29 vận mẫu đơn và 6 vận mẫu kép.
VD: ma
m: thanh mẫu
a: vận mẫu đơn
“_”: thanh điệu
Hǎo
h: thanh mẫu
ao: vận mẫu
√: thanh điệu
II. Hệ thống phụ âm cho việc học tiếng Trung
Trong tiếng Hán có 21 phụ âm cơ bản, chia làm 6 nhóm sau:
1. Phụ âm hai môi và môi răng:
1.1 Phụ âm hai môi: b,p,m
b: là âm hai môi, tắc, trong, không đưa hơi, đọc như p của tiếng Việt
p: là âm hai môi, tắc, trong , bật hơi, đọc như p tiếng Việt nhưng bật hơi
m: là âm hai môi, âm mũi, đục, đọc như m của tiếng Việt
1.2 Phụ âm môi răng: f
f: là âm môi răng, môi dưới răng trên, âm xát, đọc như “ph” của tiếng Việt
2. Phụ âm đầu lưỡi: d, t, n,l
d /t/: âm đầu lưỡi, tắc, trong, không đưa hơi, đọc như “p” của tiếng Việt
t/t’/: âm đầu lưỡi, tắc, trong, đưa hơi, đọc như “th” của tiếng Việt
n/n/: âm đầu lưỡi, âm mũi, đục, đọc như “n” của tiếng Việt
l/l/: âm đầu lưỡi, âm mũi, đục, đọc như “l” của tiếng Việt
3. Phụ âm đầu lưỡi trước: z, c,s
z/ts/: âm đầu lưỡi trước, tắc xát, trong, không đưa hơi, tiếng Việt không có âm này. Khi phát âm đưa lưỡi ra phía trước và bị chặn lại sau chân răng trên, để hơi tắc lại và sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi ma sát ra ngoài, đọc gần như “ch” của tiếng Việt.
c/c/: âm đầu lưỡi trước, tắc xát trong, đưa hơi
s/s/: âm đầu lưỡi trước, xát trong. Khi phát âm đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ xát ra ngoài.
4. Phụ âm đầu lưỡi sau: zh,ch,sh,r
Zh/t,s/: âm đầu lưỡi sau, tắc xát, trong, không đưa hơi. Khi phát âm đầu lưỡi phía sau cong lên áp sát ngạc vòm ngạc cứng cho hơi tắc lại, sau đó hạ dần lưỡi xuống cho hơi cọ xát cho khe hở ra ngoài, đọc gần như “tr” của tiếng Việt.
Ch/t,s’/: âm đầu lưỡi sau, tắc xát, trong, đưa hơi, phát âm giống “zh” nhưng bật hơi
Sh/s/: âm đầu lưỡi sau, tắc xát, trong, không đưa hơi, cách phát âm “zh” khác là âm này không bị tắc mà chỉ cọ xát theo khe hở ra ngoài. Đọc gần như “s” của tiếng Việt nhưng có uốn lưỡi.
r/s/: âm đầu lưỡi sau, sát, đục, cách phát âm gần giống như “ r” của tiếng Việt có uốn lưỡi nhưng không rung
5. Phụ âm mặt lưỡi : j,q,x
j/tç/: âm mặt lưỡi, tắc xát, trong, không đưa hơi đọc như “ch” của tiếng Việt nhưng đọc sâu vào phía trong của mặt lưỡi
q/tç’/ âm mặt lưỡi, tắc xát, trong, đưa hơi, cách phát âm như “j” nhưng bật hơi
x/ç/: âm mặt lưỡi, xát trong, phát âm như “j”, có điểm khác là hơi không bị tắc lúc đầu mà ma sát dần ra ngoài
6. Phụ âm cuống lưỡi: g, k,h,ng
g/k‘/: âm cuống lưỡi, trong và tắc không bật hơi. Khi phát âm phần cuống lưỡi nâng cao sát ngạc mềm sau đó nâng nhanh cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài đột ngột, dây thanh không rung.
k/k‘/: âm cuống lưỡi, tắc trong bật hơi. Khi phát âm giống “g’, lúc luồng hơi từ trong khoang miệng thoát ra đột ngột, đưa hơi mạnh, dây thanh không rung.
h/x/: âm cuống lưỡi, xát trong, bật hơi. Khi phát âm cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang giữa ma sát đi ra ngoài, dây thanh không rung.
Ng: âm cuống lưỡi, âm mũi, đục, đọc như “ng” của tiếng Việt. Âm này không đơn độc tạo thành thanh mẫu mà chỉ đứng sau một số vận mẫu.
