Cập nhật thông tin chi tiết về 11 Kinh Nghiệm Kinh Doanh Nhà Hàng Chỉ Có Thành Công mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kinh doanh nhà hàng được đánh giá khá an toàn bởi nhu cầu ăn uống, đặc biệt là ăn hàng của con người ngày càng tăng. Tuy nhiên với tình trạng nhà hàng mọc lên như nấm hiện nay, bắt buộc bạn cần nắm vững các nguyên tắc sau đây để nâng cao năng lực cạnh tranh ngay khi bước chân ra thị trường.
Kinh nghiệm cho người mới bắt đầu kinh doanh nhà hàng
1. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp
Ngoài những loại hình nhà hàng thông thường, bạn cũng có thể sáng tạo với những ý tưởng ăn uống độc đáo mới lạ của riêng mình để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng.
Tuy nhiên về cơ bản, đây là 5 mô hình nhà hàng hút khách và phổ biến nhất thường được thấy hiện nay ở Việt Nam, các bạn có thể tham khảo để lựa ra mô hình phù hợp.
2. Nghiên cứu thị trường – Xác định khách hàng mục tiêu
Sau khi đã lựa chọn được mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp, bạn cần suy nghĩ đến các bước tiếp theo. Để có thể đạt được thành công, bạn cần trả lời được các câu hỏi như:
Quy mô nhà hàng bạn hướng đến là gì?
Thực đơn sẽ có những món ăn nào?
Nguồn thực phẩm sẽ lấy ở đâu?
Đối tượng khách hàng hướng đến là ai?
Để làm được điều này, chúng ta cần lên một kế hoạch mở nhà hàng cụ thể.
Kinh nghiệm mở nhà hàng phù hợp với ngân sách
Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Đó là một thực tế mà nhiều người mới bước vào kinh doanh nhà hàng khó chấp nhận. Vì thế, hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, thế là bạn đã thành công.
Bạn nên phác họa chân dung người dùng một cách cụ thể bằng phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Tuỳ từng cách phân đoạn, bạn tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức mở nhà hàng phù hợp. Ví dụ phân đoạn theo độ tuổi:
Thế hệ Y: thế hệ này, còn được gọi là thế hệ thiên niên kỷ, sinh từ năm 1980 trở về sau. Thế hệ này rất năng động, thích cái mới, dễ cuốn vào trào lưu, muốn khẳng định mình và khá độc lập.
Thế hệ X: là những người đã trưởng thành trẻ tuổi, được sinh ra trong khoảng 1965-1977. Họ bắt đầu trầm hơn, không thích bị chú ý, chín chắn và quan tâm tới thực chất.
Thế hệ sinh từ năm 1946-1964: ở lứa tuổi này họ đã có một sự nghiệp ổn định, ưa thích sự sang trọng…
Cần phân tích đặc điểm của từng khách hàng để lựa chọn khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất.
Kinh nghiệm mở nhà hàng thỏa mãn nhu cầu khách hàng mục tiêu
Bạn cũng có thể tham khảo bạn bè hoặc những người đi trước để có thêm kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng và có những lựa chọn đúng đắn trước khi quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường cũng là một bước không thể thiếu. Hãy tìm hiểu nhu cầu thực tế của phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến, đồng thời liệt kê danh sách các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (các nhà hàng cùng loại) và gián tiếp (các nhà hàng phục vụ các loại đồ ăn khác).
3. Mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn?
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình khởi nghiệp. Tùy vào quy mô nhà hàng mà bạn hướng đến lớn hay nhỏ thì số vốn cũng cần có tương ứng.
Bạn nên lập một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng, vì thời gian đầu nhà hàng mới hoạt động có thể sẽ chưa có lãi hoặc lãi rất ít nên bạn cần chuẩn bị tinh thần cũng như tiền bạc cho giai đoạn này.
Nếu chưa có đủ chi phí mở nhà hàng, bạn có thể vay ngân hàng hoặc tìm kiếm đầu tư. Hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư sẵn sàng chi tiền nếu bạn lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng thật sự thuyết phục đối với họ.
Kinh nghiệm mở nhà hàng ăn uống với chi phí thấp
Theo kinh nghiệm của mình là bạn nên lập một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng bao gồm những vật dụng cần mua cho khu vực bếp, chi phí mua bàn ghế, chi phí thiết kế… để có thể phân bổ ngân sách cho hợp lý. Đặc biệt về chi phí thuê mặt bằng mở quán ăn bạn nên đầu tư một cách hợp lý.
4. Thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng
4.1. Xác định khách hàng mục tiêu
Để chọn lựa địa điểm thuê mặt bằng mở quán ăn phù hợp nhất với quán ăn của bạn, bạn cần xác định thật rõ đối tượng khách hàng của bạn. Nếu đối tượng chính là dân văn phòng thì bạn nên mở nhà hàng gần văn phòng. Nếu đối tượng là giới trẻ, học sinh, sinh viên thì bạn nên mở nhà hàng gần trường học, ký túc xá, khu vui chơi…
Như vậy là bạn đã khoanh vùng được địa điểm thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng nhỏ hơn phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Tránh việc mở nhà hàng lạc lõng giữa những người không có nhu cầu và quán ăn không đúng phong cách của bạn.
