Xem Nhiều 3/2023 #️ Bãi Bỏ Quy Định Kê Đơn Thuốc Cho Trẻ, Cha Mẹ Phải Khai Cmnd # Top 4 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bãi Bỏ Quy Định Kê Đơn Thuốc Cho Trẻ, Cha Mẹ Phải Khai Cmnd # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bãi Bỏ Quy Định Kê Đơn Thuốc Cho Trẻ, Cha Mẹ Phải Khai Cmnd mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thông tư mới nhất do Bộ Y tế ban hành sửa đổi một số điều về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đã chính thức bãi bỏ quy định ghi số chứng minh thư của cha mẹ trên đơn thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Đơn thuốc mới đã bãi bỏ quy định về việc kê đơn thuốc phải ghi số chứng minh thư nhân dân của bố mẹ

Từ ngày 15-10 tới đây, Bộ Y tế sẽ chính thức áp dụng mẫu đơn thuốc mới thay thế cho các đơn thuốc trước đây. 

Điểm mới của đơn thuốc này là chính thức bãi bỏ quy định: “Khi kê đơn cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi (6 tuổi) là phải ghi trên đơn thuốc số chứng minh thư nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ trên toa thuốc”. Thay vào đó, đơn thuốc chỉ cần ghi số tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ đưa trẻ đến khám, chữa bệnh. 

Đây là một trong những nội dung tại Thông tư 18/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29-12-2017 quy định về kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.

Cũng theo quy định mới này, đơn thuốc sẽ ghi điện thoại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của khoa hoặc của bác sĩ/y sĩ kê đơn thuốc; ghi tuổi của người bệnh; tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám, chữa bệnh (chỉ ghi đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi): hỏi người đưa trẻ đến khám; địa chỉ liên hệ: ghi địa chỉ của người bệnh để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể liên hệ, trao đổi thông tin khi cần thiết; lời dặn của nhân viên y tế về độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt làm việc và hẹn tái khám (nếu cần).

Trước đó, một trong những nội dung gây tranh cãi tại mẫu đơn thuốc được quy định tại Thông tư 52 của Bộ Y tế có hiệu lực từ tháng 3-2018 về kê đơn thuốc ngoại trú là đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của bố, mẹ, người giám hộ của trẻ, sau đó mới đến các thông tin như số thẻ BHYT, chẩn đoán bệnh, các thuốc được kê và lời dặn dò với gia đình.

Quy định đơn thuốc ghi số chứng minh thư từng gây nhiều tranh cãi

Phản ứng nội dung này, nhiều bác sĩ và người dân cho rằng đây là những quy định gây phiền phức. Bởi nếu Bộ Y tế đã quy định mà bác sĩ không ghi thì không thực hiện đúng đơn thuốc mẫu, dẫn tới vi phạm. Tuy nhiên, nếu cha mẹ khi đưa trẻ đi khám bệnh, chẳng may không mang hoặc không nhớ số CMND/thẻ căn cước thì không lẽ bác sĩ lại không kê đơn thuốc, nhất là trong tình trạng khẩn cấp. Nhất là hiện nay, trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí việc đi khám, điều trị; chỉ cần xuất trình thẻ này thì đã đảm bảo đủ thủ tục cần thiết, không nhất thiết phải yêu cầu cha, mẹ xuất trình CMND.

Một Số Điểm Mới Trong Quy Định Kê Đơn Thuốc Ngoại Trú

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh vừa tổ chức phổ biến thông tư số 05/2016/TT-BYT về việc Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Đồng chí Nguyễn Viết Đồng, PGĐ Sở Y tế, GĐ bệnh viện chủ trì cuộc họp

Thông tư số 05/2016/TT-BYT được Bộ y tế ban hành ngày 29/2/2016 Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2016 sẽ thay thế cho Quyết định 04/2008/QĐ-BYT về quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú của Bộ y tế.

Thông tư này bao gồm 15 điều, có nhiều điểm nổi bật so với quyết định cũ trong đó có quy định rõ về: người kê đơn thuốc, nội dung kê đơn thuốc,quy định kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng cộng nghệ thông tin trong kê đơn thuốc và kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thần và tiền chất. Một số điểm mới trong Thông tư 05 như sau :

Thông tư 05 không áp dụng cho kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc kết hợp thuốc y học cổ truyền với thuốc tân dược và kê đơn thuốc Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Tại điều 2, Đối tượng áp dụng so với thông tư cũ, thông tư 05 thêm phần “Người bệnh và người nhà của người bệnh có đơn thuốc Điều trị ngoại trú”. Điều này thuận lợi cho người nhà bệnh nhân ung thư, AIDS giai đoạn cuối đang điều trị tại nhà thuận lợi hơn khi mua thuốc điều trị.