Khái Niệm Về Quả, Các Phần Của Quả
1. Định nghĩa quả
Quả (trái cây) là cơ quan sinh sản hữu tính chỉ có ở thực vật có hoa. Thông thường, sau khi thụ tinh thì noãn sẽ biến đổi thành hạt và bầu sẽ phát triển thành quả. Đôi khi, noãn không được thụ tinh mà bầu vẫn phát triển thành quả, đó là các quả đơn tính sinh.
2.Cấu trúc của quả
Theo quan niệm thực vật. ngoài phần hạt chứa ở bên trong quả, cấu tạo của quả gồm các lớp vỏ quả . Trong quá trình phát triển của bầu thành quả, vỏ của bầu sẽ biến đổi thành ba phần vỏ quả
2.1. Vỏ qủa ngoài
Nguồn gốc lớp vỏ quả ngoài là từ lớp biểu bì ngoài của vỏ bầu. Nó có chức năng bảo vệ các phần bên trong của quả nhờ lớp cutin dày, lớp sáp hoặc long bao phủ. Để giúp cho quá trình phát tán của quả, vỏ quả ngoài có thể còn có cánh (quả Muồng trâu ), gai (quả Thầu dầu ) hoặc có lông dính (quả Hy thiêm).
2.2. Vỏ quả giữa
Nguồn gốc của vỏ quả giữa là lớp mô mềm của vổ bầu. Khi chín, nếu chúng tồn tại và mọng nước, chứa chất dinh dưỡng thì cho loại quả mọng còn nếu khô đét đi và chỉ có vài lớp tế bào mỏng thì cho loại quả khô.
2.3. Vỏ quả trong
Nguồn gốc lớp vỏ này là từ lớp biểu bì trong của vỏ bầu. Chúng thường có đặc điểm là mỏng. Tuy nhiên. Ở một số quả lại có lớp này dày cửng dạng hạch,tạo thành một cái hạch cứng bao quanh hạt như quả Đào, Mận hoặc mang lông khô quả Gạo. hay lông đơn bào hình thoi mọng nớc như quả Chanh , Bưởi
Bên trong của vỏ quả trong là khoang chứa hạt. Khi cắt ngang qua quả thấy số ô của khoang này thường bằng với số ô của bầu. Tuy nhiên, có trường hợp bầu có những ôlép như Dừa nên khi hình thành quả thì có số ô ít hơn. Cũng có những trờng hợp quả được ngăn bởi những vỏ giả tạo thành nhiều ô nhỏ đựng mỗi hạt như quả các cây phân họ Vang
– Bông hoa: Nhìn chung, cuống hoa sẽ phát triển thành cuống quả. Tuy nhiên, Ở cây Đào lộn hột, cuống hoa lại phồng nạc và mọng nước, tạo thành phần “quả” giả. Còn phần quả thật thì nhỏ như hạt đậu dính ở trên cuống phình to này, trông giống hạt..
– Đế hoa: Có thể phát triển nhiều, tạo thành một quả giả. Quả thật nằm trong quả giả hình chén (quả cây Hoa hồng) hoặc trên quả giả đó (quả Dâu tây ). Quả cây Mắc coọc được cấu tạo từ một phần đế hoa và một phần vách của bầu.
– Lá bắc: Các lá bắc có thể dính liền nhau thành một cái đấu ở phần dưới mỗi quả (Sồi, Giẻ thuộc họ ) hoặc tạo thành cánh có 3 thùy dính liền với quả (Chẹo tía).
– Đài hoa: Đài có thể tổn tại cùng với quả. Có những trường hợp đài có thể phát triển mạnh xung quanh quả thật (Tẩm bóp) hoặc tiêu giảm, biến đổi thành mào lông giúp phát tán (Bồ công anh)
Quả hạch: Vỏ quả ngoài và vỏ quả giữa dày và nạc, vỏ quả trong dày nhng cứng rắn, tạo thành hạch đựng hạt Ở bên trong. Tuỳ theo số hạt có các loại quả hạch khác nhau:
– Qủa hạch một hạt: Sinh ra bởi bầu một ô, đựng một hay nhiều noãn nhưng chi có một noãn biến đổi thành hạt. Ví dụ: Đào, Mận.
– Qủa hạch nhiều hạt: Sinh ra bởi bầu nhiều ô. Mỗi ô cho một hạch đựng một hoặc nhiều hạt. Ví dụ: Cà phê có quả hai hạch, mỗi hạch đựng hai hạt. Táo tây là quả có 5 hạch, mỗi hạch đựng hai hạt.