Lựa chọn mặt bằng phù hợp với khách hàng mục tiêu
4.2. Vị trí thuê mặt bằng
Bạn cần đi khảo sát trước các địa điểm thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng để chọn ra được vị trí phù hợp. Một chuyến dạo phố quanh nơi bạn cần thuê cũng đủ để bạn nắm được tình trạng kinh doanh cơ bản của các cửa hàng đang hoạt động gần đó. Hiểu rõ về những tập tục, thói quen cùng những điều sẽ ảnh hưởng tới quán ăn của bạn khi hoạt động.
Một mặt bằng lý tưởng để kinh doanh phát triển nhà hàng bắt buộc phải nằm ở nơi tập trung nhiều người, gần khu dân cư, khu công nghiệp và nhất là nằm trên các trục đường thuận tiện giao thông cho việc di chuyển, đi lại của khách.
Tải Ebook miễn phí: Cẩm nang mở nhà hàng – Lập kế hoạch trên một chiếc khăn giấy
Vị trí thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng sang trọng
Bạn cũng nên quan tâm đến tần suất và mật độ tập trung, di chuyển của người dân. Mặt bằng nào có tần suất người di chuyển lớn hẳn sẽ là điều kiện kinh doanh nhà hàng tốt.
Bạn cũng nên xem xét xung quanh xem có đối thủ nào mở nhà hàng ở xung quanh không. Nếu nơi bạn định thuê mặt bằng có các đối thủ nặng ký tồn tại đã lâu thì tuyệt đối nên tránh xa vì sẽ rất khó mà cạnh tranh được với họ
4.3. Diện tích và không gian
Ngoài địa điểm thuận lợi, quán ăn của bạn còn phải có đủ ánh sáng và thoáng mát để giúp khách có cảm giác thoải mái, nhất là trong những ngày tiết trời nóng nực. Không gian trang trí trong quán ăn cũng cần có phong cách riêng, thể hiện được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán.
Trong bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng bạn cần liệt kê các yêu cầu tiên quyết của mặt bằng như: chỗ để xe phù hợp lượng khách dự kiến, kiểm tra đường thoát nước, lối thoát hiểm và nếu có lối đi hông hoặc phía sau để tiếp tế cho kho bếp khỏi phải đi ngang khu kinh doanh thì càng tốt. Mở quán ăn bạn cần coi trọng nhất việc bếp núc hậu cần.
Chọn mặt bằng khi kinh doanh nhà hàng
4.4. Chi phí thuê mặt bằng
Khi bạn đã tìm được địa điểm thuê mặt bằng để mở nhà hàng, bạn nên để ý đến cả túi tiền của chính mình. Việc xác định được số tiền sẽ đầu tư cho mặt bằng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức vì sẽ thu hẹp được phạm vi tìm kiếm.
Bạn cũng nên lưu ý “tiền nào của nấy”. Với những điểm vị trí thuê mặt bằng mở quán ăn đẹp giữa phố lớn thì chi phí sẽ đội cao. Những điểm có thể mở nhà hàng quy mô rộng nằm ở trung tâm cũng không rẻ chút nào.
4.5. Mối quan hệ với chủ thuê
Bạn nên xem xét mặt chủ nhà khi thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng. Chủ nhà cho thuê có tính toán không. Điều này cũng khá nguy hiểm vì nhiều khi mình đang làm ngon lành họ lại đòi lại mặt bằng. Họ sẽ dùng mọi cách làm khó dễ để không bồi thường hợp đồng.
Tốt nhất là bạn hãy chọn chủ nhà đang có công việc ổn định và không có khả năng cạnh tranh với mình.
Giữ mối quan hệ tốt với chủ thuê mặt bằng kinh doanh
4.6. Hợp đồng thuê mặt bằng
Về hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng, bạn hãy bắt đầu với hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm.
Hợp đồng phải càng cụ thể càng tốt. Cụ thể là họ cho bạn bao nhiêu thời gian mượn để sửa chữa, giá thuê bao lâu thì không tăng nữa, nếu đòi nhà thì có những thiệt hại nào phải đền bù ( chi phí sửa chữa và thiệt hại về doanh thu ước tính nếu bị lấy lại mặt bằng trong quãng thời gian vi phạm ).
Bạn cũng nên có những ràng buộc chủ nhà phải hỗ trợ cho mình các thủ tục phát sinh với phường, hoặc công ty điện nước…. nhỡ có sự cố thì họ cũng phải có trách nhiệm xử lý vấn đề với mình cho nhanh.
Xem xét kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng
5. Lựa chọn phong cách trang trí cho nhà hàng
Khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng bạn cần xác định trước phong cách và tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng để chọn lựa không gian, mua sắm nội thất, vận dụng phù hợp.
Không gian nội thất của nhà hàng cũng là một yếu tố bạn nên dành sự quan tâm thích đáng. Nhà hàng có thể có nhiều phong cách thiết kế khác nhau nhưng bạn cần đảm bảo phong cách thiết kế đó sẽ mang đến không gian ẩm thực đúng như bạn mong muốn.
Bàn ghế, vật dụng trang trí cần được thiết kế hài hòa, số lượng bàn ghế nên đặt đủ dùng, không nên kê quá nhiều bàn ghế trong nhà hàng gây cảm giác chật chội, không thoải mái. Ngoài ra, màu sắc và ánh sáng cần làm tôn lên món ăn của bạn.