Thông tư mới cũng quy định cụ thể về đối tượng cũng như phạm vi của người kê đơn thuốc so với Quyết định 04. Tại điều 3 của Thông tư này đã quy định chỉ có bác sĩ là người được kê đơn thuốc.Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học và phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương.

Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.

Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.

Theo Thông tư, chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 ngày, trừ trường hợp: Kê đơn thuốc gây nghiện, Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS, Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất

Thông tư nêu rõ, y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Về cơ bản nội dung kê đơn thuốc trong thông tư mới vẫn dựa trên các khoản của Điều 7 trong Quyết định 04/2008/QĐ-BYT. Điểm khác bao gồm:

Tại Khoản 5, Điều 7 trong Quyết định 04 quy định: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, gerneric name) hoặc nếu ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất).

Tại Khoản 4, Điều 6 Thông tư 05 quy định: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, gerneric) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.

Do đó theo quy định mới đối với thuốc một thành phần thì việc viết tên thuốc theo tên chung quốc tế là bắt buộc, trừ những thuốc có nhiều hoạt chất. Ví dụ khi kê đơn thuốc Cefpodoxim, bác sĩ phải viết tên theo tên chung quốc tế: Cefpodoxim 100mg chứ không ghi tên thuốc theo tên thương mại như Philtadol. Những thuốc có nhiều hoạt chất có thể ghi theo tên thương mại ví dụ như Augmentin 625mg, Rodogyl… Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại bác sỹ phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế. Ví dụCefpodoxim 100mg (Philtadol).

Kê đơn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần

Tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 thông tư quy định rõ khi người bệnh được kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thì cần có 3 đơn, một đơn lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một đơn thuốc lưu trong sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh, một đơn thuốc lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên nếu việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trong trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà của người bệnh viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định kèm theo thông tư này, được làm thành 02 bản như nhau, trong đó một bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một bản giao cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh giữ.

Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà, thì người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú, xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định kèm theo thông tư này để làm căn cứ cho bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc.Mỗi lần kê đơn, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá mười ngày.

Ngoài ra trong thông tư 05 có thêm quy định mới đối với các cơ sở khám chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc tại Điều 10 với quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải bảo đảm việc lưu đơn để triết xuất dữ liệu khi cần thiết. Hay cụ thể hơn về việc quy định ghi địa chỉ người bệnh trong đơn cần ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú, tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.

Thông tư mới còn quy định cụ thể thời hạn mua thuốc, thời gian lưu các loại đơn tại cơ sở khám bệnh, cấp hay bán lẻ các loại thuốc cho người bệnh.

Hoàng Song Hào

Thủ Tục Thực Hiện Quyền Khai Sinh Cho Trẻ Em Bị Bỏ Rơi

Câu hỏi: Thủ tục thực hiện quyền khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Giấy khai sinh là một giấy tờ rất quan trọng đối với trẻ mới sinh ra, đối với những đứa trẻ bị bỏ rơi, không xác định được danh tính bố mẹ, người nhận nuôi sẽ đứng ra để làm giấy khai sinh cho đứa trẻ đó theo sự cho phép của pháp luật. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi sẽ khác so với thủ tục đăng ký khai sinh thông thường, vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin để thực hiện một cách chính xác nhất để tránh được những sai sót không đáng có.

* Thành phần hồ sơ:

+ Giấy chứng sinh (nếu có);

+ Biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi;

+ Giấy tờ chứng minh đã thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương đủ thời hạn 30 ngày.

+ Trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: Nộp kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

* Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã.

* Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, nơi trẻ em bị bỏ rơi hoặc qua đường bưu chính, từ thứ hai đến thứ sáu(buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11giờ 30 phút, buổi chiều từ 13g 00 đến 17giờ 00) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11giờ 30 phút).

+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ. Trường hợp hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định.

+ Bước 3: Ngay khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức Tư pháp-Hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.

* Yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

+ Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

+ Sau khi lập biên bản Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

+ Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

+ Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Định Cư Canada: Cơ Hội Thứ 2 Dành Cho Visa Bảo Lãnh Cha Mẹ Ông Bà

Đại diện IRCC xác nhận rằng vào ngày Thứ Năm, ngày 8/6, mới chỉ tiếp nhận có 700 đơn đã nhận thư mời, trong đó 15% là chưa hoàn thành.