Qủa mọng: Khi cả ba phần của vỏ quả đều mềm và mọng nước trong chứa một hay nhiều hạt. Ví dụ: quả Cà chua, ổi , Chuối. Ngoài ra, còn có các loại quả mọng đặc biệt sau:
– Qủa loại cam: Sinh ra bởi một bầu có nhiều lá noãn dính liền nhau, đính noãn trung trụ. Mỗi lá noãn chứa nhiều noãn. Đây là kiểu quả đặc trưng cho chi Citrus. Các quả này có vỏ quả ngoài chứa nhiều túi tiết tinh dầu, vỏ quả giữa xốp màu trắng, còn vỏ quả trong mỏng và dai, làm thành màng bao bọc các múi (mỗi múi ứng với một lá noãn). Phần ăn được là những lông đơn bào mọng nước đợc mọc ra từ vỏ quả trong. dân gian gọi là “tép”.
– Qủa loại bí: Quả mọng to, có vỏ quả ngoài dai và cứng, vỏ quả giữa và vỏ quả trong mềm. mọng nước, trong chứa nhiều hạt. đặc trng cho họ Bí
Qủa loại đậu : Quả khô tự mở, được hình thành từ một lá noãn có một ô, trong chứa nhiều hạt. Khi chín được mở ra bởi hai kẽ nứt là đường hàn của mép lá noãn và sống lá noãn. Đặc trưng cho nhiều cây trong bộ Đậu như Đậu xanh, Keo giậu. Một số đại diện của họ Đậu có quả mọng, mọng nước như quả cây Me, hoặc có các vách giả chia các ngăn đựng hạt như quả cây Ô môi. Ở các cây Thóc lép , Hòe có các quả bị thắt lại từng khúc Ở các hạt, khi chín không tự mở
Unit Test Là Gì? Khái Niệm Và Vai Trò
1. Khái niệm về Unit Test
Unit Test là gì?
Unit Test là một loại kiểm thử phần mềm trong đó các đơn vị hay thành phần riêng lẻ của phần mềm được kiểm thử. Kiểm thử đơn vị được thực hiện trong quá trình phát triển ứng dụng. Mục tiêu của Kiểm thử đơn vị là cô lập một phần code và xác minh tính chính xác của đơn vị đó.
Unit là gì?
Một Unit là một thành phần PM nhỏ nhất mà ta có thể kiểm tra được như các hàm (Function), thủ tục (Procedure), lớp (Class), hoặc các phương thức (Method).
Vì Unit được chọn để kiểm tra thường có kích thước nhỏ và chức năng hoạt động đơn giản, chúng ta không khó khăn gì trong việc tổ chức, kiểm tra, ghi nhận và phân tích kết quả kiểm tra nên việc phát hiện lỗi sẽ dễ dàng xác định nguyên nhân và khắc phục cũng tương đối dễ dàng vì chỉ khoanh vùng trong một Unit đang kiểm tra.
Mỗi UT sẽ gửi đi một thông điệp và kiểm tra câu trả lời nhận được đúng hay không, bao gồm:
Các kết quả trả về mong muốn
Các lỗi ngoại lệ mong muốn
Các đoạn mã UT hoạt động liên tục hoặc định kỳ để thăm dò và phát hiện các lỗi kỹ thuật trong suốt quá trình phát triển, do đó UT còn được gọi là kỹ thuật kiểm nghiệm tự động. UT có các đặc điểm sau:
Đóng vai trò như những người sử dụng đầu tiên của hệ thống.
Chỉ có giá trị khi chúng có thể phát hiện các vấn đề tiềm ẩn hoặc lỗi kỹ thuật.
Khi làm Unit test chúng ta thường thấy các khái niệm sau:
Assertion: Là một phát biểu mô tả các công việc kiểm tra cần tiến hành, thí dụ: AreEqual(), IsTrue(), IsNotNull()… Mỗi một UT gồm nhiều assertion kiểm tra dữ liệu đầu ra, tính chính xác của các lỗi ngoại lệ ra và các vấn đề phức tạp khác như: – Sự tồn tại của một đối tượng – Điều kiện biên: Các giá trị có vượt ra ngoài giới hạn hay không – Thứ tự thực hiện của các luồng dữ liệu …
Test Point: Là một đơn vị kiểm tra nhỏ nhất, chỉ chứa đơn giản một assertion nhằm khẳng định tính đúng đắn của một chi tiết mã nào đó. Mọi thành viên dự án đều có thể viết một test point. Test Case: Là một tập hợp các test point nhằm kiểm tra một đặc điểm chức năng cụ thể, thí dụ toàn bộ giai đoạn người dùng nhập dữ liệu cho đến khi thông tin được nhập vào cơ sở dữ liệu. Trong nhiều trường hợp kiểm tra đặc biệt và khẩn cấp có thể không cần đến test case.