Chọn phong cách trang trí độc đáo thu hút khách hàng
Ví dụ, tường màu trắng không phải là một sự lựa chọn hoàn hảo cho một cửa hàng bán bánh ngọt hoặc đồ ăn nhanh. Đây là một kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cực kỳ quan trọng mà bạn nên ghi nhớ.
6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
6.1. Cơ sở vật chất cần có của nhà hàng
Muốn có một nhà hàng đạt chuẩn thì bạn phải đảm bảo trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, bao gồm bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp,… Trong đó bạn cần đặc biệt quan tâm đến ba nơi trong cửa hàng, đó là khu vực đón khách, khu vực phục vụ và khu vực nhà bếp.
Với khu vực đón khách nên thiết kế bãi gửi xe riêng, không chắn lối đi, biển hiệu bắt mắt, bài trí thông thoáng và làm nổi bật được nhà hàng. Khu vực phục vụ là nơi bạn bày bàn ăn, quầy thanh toán, quầy đựng đồ uống,… bạn nên ước tính trước lượng khách tối đa để mua sắm bàn ghế, khăn trải cho hợp lý.
Mua sắm nội thất khi kinh doanh nhà hàng phù hợp với phong cách trang trí
Riêng khu vực nhà bếp nên được thiết kế theo nguyên lý bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra cơ chế thoát nước, lọc dầu mỡ, khử mùi, xả khói hay an toàn sử dụng gas cũng hết sức quan trọng, bạn nên dự trù thật kĩ trước khi lắp đặt.
Khu chế biến: Các khu chế biến trong nhà hàng thường rơi vào tình trạng thiết kế không hiệu quả. Hãy nắm rõ thực đơn trong đầu để xác định từng yếu tố trong khu vực chế biến. Bạn cũng cần khu vực dành cho việc nhận, cất giữ nguyên liệu, sơ chế, nấu, rửa chén bát, khu đựng rác, thuận lợi cho nhân viên và khu dành cho văn phòng.
Hãy sắp xếp khu chế biến thức ăn sao cho chỉ cách khu nấu nướng vài bước chân. Cách thiết kế của bạn cũng nên cho phép hai đầu bếp hoặc nhiều hơn cùng làm khi có nhiều khách.
Khu dành cho khách khu giúp bạn kiếm tiền, chính vì thế đừng cắt xén nó khi thiết kế. Hãy dành thời gian thăm càng nhiều nhà hàng càng tốt để phân tích cách bày trí của những nhà hàng đó.
Hãy quan sát thái độ của những khách hàng tới ăn, họ phản ứng ra sao với những cách bài trí đó? Chúng tiện lợi hay không? Phân tích những cái hay và dở để rút kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho mình.
Tỷ mỉ trang trí khu dành cho khách sang trọng và thoải mái
Cách thiết kế khu dành cho khách phụ thuộc vào quan niệm của bạn. Thống kê cho thấy 40 đến 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên.
Để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành bàn rộng hơn. Cách này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc phục vụ từng nhóm khách hàng khác nhau.
Dọn dẹp khu chế biến thường xuyên để đảm bảo vệ sinh
6.2. Phần mềm quản lý nhà hàng
1 yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công khi kinh doanh nhà hàng đó là phần mềm quản lý nhà hàng. 1 phần mềm tốt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sắp bàn cho khách trong một nốt nhạc, phục vụ nhanh và chuyên nghiệp, hạn chế tối đa nhầm lẫn order và người quản lý có thể dễ dàng bao quát nhà hàng.
Lên order cho khách nhanh: Nhân viên phục vụ có thể xem sơ đồ bàn trực quan theo phòng, tầng để xếp bàn cho khách, lấy yêu cầu gọi món của khách ngay trên thiết bị cầm tay như điện thoại, tablet.
Không sai sót, nhầm lẫn order: Phiếu gọi món từ nhân viên order sẽ chuyển thẳng đến quầy bar/ bếp và chế biến.
Thanh toán chính xác, nhanh chóng: Khi nhân viên phục vụ gửi yêu cầu thanh toán, hóa đơn sẽ được tự động chuyển sang danh sách chờ thanh toán giúp thu ngân dễ dàng biết bàn nào đang cần thanh toán để tính tiền cho khách.
Xem báo cáo kinh doanh mọi lúc mọi nơi: Quản lý nhà hàng có thể xem báo cáo về tình hình kinh doanh, bao quát hoạt động của nhà hàng qua ứng dụng bất cứ lúc nào.
Quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe chuyên nghiệp với Sapo FnB
Dùng thử miễn phí
7. Menu – Điều quan trọng khi kinh doanh nhà hàng ăn uống
7.1. Cân đối giá bán và giá thực phẩm
Không giống như bán lẻ các sản phẩm đều đã có giá cố định, giá của món ăn trong nhà hàng lại phụ thuộc vào quyết định của từng chủ kinh doanh nhà hàng riêng.
Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là bạn được phép “hét” bất kỳ giá nào với thực khách, mà phải dựa vào chi phí mua nguyên vật liệu và mặt bằng giá chung để tính toán. Thông thường, giá bán sẽ cao hơn tổng giá nguyên liệu từ 30% – 35%, đây là chi phí dành cho công nấu ăn, tiền dịch vụ.
Ví dụ bạn làm món sườn nướng, giá nhập sườn non vào khoảng 50.000đ cho 1 suất, các gia vị khác là 10.000đ, tổng cộng hết 60.000đ. Lấy chi phí nguyên liệu này chia cho 35% bạn sẽ được giá bán là 171.428đ, đưa vào thực đơn sẽ là 172.000đ – 175.000đ, bạn càng tăng giá bán thì càng lãi cao.