“Nếu không nhận được 10.000 ứng dụng mới trong khoảng thời gian quy định, những người khác sẽ được mời để áp dụng từ danh sách ngẫu nhiên từ các đơn bày tỏ sự quan tâm của các nhà bảo lãnh”, một người phát ngôn khác của IRCC nói. “Nếu chúng tôi không nhận được các hồ sơ hoàn chỉnh, chúng tôi sẽ quay lại và rút hồ sơ từ danh sách hiện có”.

Trước đây, IRCC đã làm rõ rằng những cá nhân không nhận được lời mời vào dịp đầu tiên sẽ có quyền biểu hiện mối quan tâm của mình trong việc nộp hồ sơ lại vào năm 2018. Tuy nhiên, những cá nhân này bây giờ có thể có hy vọng mới vì IRCC đã tuyên bố sẽ mời nhiều nhà bảo lãnh hơn từ những người đã gửi mẫu Đơn bày tỏ xin trở thành người bảo lãnh từ ngày 3/1 đến ngày 2/ 2, nếu xác định rằng vẫn còn chỉ tiêu cho năm 2017.

“Có lẽ trong tháng 8 hoặc tháng 9, chúng ta sẽ kiểm đếm và xem có bao nhiêu chỗ trống trong số 10.000 chỉ tiêu, và sẽ có thêm một số người nữa được mời nộp đơn”, đại diện IRCC cho biết.

Vào tháng 11/2011, IRCC – sau đó được lấy tên là CIC – đã tạm dừng các đơn xin bảo lãnh cha mẹ và ông bà để quản lý công việc còn lại. Một tháng sau, tháng 12/2011, Super Visa đã được giới thiệu. Thị thực du lịch được nhập cảnh nhiều lần này là cách thức cho phép cha mẹ và ông bà của công dân Canada và thường trú nhân Canada được lưu trú trong thời gian tối đa là 2 năm đối với lần nhập cảnh đầu tiên tới Canada và có giá trị trong 10 năm.

PGP đã được mở cửa trở lại vào năm 2014 với chỉ tiêu là 5.000 đơn. Để phản ánh cam kết chủ chốt về sự thống nhất gia đình, Chính phủ đảng tự do đã tăng chỉ tiêu vào năm 2016 lên đến 10.000 đơn. Hy vọng rằng mục tiêu này sẽ dẫn đến khoảng 17.000 người được bảo lãnh, vì có thể được bảo lãnh 2 người.

IRCC đặt ra mục tiêu chào đón 20.000 cha mẹ và ông bà là cư dân thường trú mới vào năm 2017. Do mục tiêu cho năm 2017 là 10.000, nên vẫn còn những khoảng trống để cho phép IRCC tiếp tục xóa sổ các đơn đăng ký từ những năm trước.

Luật sư David Cohen cho hay: “Những cá nhân muốn mang những người thân yêu của họ tới Canada dường như rất được khích lệ bởi tin này. “Mặc dù hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên có thể gây bực bội đối với những người ban đầu không được mời nộp đơn, nhưng dường như những cá nhân này sẽ có cơ hội tái hợp gia đình của họ.

“Tôi chúc mừng IRCC về khả năng thích ứng và phản ứng của họ dẫn đến kết quả đáng ngạc nhiên về việc nhận 700 đơn cho đến nay. Tôi sẽ khuyến khích tất cả các cá nhân đủ điều kiện đã nộp Mẫu Đơn Bày tỏ sự quan tâm để trở thành nhà bảo lãnh để bắt đầu chuẩn bị hồ sơ của họ một cách nhanh chóng, để đảm bảo họ có đơn xin hoàn chỉnh nếu có sự rút hồ sơ trong tương lai. “

Là công dân Canada hoặc thường trú nhân;

Từ 18 tuổi trở lên;

Nếu người bảo lãnh đã lập gia đình hoặc trong mối quan hệ được luật pháp công nhận, thu nhập của cả hai người có thể được tính; Và,

Vào thời điểm này, vẫn còn chưa biết liệu các tiêu chí này vẫn giữ nguyên cho chu kỳ nộp đơn tới đây.

Nguồn: di trú Canada

Bạn đang xem bài viết Bãi Bỏ Quy Định Kê Đơn Thuốc Cho Trẻ, Cha Mẹ Phải Khai Cmnd trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!