Test Suite: Là một tập hợp các test case định nghĩa cho từng module hoặc hệ thống con.
Regression Testing (hoặc Automated Testing): Là phương pháp kiểm nghiệm tự động sử dụng một phần mềm đặc biệt. Cùng một loại dữ liệu kiểm tra giống nhau nhưng được tiến hành nhiều lần lặp lại tự động nhằm ngăn chặn các lỗi cũ phát sinh trở lại. Kết hợp Regression Testing với Unit Testing sẽ đảm bảo các đoạn mã mới vẫn đáp ứng yêu cầu thay đổi và các đoạn mã cũ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bảo trì.
Production Code: Phần mã chính của ứng dụng được chuyển giao cho khách hàng.
Unit Testing Code: Phần mã phụ để kiểm tra mã ứng dụng chính, không được chuyển giao cho khách hàng.
2.Vòng đời Unit Test
UT có 3 trạng thái cơ bản:
Fail (trạng thái lỗi)
Ignore (tạm ngừng thực hiện)
Pass (trạng thái làm việc)
Toàn bộ UT được vận hành trong một hệ thống tách biệt. Có rất nhiều PM hỗ trợ thực thi UT với giao diện trực quan. Thông thường, trạng thái của UT được biểu hiện bằng các màu khác nhau: màu xanh (pass), màu vàng (ignore) và màu đỏ (fail)
Được vận hành lặp lại nhiều lần
Tự động hoàn toàn
Độc lập với các UT khác.
3. Thiết kế Unit test
Mỗi UT đều được tiết kế theo trình tự sau:
Thiết lập các điều kiện cần thiết: khởi tạo các đối tượng, xác định tài nguyên cần thiết, xây dựng các dữ liệu giả…
Triệu gọi các phương thức cần kiểm tra.
Kiểm tra sự hoạt động đúng đắn của các phương thức.
Dọn dẹp tài nguyên sau khi kết thúc kiểm tra.
4. Ứng dụng Unit test
Kiểm tra mọi đơn vị nhỏ nhất là các thuộc tính, sự kiện, thủ tục và hàm.
Kiểm tra các trạng thái và ràng buộc của đối tượng ở các mức sâu hơn mà thông thường chúng ta không thể truy cập được.
Kiểm tra các quy trình (process) và mở rộng hơn là các khung làm việc(workflow – tập hợp của nhiều quy trình)
5. Lợi ích của việc áp dụng Unit test
Thời gian đầu, người ta thường do dự khi phải viết UT thay vì tập trung vào code cho các chức năng nghiệp vụ. Công việc viết Unit Test có thể mất nhiều thời gian hơn code rất nhiều nhưng lại có lợi ích sau:
Tạo ra môi trường lý tưởng để kiểm tra bất kỳ đoạn code nào, có khả năng thăm dò và phát hiện lỗi chính xác, duy trì sự ổn định của toàn bộ PM và giúp tiết kiệm thời gian so với công việc gỡ rối truyền thống.
Phát hiện các thuật toán thực thi không hiệu quả, các thủ tục chạy vượt quá giới hạn thời gian.
Phát hiện các vấn đề về thiết kế, xử lý hệ thống, thậm chí các mô hình thiết kế.
Phát hiện các lỗi nghiêm trọng có thể xảy ra trong những tình huống rất hẹp.
Tạo hàng rào an toàn cho các khối mã: Bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể tác động đến hàng rào này và thông báo những nguy hiểm tiềm tàng.
Trong môi trường làm việc Unit Test còn có tác dụng rất lớn đến năng suất làm việc:
Giải phóng chuyên viên QA khỏi các công việc kiểm tra phức tạp.
Tăng sự tự tin khi hoàn thành một công việc. Chúng ta thường có cảm giác không chắc chắn về các đoạn mã của mình như liệu các lỗi có quay lại không, hoạt động của module hiện hành có bị tác động không, hoặc liệu công việc hiệu chỉnh mã có gây hư hỏng đâu đó…
Là công cụ đánh giá năng lực của bạn. Số lượng các tình huống kiểm tra (test case) chuyển trạng thái “pass” sẽ thể hiện tốc độ làm việc, năng suất của bạn.