Để giá bán hợp lý cho mỗi món ăn để phù hợp với thực khách
Giá bán không nên quá thấp, vừa ảnh hưởng đến lợi nhuận vừa biến bạn thành kẻ bán phá giá, rất dễ bị những nhà hàng khác chèn ép. Bạn có thể thêm vào một vài gia vị hoặc chi tiết trang trí để món ăn đặc sắc hơn, đồng thời cũng đẩy giá lên cao hơn một cách hợp lý.
7.2. Cân đối định lượng – tiết kiệm chi phí kinh doanh nhà hàng
Việc cân đối định lượng của các món ăn cũng rất quan trọng khi lên thực đơn, nếu quá nhiều thực khách chưa chắc đã ăn hết sẽ gây lãng phí, còn nếu quá ít lại gây ra sự bất mãn. Bạn nên ngồi lại với đầu bếp chính của mình để có một công thức hợp lý, vừa tiết kiệm mà vẫn tạo ra những món hấp dẫn.
Mọi nguyên liệu khi nhập vào và khi sử dụng đều phải có quy định rõ ràng về số lượng, đây cũng là bảng quy chiếu giúp bạn quản lý nhà hàng của mình tốt hơn. Các loại thịt có thể tính theo cân, nhưng nước sốt, phô mai nghiền, gia vị thì nên để đơn vị là thìa hoặc ml.
Định lượng nguyên vật liệu chi tiết cho từng món ăn
7.3. Cân bằng thực đơn khi kinh doanh nhà hàng
Không phải lúc nào bạn cũng có thể chế biến được tất cả những món trong thực đơn, nhất là các loại rau củ quả theo mùa. Đó là còn chưa kể thị trường biến động dẫn đến giá cả của nguyên liệu lên xuống thất thường.
Nhưng bạn lại không thể thay đổi giá bán liên tục như vậy được, khách hàng chắc chắn không hề thích điều đó. Việc cân bằng thực đơn vì vậy mà rất cần thiết, bạn phải dự trù được những thay đổi đó để có kế hoạch thay đổi khi cần thiết.
Cân bằng thực đơn – kế hoạch phát triển nhà hàng
7.4. Thực đơn phải đẹp mới thu hút khách hàng
Một tờ thực đơn được trình bày cẩu thả, các món ăn sắp xếp lộn xộn, thiếu đề mục, thiếu mức giá chắc chắn sẽ không thể tạo được thiện cảm tốt trong mắt khách hàng. Thiết kế thực đơn cũng là cách tiếp thị cực kì hiệu quả, vì vậy bạn phải trình bày sao cho đẹp mắt và khoa học.
Phong cách của thực đơn nên hoà hợp với phong cách chủ đạo của nhà hàng, không thể một thứ sang chảnh một thứ lại quá bình dân được. Đừng dùng những từ ngữ quá khó hiểu để đặt tên món ăn, nên bao gồm thành phần chính trong đó để khách hàng dễ hình dung.
8. Nhân viên phải chuyên nghiệp
Bước đầu tiên trong chương trình tuyển dụng nhân viên là quyết định chính xác bạn muốn nhân viên làm gì. Bảng mô tả công việc không nhất thiết phải quy mô như của các công ty lớn, điều quan trọng là nó phải liệt kê được trách nhiệm và phận sự của từng công việc.
Tiếp theo bạn cần lập bảng quy định mức lương. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên nghiên cứu mức lương chung trong ngành, sau đó đặt ra mức lương tối đa và tối thiểu đối với từng vị trí để việc trả lương dựa vào năng lực được linh hoạt hơn.
8.1 Người quản lý
Vị trí quan trọng nhất trong hầu hết các nhà hàng là người quản lý. Tốt nhất là người đó phải đã từng quản lý một hay nhiều nhà hàng và có mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm.
Chắc chắn bạn cũng muốn có được một người quản lý có kỹ năng và khả năng giám sát nhân viên đồng thời vẫn làm toát lên phong cách và cá tính của nhà hàng. Để có được người quản lý như thế bạn cần phải trả mức lương tương xứng và nên tuyển trước khi mở cửa hàng ít nhất 1 tháng để họ có thể tư vấn cho bạn.
8.2 Bếp trưởng và đầu bếp
Khi mới bắt đầu kinh doanh nhà hàng bạn có thể cần 3 đầu bếp, 2 người làm toàn thời gian và 1-bán thời gian, giờ làm việc từ 10 h sáng đến 4 h chiều hoặc từ 4 h chiều tới lúc đóng cửa. Người làm bán thời gian được bố trí vào những giờ cao điểm, cuối tuần hoặc ngày lễ.
Lựa chọn bếp trưởng giàu kinh nghiệm khi kinh doanh nhà hàng
8.3 Người phục vụ
Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của bạn, vì thế họ cần phải tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được vẻ tươi tỉnh.
Đối với bất kì nhân viên nào bạn cũng nên cho họ biết triết lý của nhà hàng cũng như hình ảnh mà bạn muốn xây dựng để cùng nhau phấn đấu.
9. Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng
Thủ tục cuối cùng cần hoàn tất trước khi khai trương đó là xin giấy phép kinh doanh nhà hàng và các giấy tờ khác như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu nhà hàng của bạn phục vụ đồ uống có cồn như bia, rượu thì cần có giấy phép kinh doanh mặt hàng này.
Xin giấy phép kinh doanh trước khi khai trương nhà hàng
Bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng các quy định của địa phương và hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tránh gặp phải rắc rối về sau. Nếu có thể, bạn nên thành lập công ty để bảo vệ và phân chia rõ ràng giữa chi phí kinh doanh và tài sản cá nhân.
10. Những quy định về an toàn thực phẩm
Bạn cần am hiểu về những quy định về an toàn thực phẩm trước khi kinh doanh nhà hàng. An toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe khách hàng, tuân thủ pháp luật và thể hiện sự chuyên nghiệp.
Bạn cần tìm hiểu về những quy định an toàn thực phẩm mà các nhà chức trách đã đưa ra để thực hiện cho đúng. Uy tín của nhà hàng sẽ rất khó lấy lại nếu bạn để khách hàng của mình bị ngộ độc, ngoài ra bạn còn phải trả chi phí điều trị không nhỏ cho khách hàng.
Kinh nghiệm mở nhà hàng đảm bảo an toàn thực phẩm
11. Marketing và quảng bá
Bạn phải có kế hoạch khai trương nhà hàng. Khi khai trương nhà hàng bạn có thể gửi giấy mời dùng bữa miễn phí tới những nhân vật tiêu biểu trong tập khách hàng mà bạn nhắm tới.
Marketing thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu nhà hàng
Tuyển Dụng Ministop Là Gì? Kinh Nghiệm Phỏng Vấn 100% Thành Công
Ministop là gì?
MINISTOP là thương hiệu cửa hàng tiện lợi đứng thứ 4 tại Nhật Bản. Vào năm 1980, thương hiệu của Aeon này bắt đầu triển khai tại vùng Tokai, và mở rộng chi nhánh hơn 5,000 tiệm tại các nước Hàn Quốc, Philippines, Trung Quốc, Việt Nam… Lấy thiết kế logo hình ngôi nhà, “MINISTOP” mang ý nghĩa là “nơi nghỉ ngơi của bạn ở góc phố”. Ý tưởng cho cái tên của thương hiệu đầu tiên là “MinuteStop”, song để tạo cảm giác gần gũi và dễ phát âm, thương hiệu đã được tóm tắt lại thành “MINISTOP” như bây giờ.
Đầu tiên, bạn phải tìm hiểu môi trường mà bạn muốn ứng tuyển tại MINISTOP.
Hệ thống cửa hàng tiện lợi MINISTOP là một trong những chiến lược của tập đoàn AEON với mô hình cửa hàng quy mô nhỏ tại các trung tâm đô thị. MINISTOP đang hoàn thiện quy mô hàng hóa với các sản phẩm thiết thực phục vụ cho đời sống thường nhật và để trở thành cửa hàng tiện lợi được đông đảo quý khách hàng lựa chọn sử dụng hàng ngày.
Song, MINISTOP còn trang bị khu vực ăn uống trong cửa hàng, mô hình “ COMBO” kết hợp giữa cửa hàng tiện lợi và cửa hàng thức ăn nhanh chế biến tại chỗ. Tạo ra sự tin tưởng đảm bảo độ sạch, tươi, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Có thể nói trong các ngành nghề, cửa hàng tiện lợi chính là ngành nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và ngày càng phát triển hơn. Bằng việc nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và không ngừng thực hiện những cải cách mới, MINISTOP đã đang và tiếp tục phấn đấu để hoàn thiện mình.
Nhu cầu tuyển dụng của cửa hàng tiện lợi Ministop.
Với nhu cầu hoàn thiện và phát triển, Ministop đang liên tục tuyển dụng nhân viên ở các vị trí nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh,…. Do đó, số lượng ứng tuyển rất lớn, phù hợp với các công việc tại cửa hàng tiện lợi Ministop.
Các vị trí Ministop tuyển dụng rất đa dạng để người lao động lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu, năng lực của bản thân. Tất cả các công việc đề không đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm, chỉ cần ứng viên trên 18 tuổi,có đầy đủ sức khoẻ, có khả năng đọc viết, năng động,…Đến với ministop, bạn đều có cơ hội thăng tiến lên các cấp bậc, và mức lương khởi điểm từ 20.000đ cho ứng viên partime. Ngoài ra còn có các chế độ đãi ngộ cho ứng viên như bảo hiểm lao động, nhân lương trong các ngày LỄ,…. Vì vậy, số lượng ứng viên đến với Ministop ngày càng đông, tỷ lệ cạnh tranh cao, khả năng trúng tuyển phụ thuộc vào năng lực và cách trả lời phỏng vấn sao cho các nhà tuyển dụng vừa ý.