6. Cách code hiệu quả với Unit Test
Phân tích các tình huống có thể xảy ra đối với mã. Đừng bỏ qua các tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra, thí dụ dữ liệu nhập làm một kết nối cơ sở dữ liệu thất bại, ứng dụng bị treo vì một phép toán chia cho không, các thủ tục đưa ra lỗi ngoại lệ sai có thể phá hỏng ứng dụng một cách bí ẩn…
Mọi UT phải bắt đầu với trạng thái “fail” và chuyển trạng thái “pass” sau một số thay đổi hợp lý đối với mã chính.
Mỗi khi viết một đoạn mã quan trọng, hãy viết các UT tương ứng cho đến khi bạn không thể nghĩ thêm tình huống nào nữa.
Nhập một số lượng đủ lớn các giá trị đầu vào để phát hiện điểm yếu của mã theo nguyên tắc:
Nếu nhập giá trị đầu vào hợp lệ thì kết quả trả về cũng phải hợp lệ
Nếu nhập giá trị đầu vào không hợp lệ thì kết quả trả về phải không hợp lệ
Sớm nhận biết các đoạn mã không ổn định và có nguy cơ gây lỗi cao, viết UT tương ứng để khống chế.
Ứng với mỗi đối tượng nghiệp vụ (business object) hoặc đối tượng truy cập dữ liệu (data access object), nên tạo ra một lớp kiểm tra riêng vì những lỗi nghiêm trọng có thể phát sinh từ các đối tượng này.
Để ngăn chặn các lỗi có thể phát sinh trở lại thực thi tự động tất cả UT mỗi khi có một sự thay đổi quan trọng, hãy làm công việc này mỗi ngày. Các UT lỗi cho chúng ta biết thay đổi nào là nguyên nhân gây lỗi.
Để tăng hiệu quả và giảm rủi ro khi viết các UT, cần sử dụng nhiều phương thức kiểm tra khác nhau. Hãy viết càng đơn giản càng tốt.
Cuối cùng, viết UT cũng đòi hỏi sự nỗ lực, kinh nghiệm và sự sáng tạo như viết PM.
Cách Viết Tiếng Trung Quốc (Chữ Hán) Cơ Bản Với Chinese
Học viết tiếng trung. Chắc hẳn khi mới đọc tiêu đề thôi thì 100% người chưa biết tiếng Trung hay mới học tiếng Trung sẽ “rất sợ”. Thậm chí ngay cả đối với những người đã học xong Hán ngữ 1 (trình độ cơ bản cho người mới học), thì việc viết tiếng Trung cũng là một trong những phần mà họ cảm thấy khó khăn nhất. Tuy nhiên là loại chữ tượng hình nên chữ Hán lại có những phương pháp, quy tắc viết mà khi biết được chắc chắn người học sẽ cảm thấy cách viết tiếng Trung không đến nỗi quá khó khi bạn học cả cách viết tiếng Trung trên máy tính và cách viết tiếng Trung trên điện thoại.
Việc đầu tiên của đối với bất kì người học viết chữ Hán nào cũng phải nhớ đó là:
Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
Quy tắc này được áp dụng cho tất toàn bộ chữ Hán cả giản thể hoặc phồn thể. Sau khi đã thuộc quy tắc viết thì việc tiếp theo chính là ghép nét.
Người học chữ Hán khi học viết sẽ được giới thiệu cách viết tiếng Trung 8 nét, quy tắc thuận bút trong khi biết tiếng Trung. Thời gian đầu người tự học tiếng trung sẽ phải thực sự nỗ lực rất nhiều nếu muốn viết được tốt chữ Hán. Viết chữ Hán làm sao cho vuông, mác, phẩy sao cho đúng.
Khi đã thuộc và viết được vài chữ, tự nhiên, cảm tình đối với việc học chữ Hán đã có phần tăng lên, rồi khi viết được nhiều chữ hơn, biết được nhiều từ hơn, nhìn xung quanh, chỗ nào cũng thấy bóng dáng của những đồ vật bằng tiếng Hán.
Vậy tổng hợp lại các bước để học cách viết tiếng Trung nào. Bước 1: Nhớ quy tắc thuận bút “Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài”. Bước 2: Nhớ các nét và cách ghép các bộ trong tiếng Trung. Bước 3: Viết nhiều.