Ứng tuyển vào các vị trí tại cửa hàng tiện lợi Ministop
1. Quy trình ứng tuyển vào Ministop
B1: Bạn cần truy cập trang web ministop.vn
Chọn mục tuyển dụng
B2: Khi bạn muốn ứng tuyển, bạn cần nhấp vào link https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSc08H8DUXTLjKT80vnUWKrI-gOoJ982_B7RKo3u_QCwOGHuRg/viewform
B3: Điền vào form nộp đơn ứng tuyển và bấm chọn Ứng tuyển
B4 : Chờ đợi kết quả
Phòng Nhân Sự sẽ chủ động liên lạc với Ứng viên ngay khi tìm được cửa hàng phù hợp với nhu cầu của ứng viên
2. Phỏng vấn trực tiếp.
Sau khi đăng ký ứng tuyển và có lời mời đi phỏng vấn thì bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp từ các cấp trên về những lĩnh vực chuyên sâu hơn, để tìm ra ứng viên tiềm năng sẽ làm việc cho công ty, để đáp ứng nhu cầu công việc mà ứng viên đã ứng tuyển. Mình có lời khuyên cho các bạn ở vòng này là phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin cũng như chuẩn bị trước những câu trả lời sao cho hay nhất; kèm vào đó là bạn phải chuẩn bị cho mình những bộ quần áo lịch sự, vừa nhìn không quá xuề xoà hoặc quá lố lăng, điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải nắm rõ được vị trí và công ty bạn đang lựa chọn là gì, để vào đó gặp những câu hỏi về công ty mà bạn không biết trả lời hoặc trả lời sai thì khả năng đậu của bạn rất ít.
Kinh nghiệm tham gia trả lời phỏng vấn 100% thành công mà bạn cần biết
Để một cuộc phỏng vấn thành công phải kết hợp bởi rất nhiều yếu tố từ hình thức đến nội dung. Do đó, ngoài việc chuẩn bị các thông tin, kiến thức , kỹ năng thì yếu tố ngoại hình cũng phải cần chỉnh chu hết mức có thể.
1. Thái độ tự tin và thẳng thắng.
Hầu hết khi đi phỏng vấn xin việc hoặc gặp gỡ nói chuyện với một người lớn hơn thì tâm trạng rất lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, tâm lý đó dễ khiến bạn không thể nói ra những điều bạn có, nó trì hãm suy nghĩ của bạn. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn nên giữ ở trạng thái tự tin, luôn nghĩ trong đầu mình sẽ làm được, chuyện này nằm trong khả năng của mình thì bạn sẽ thẳng thắng nói ra những điều mà mình có cho nhà tuyển dụng cảm nhận được.
Để thể hiện thái độ tự tin, bạn cần phải nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng lúc phỏng vấn, lưng thẳng, giọng nói cần dõng dạc, mạch lạc.Đặc biệt, bạn hãy xem những nhà tuyển dụng là bạn thân, người trong gia đình của bạn thì bạn có thể tự tin để nói hơn.
2. Chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
Việc nhà tuyển dụng hỏi bạn nhất định bạn phải trả lời , tuy nhiên, nhà tuyển dụng muốn bạn có những câu hỏi nào hay thắc mắc gì về những câu hỏi; thì bạn đừng để vụt mất cơ hội mà bạn nên hỏi ngay. Vì điều đó khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách của bạn ra sao, có phù hợp với công việc không.
3. Trang phục phải lịch sự.
Như đã nói ở trên, khi đi phỏng vấn bạn nên mặc như thế nào để có cái nhìn thiện cảm từ nhà tuyển dụng thông qua bề ngoài của bạn. Với công việc bán hàng, thì bạn bên mặc trang phục không quá gò bó như áo vest nhưng bạn cần mặc quần dài, không rách và áo có cổ. Tuy bề ngoài ở trang phục không đánh giá được năng lực con người bên trong của bạn như thế nào nhưng nó sẽ tạo cho cái nhìn khác từ nhà tuyển dụng.
VIỆC LÀM BÁN HÀNG
VIỆC LÀM BÁN HÀNG TẠI TPHCM
Cách Viết Một Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng
Một kế hoạch kinh doanh nhà hàng tốt là rất quan trọng để mở một nhà hàng mới. Unsplash qua Pixabay
Nhiều người mơ ước mở nhà hàng của riêng mình. Họ xem đây là cơ hội để biến một tình yêu để giải trí hoặc nấu ăn thành một doanh nghiệp. Thật không may cho nhiều người, thực tế của việc điều hành một nhà hàng không phải là tất cả những gì họ mong đợi. Thời gian dài, lương thấp và rất nhiều căng thẳng khiến nhiều người trong số các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng chỉ sau vài năm. Một lý do cho tỷ lệ thất bại cao là chủ nhà hàng không đối xử với doanh nghiệp của họ như một doanh nghiệp ngay từ đầu.
Tạo một kế hoạch kinh doanh nhà hàng buộc bạn phải tìm hiểu về tất cả các phần khác nhau của nhà hàng, cũng như cạnh tranh địa phương của bạn và thị trường địa phương . Ngoài ra, một kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết cho hầu hết các doanh nghiệp mới tìm kiếm bất kỳ loại tài chính nào. Nó là hoàn toàn bắt buộc đối với một nhà hàng tiềm năng. và đặc biệt hữu ích cho những người mới đến ngành công nghiệp thực phẩm / nhà hàng. Khi bạn nghiên cứu thông tin cho kế hoạch kinh doanh nhà hàng của mình, bạn có thể gặp phải các vấn đề mà bạn chưa từng cân nhắc trước đây, chẳng hạn như cấp phép, mã số sức khỏe và luật thuế.
Hầu hết các kế hoạch kinh doanh đều có cùng các bộ phận chung, nhưng một số phần trong kế hoạch của bạn nên được hướng cụ thể cho ngành nhà hàng. Đây là một sự phá vỡ của tất cả các phần cần thiết của một kế hoạch kinh doanh nhà hàng.
1. Tóm tắt điều hành – Bắt đầu với tổng quan về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy suy nghĩ về nó như giới thiệu của bạn.
Bạn muốn cung cấp cho người đọc (một nhà đầu tư tiềm năng) những điều cơ bản về ý tưởng kinh doanh của bạn. Phong cách của nhà hàng mới, tên, địa điểm của bạn là gì?
Giải thích lý do tại sao bạn rất thích hợp cho liên doanh nhà hàng này. Bạn có kinh nghiệm nấu ăn trước đó trong nhà hàng không? Nếu không, bạn có kinh nghiệm gì trong kinh doanh nhà hàng không? Nếu câu trả lời là không, thì bạn cần phải bán chúng theo ý tưởng rằng mặc dù bạn thiếu kinh nghiệm, bạn vẫn là người hoàn hảo cho việc kinh doanh nhà hàng mới này.
2. Mô tả công ty – Phần này của kế hoạch kinh doanh đôi khi được gọi là phân tích kinh doanh . Nó cho người đọc biết địa điểm, tên pháp lý và phong cách của nhà hàng bạn muốn tạo. Đây là nơi bạn nhận được chi tiết và giải thích sự cạnh tranh địa phương của bạn, cơ sở dân số , và các thông tin khác mà bạn đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu của bạn.
3. Phân tích thị trường – Phần này của kế hoạch kinh doanh nhà hàng đôi khi được gọi là một chiến lược tiếp thị. Có ba phần để anaysis thị trường:
Công nghiệp – Bạn sẽ phục vụ ai? Nhà hàng của bạn có phục vụ cho những người già hơn vào giờ ăn trưa không? Các chuyên gia duy nhất vào bữa tối? Gia đình có con nhỏ? Giải thích cơ sở khách hàng của bạn và lý do tại sao họ sẽ đổ xô đến nhà hàng mới của bạn, không phải đối thủ cạnh tranh của bạn.
Cạnh tranh – Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn? Nhiều người mở một nhà hàng mới cho rằng mọi người sẽ thích cơ sở mới của họ vào cuộc cạnh tranh hiện tại. Đừng làm suy yếu các nhà hàng khác. Họ đã có cơ sở khách hàng trung thành và thu hút khách hàng từ cơ sở đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về sự cạnh tranh của bạn, bao gồm thực đơn, giờ làm việc và giá cả của họ . Sau đó giải thích trong một đoạn hoặc hai cách bạn sẽ cạnh tranh với các doanh nghiệp đã được thành lập.
4. Hoạt động kinh doanh – Đôi khi được gọi là Sản phẩm và Dịch vụ . Đây là nơi bạn nói với nhà đầu tư về số giờ của bạn và số lượng nhân viên bạn dự định thuê. Đây là nơi bạn giải thích lợi ích của cơ sở cho khách hàng, chẳng hạn như vị trí trung tâm thành phố thuận tiện, hoặc gần với lối ra liên bang địa phương. Đây cũng là một nơi tốt để đề cập đến bất kỳ mối quan hệ thân thiết nào với các nhà cung cấp nhà hàng địa phương, chẳng hạn như các công ty cung cấp thực phẩm hoặc các trang trại địa phương sẽ mang đến cho bạn lợi thế cạnh tranh.
5. Quản lý và sở hữu – Ai sẽ điều hành tàu? Bạn sẽ là tổng giám đốc, kế toán, đầu bếp và bartender ? Nếu vậy, làm thế nào bạn sẽ làm tất cả? Nhiều chủ nhà hàng mới hoặc thuê một quản lý phòng ăn chung hoặc một người quản lý nhà bếp (nhưng thường không phải cả hai). Giải thích ai sẽ làm gì, bao gồm bất kỳ nhân viên tiềm năng nào mà bạn cảm thấy sẽ là một lợi ích to lớn cho nhà hàng mới của bạn.
Để biết thêm chi tiết về cách viết một kế hoạch kinh doanh nhỏ, hãy xem các bước quan trọng để viết một kế hoạch kinh doanh của Darrell Zahorsky.
Nếu bạn nghiêm túc về việc mở nhà hàng của riêng bạn, thì việc viết một doanh nghiệp không phải là vấn đề. Nhưng nếu bạn thấy rằng bạn không muốn làm điều đó hoặc không nghĩ rằng bạn cần một, bạn có thể không sẵn sàng để được kinh doanh cho chính mình.
Related Content
Fresh articles
Intresting articles
Cách Viết Resume Khi Không Có Kinh Nghiệm
Trong thị trường việc làm cạnh tranh như hiện nay, có thể khó tìm việc làm dù bạn có nhiều kinh nghiệm trước đây. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần có một bộ resume sơ yếu lý lịch thật tốt để nhà tuyển dụng có thể thấy được tất cả những kỹ năng bạn có, điều này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tìm được việc làm như mơ ước.
I. Lên kế hoạch
1. Nghiên cứu vị trí việc làm
Việc lựa chọn công việc phải phù hợp với kiến thức chuyên môn và kỹ năng bạn có, đáp ứng được các yêu cầu mà người sử dụng lao động đang tìm kiếm. Hãy suy nghĩ về những khó khăn và thuận lợi trong công việc bạn sẽ gặp phải. Thông thường các thông tin tuyển dụng không hoàn toàn đầy đủ các kỹ năng yêu cầu ở một nhân viên tốt sẽ cần.