Trừ vài ngoại lệ, qui tắc chung là từ trái qua phải; từ trên xuống dưới; từ ngoài vào trong. 1. Ngang trước sổ sau: 十 , 丁 , 干 , 于 , 斗 , 井 . 2. Phết (ノ) trước, mác ( 乀 ) sau: 八 , 人 , 入 , 天 . 3. Từ trái qua phải: 州 , 划 , 外 , 辦 , 做 , 條 , 附 , 謝 . 4. Từ trên xuống dưới: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意 . 5. Từ ngoài vào trong: 司 , 向 , 月 , 同 , 風 , 风 , 周 . 6. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这 , 还 , 选 , 遊 , 道 , 建 . 7. Giữa trước; trái rồi phải: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 , 樂 . 8. Vào nhà, đóng cửa: 日, 回 , 國 , 国 , 固 , 固 .
Mẹo nhỏ cho những người mới học viết tiếng Trung có thể nhớ đó là dùng các mảnh giấy nhớ. Ghi lại những bộ thủ hay những từ mới bằng việc tập viết tiếng Trung. Để những mảnh giấy nhớ đó ở những nơi dễ thấy. Việc nhìn liên tục đó sẽ giúp bạn vừa có thể nhớ chữ vừa có thể nhớ từ.
b. Cách nhớ chữ Hán qua thơ
Các từ chữ Hán được học bằng cách gieo vần nhịp để người học nhớ chữ Hán dễ hơn như:
“Chim chích mà đậu cành tre Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm” (Chữ Đức) Hay: “Tai nghe miệng nói đít làm vua”. (Chữ Thánh)
Nhớ chữ Hán bằng cách vẽ lại những từ đấy. Nhớ các nét, mô phỏng lại và vẽ, đây là một trong những cách rất tốt để nhớ chữ Hán
Chữ Hán có hai cách viết là giản thể và phồn thể. Đa phần các giáo trình tiếng Trung đều là chữ giản thể do đó rất nhiều trường hợp đã gặp lúng túng khi tiếp xúc với chữ phồn thể. Nếu để ý thì cách chữ phồn thể có cách viết chỉ khác chữ giản thể một chút. Trong quá trình học, đừng ngần ngại mà nhờ giáo viên chỉ hướng dẫn cách viết chữ phồn thể (viết tiếng trung) nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với kiểu chữ này.
3. Vd về cách ghép các bộ trong tiếng Trung
想Chữ “xiăng” gồm có 3 bộ ghép lại : bộ Mộc, bộ Mục và bộ Tâm (bộ Mộc ở bên trái viết trước, sau đó tới bộ Mục ở bên phải, cuối cùng là bộ Tâm ở dưới.)
船 Chữ “chuán” gồm có 3 bộ ghép lại : bộ Chu, bộ Nhi và bộ Khẩu (bộ Chu ở bên trái viết trước, bộ Nhi ở bên phải nằm trên viết sau, cuối cùng là bộ khẩu ở dưới)
4. Trung tâm nào dạy học viết và nhớ chữ Hán (tiếng Trung) cơ bản.
Ban đầu khi học viết tiếng Trung thì bắt buộc bạn phải viết thật chuẩn và đúng từ tiếng Trung đấy, đó sẽ là tiền đề để bạn viết những chữ Hán khác khó hơn. Có một giáo viên kèm cặp, chỉ bảo chính là cách để có thể nhanh nhất viết được chữ Hán. Tiếng Trung Chinese với đội ngũ giáo viên là những người đã tốt nghiệp thạc sĩ tại các trường đại học hàng đầu Trung Quốc như Đại học Bắc Kinh, đại học Vân Nam sẽ là những người lý tưởng nhất để giúp bạn học viết và nhớ chữ Hán.
Với các khóa học tại tiếng Tiếng Trung Chinese bắt đầu từ bài 5, người học sẽ được học tư duy bằng chữ Hán. Tập viết tiếng Trung vào vở hoàn toàn bằng chữ tượng hình.
Việc tư duy bằng chữ hán sẽ giúp bạn học phản xạ tiếng Trung. Nhớ tiếng Trung nhanh và lâu hơn. Học viết ngoại ngữ đặc biệt là chữ tượng hình như viết tiếng Trung (chữ Hán) rất cần sự kiên trì của người học cùng một cách học tiếng trung hiệu quả.
Nguồn: www.chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Phạm Huy Tâm @ 09:35 23/11/2019 Số lượt xem: 71
Bạn đang xem bài viết Các Khái Niệm Cơ Bản Cho Người Mới Học Tiếng Trung trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!