– Tìm kiếm các thông tin tuyển dụng cùng vị trí trên các trang web tuyển dụng việc làm uy tín như chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi … Tại nhưng tin tuyển dụng này bạn sẽ biết rõ được các yêu cầu về trình độ, và kỹ năng cần thiết mà người sử dụng lao động mong muốn ở ứng viên, dựa vào đây bạn sẽ biết được mình đã có được những kỹ năng nào và cần phải bổ sung những điểm còn thiếu và cách làm cho CV trở nên nổi bật thu hút nhà tuyển dụng, để có thể xin được công việc mà mình mong muốn.
– Nghiên cứu lịch sử và hoạt động của công ty để biết được những kỹ năng nào cần thiết nhưng không được công bố.
2. Bắt đầu với thư xin việc
Trong thư xin việc, bạn nên trình bày lý do bạn có thể thực hiện công việc tốt hơn các ứng viên khác. Ngoài ra, các thông tin trong sơ yếu lý lịch (hoặc CV xin việc) thường là các thông tin chính xác cô đọng để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng thấy được đầy đủ khả năng của bạn, do đó trong thư xin việc bạn cần đưa ra các lập luận để làm nổi bật những kỹ năng bạn liệt kê trong CV xin việc.
– Trong thư xin việc của bạn, bạn nên cố gắng cho thấy rằng tuy không có kinh nghiệm làm việc nhưng bạn lại có những lợi thế khác mà những ứng viên khác không có . Có lẽ bạn còn trẻ và đầy tham vọng. Có lẽ bạn đang đến từ một quan điểm khác có thể giúp bạn tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo.
3. Tìm hiểu cách viết sơ yếu lý lịch
Tìm kiếm các mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn. Xem lại định dạng và đảm bảo rằng bạn tuân theo các nguyên tắc.
– Bạn cũng sẽ muốn chỉnh sửa lại một số phần hồ sơ của bạn cho phù hợp khác với những người có kinh nghiệm. Những thông tin quan trọng nên nằm trên đầu hồ sơ của bạn, nơi được chú ý nhất. Thông thường, bạn sẽ làm nổi bật trải nghiệm công việc của mình. Trong trường hợp của bạn, bạn nên tập trung vào những kỹ năng hoặc mục tiêu đã hoàn thành trước đây.
1. Thông tin cá nhân
Phần đầu tiên của CV xin việc là Họ tên và thông tin cá nhân. Một dòng mô tả về bản thân ngắn gọn, thu hút như : “Với hơn hai năm kinh nghiệm ở các vị trí Product Owner, Business Analyst, trong việc hỗ trợ nhóm Agile, tạo, sắp xếp mức độ ưu tiên và quản lý backlog; các chứng chỉ TOEIC 750, Google Adwards và bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh; tôi mong muốn tận dụng các kỹ năng và kiến thức của mình để đóng góp cho công ty với vai trò là Product Owner.”
2. Trình bày học vấn
Bạn nên trình bày các thông tin về học vấn của bạn từ lúc vào đại học đến hiện tại. Không nên liệt kê quá trình học từ phổ thông trở về trước.
3.Trình bày kỹ năng
Những kỹ năng quan trọng nhất phù hợp với vị trí việc làm ứng tuyển bạn nên để ngay đầu tiên giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy. Dù không có kinh nghiệm làm việc nhưng chắc chắn bạn đã trải qua các công việc làm thêm hoặc các hoạt động tại trường. Hãy liệt kê các trải nghiệm và kỹ năng bạn có được khi trải qua các quá trình này. Nếu có thể, hãy cung cấp mô tả chi tiết hơn với từng kỹ năng.
– Liệt kê các ngôn ngữ mà bạn thông thạo.
4. Trình bày về kinh nghiệm lãnh đạo
Với tiêu đề như “Trải nghiệm lãnh đạo” đề cập đến bất kỳ vai trò lãnh đạo nào bạn đã có. Đây có thể là phó chủ tịch của một câu lạc bộ trường học lớn. Tuy nhiên, nó cũng có thể là công việc bạn đã làm như một cố vấn trại hoặc là trưởng nhóm trong thể thao.
5. Liệt kê kinh nghiệm làm việc trong quá trình thực tập
Hãy liệt kê bất kỳ kinh nghiệm thực tập hoặc tình nguyện viên nào kéo dài ít nhất ba tháng. Nếu bạn không có bất kỳ trải nghiệm nào như vậy, hãy bỏ hoàn toàn phần này.
6. Hãy chú ý đến tính thẩm mỹ
Bạn muốn hồ sơ của bạn trông thật đẹp, rõ ràng, chỉn chu và trông chuyên nghiệp hơn.
– Times New Roman, phông chữ 11 điểm, giúp CV xin việc rõ ràng và dễ đọc.
– Các ký hiệu duy nhất có thể chấp nhận để đặt trên một bản lý lịch là các ngắt dòng và dấu gạc đầu dòng. Tránh biểu tượng cảm xúc, biểu tượng cảm xúc và các biểu tượng không chuyên nghiệp khác. [10]
7. Các sai sót, lỗi chính tả
Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng tiềm năng đánh giá cao thì nên đảm bảo rằng không có lỗi chính tả trong bản lý lịch. Phong cách của bạn cũng phải nhất quán và rõ ràng.
iconicJob.vn
Bạn đang xem bài viết 11 Kinh Nghiệm Kinh Doanh Nhà Hàng Chỉ Có Thành Công trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!